Ý nghĩa đằng sau những con số dán trên hoa quả nhập khẩu
Trên hoa quả nhập khẩu, bạn thường thấy có 1 chiếc tem dán, mã số trên tem được gọi là PLU code. Biết được mã PLU sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm mà gia đình mình ưu tiên dùng.
Tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên thực phẩm nhập khẩu, người ta thường thấy trên mỗi trái táo, lê, cam… đều được dán tem, nhưng rất ít người biết đến thông tin cần thiết đằng sau những số kí tự kia.
Mã số trên tem được gọi là PLU code, viết tắt của từ Price Look-up. Biết được mã PLU sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm mà gia đình mình ưu tiên dùng.
Phóng viên Trí Thức Trẻ đã tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời trực tiếp đi khảo sát tem dán trên hoa quả nhập khẩu bán tại siêu thị và ghi lại những hình ảnh bên dưới đây.
3###: Ứng dụng bức xạ i-on hóa
Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa.
Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử ADN) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại, kể cả dạng sinh dưỡng và bào tử, các nang kí sinh trùng và các siêu vi trùng.
Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển, chế biến sau khi chiếu xạ.
Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông
Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ, v.v… theo liều lượng đúng quy chuẩn.
Video đang HOT
9####: Phương pháp trồng hữu cơ
Nếu trên tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 9, đó là sản phẩm hữu cơ.
Nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà.
Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận Hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế, cụ thể là:
Úc: NASAA
Liên minh Châu Âu: EU – Eco
Ấn Độ: NPOP (Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ)
Indonesia: BIOCert do Bộ Nông Nghiệp Indonesia cấp
Nhật Bản: JAS
Hoa kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP
Đáng chú ý hiện nay trên thế giới, danh sách các quốc gia đã có quy định và thực hiện đầy đủ quy định về nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng tăng.
Châu Á bao gồm các nước Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam không nằm trong danh sách này.
8####: Biến đổi gen
Nếu bạn thấy tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 8, đó là sản phẩm biến đổi gen.
Hiện nay nông sản biến đổi gen đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác.
Bên cạnh đó, quy định về dán tem nhãn chưa hoàn toàn mình bạch, nên từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn là một khoảng cách, khi không tìm thấy sản phẩm nào được dán nhãn năm chữ số, bắt đầu bằng số 8 (8####) ngoài thị trường.
Qua khảo sát tại siêu thị và một vài điểm bán lẻ nhập khẩu, nhìn chung các loại táo, cam, lê bán ở siêu thị đều thuộc nhóm tem 3### và 4###.
Đặc điểm chung của nhóm này là giá cả phải chăng, hình thức bắt mắt, đa dạng từ màu sắc tới chủng loại vô cùng phong phú.
Trong số đó có một loại Táo đỏ được dán nhãn “Hữu cơ” (Organic), tuy nhiên không có dãy số 9#### như quy định.
Các loại nông sản đạt chuẩn Organic với chứng nhận đạt chuẩn của các nước thường có giá tương đối cao và chủ yếu bán tại một vài cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây, thực phẩm nhập khẩu.
Giá của loại quả dao động từ trên 300.000đ đến 400.000đ/kg, hình thức không có gì đáng chú ý, size quả tương đối nhỏ, không đồng đều, mùi vị chưa thật sự đặc trưng.
Biết được mã PLU có thể giúp bạn lựa chọn loại thực phẩm mà gia đình ưu tiên dùng, tuy nhiên trong trường hợp quản lý kém, việc làm giả tem PLU là điều có khả năng xảy ra.
Theo Trí thức trẻ
Số lượng hổ hoang dã bắt đầu gia tăng
Tổng số lượng cá thể hổ trong tự nhiên đã gia tăng thành 3.890 cá thể. Đây là con số được WWF và Diễn đàn Hổ Toàn cầu (GTF) công bố trước cuộc họp quan trọng về bảo tồn hổ diễn ra tại New Delhi từ ngày 12-14/4/2016, do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì.
Trong số 13 nước hiện có số liệu về hổ tự nhiên thì Việt Nam được cho là chỉ còn khoảng 5 cá thể. Nước có số hổ tự nhiên nhiều nhất là Ấn Độ, với 2226 cá thể.
Số lượng hổ tự nhiên được dự báo là đang gia tăng, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguy cơ
Con số cập nhật ở mức tối thiểu này, được tính toán từ số liệu của IUCN và các cuộc khảo sát mới nhất về hổ ở cấp quốc gia cho thấy dấu hiệu gia tăng quần thể hổ hiện tại so với con số ước lượng 3.200 cá thể vào năm 2010. Số liệu gia tăng này được cho là do một số các yếu tố như sự gia tăng số lượng hổ tại Ấn Độ, Nga, Nepal và Bhutan, sự tiến bộ trong việc khảo sát và việc bảo vệ hổ hiệu quả hơn.
"Sau nhiều thập kỷ quần thể hổ tự nhiên bị suy giảm số lượng nghiêm trọng, giờ đây chúng ta đã có cơ sở hy vọng cho sự tồn tại của loài này," ông Tom Gray, Giám đốc về Loài của WWF-Greater Mekong phát biểu. "Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng có tiềm năng to lớn cho việc phục hồi loài hổ, với hơn 100 cá thể ở Thái Lan, cùng với các kế hoạch tái giới thiệu hổ tại Cam-pu-chia và khả năng tìm thấy thêm hổ ở Myanmar, nếu khảo sát được thực hiện tại đây."
Cuộc họp giữa chính phủ các nước có hổ sinh sống ngoài tự nhiên tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á lần thứ 3 về Bảo tồn Hổ trong tuần này là bước đi mới nhất trong tiến trình Sáng kiến Hổ Toàn cầu, bắt đầu được khởi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại Nga năm 2010. Chính phủ các nước tham dự đã thống nhất với mục tiêu Tx2 là nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022.
Tiến sĩ Rajesh Gopal, Tổng thư ký Diễn đàn Hổ Toàn cầu, nhận định: "Cuộc họp diễn ra tại thời điểm quan trọng, đánh dấu một nửa chặng đường thực hiện mục tiêu Tx2. Chính phủ các nước có hổ hoang dã sẽ quyết định các bước tiếp theo hướng tới hoàn thành mục tiêu này, đồng thời đảm bảo hổ có sẽ có một sinh cảnh sống an toàn hơn trong tương lai của châu Á."
Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, các nước sẽ báo cáo tiến độ thực hiện mục tiêu Tx2 và các kế hoạch cam kết tiếp theo. Thủ tướng Modi sẽ diễn thuyết trước Hội nghị về vai trò của hổ một biểu tượng cho sự phồn thịnh về đa dạng sinh học của một quốc gia.
Ông Michael Baltzer, lãnh đạo Sáng kiến Tx2 của WWF nhấn mạnh: "Một kế hoạch mạnh mẽ là hết sức cấp thiết cho 6 năm tới. Tuy số lượng hổ đã ngừng suy giảm, nhưng chúng vẫn chưa có sinh cảnh sống an toàn. Điển hình như Đông Nam Á - nơi đang đối mặt với nguy cơ mất hổ cận kề nếu các chính phủ tại đây không hành động ngay lập tức."
Hổ được xếp vào loại nguy cấp theo Sách đỏ của IUCN do nguy cơ săn bắt trái phép và mất sinh cảnh sống. Theo số liệu từ TRAFFIC Mạng lưới Giám sát Buôn bán ĐVHD, từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 4/2014, cán bộ thực thi pháp luật đã thu giữ ít nhất 1.590 cá thể hổ. Buôn bán động vật hoang dã là một ngành mang lại hàng tỉ đô la lợi nhuận.
Để bảo vệ hổ, các nước cần xác định rõ số lượng hổ mình đang có và những nguy cơ đe doạ chúng.
Năm 2014, các nước có hổ hoang dã đã nhất trí công bố ước tính số lượng hổ toàn cầu vào năm 2016, dựa trên các khảo sát quốc gia đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng hoàn thành hay công bố các khảo sát này. Con số ước lượng mới nhất và tối thiểu là 3.890 cá thể hổ được tổng hợp dựa vào Sách đỏ của IUCN về hổ, và dữ liệu mới nhất của các quốc gia có thực hiện khảo sát về hổ, kể từ sau đánh giá của IUCN.
WWF và GTF tuyên dương các nước có hổ hoang dã đã cập nhật số lượng hổ từ năm 2010 và khuyến khích các nước còn lại hoàn thiện và công bố khảo sát về số lượng hổ sớm nhất có thể.
100 năm trước, thế giới có khoảng 100,000 cá thể hổ trong tự nhiên. Năm 2010, con số này chỉ còn là 3,200. Năm 2010, chính phủ các nước có hổ hoang dã đã cùng cam kết nhân đôi số lượng hổ trong tự nhiên vào năm 2022, là năm Hổ theo lịch âm.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Giá xăng dầu sẽ diễn biến thế nào trong ngày mai? Giá xăng dầu trên thị trường thế giới trong những ngày qua chủ yếu biến động theo xu hướng đi ngang, đặc biệt là tại Singapore-thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Chính vì vậy, trong đợt điều chỉnh ngày mai (5/4), nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ được giữ nguyên. Giá xăng dầu trong nước được dự báo...