Ý đồ triển khai “sát thủ diệt tàu sân bay” gần Đài Loan của Trung Quốc
Bắc Kinh mới đây đã triển khai gần Đài Loan một tên lửa được thiết kế nhằm tiêu diệt tàu sân bay. Động thái được xem là nhằm củng cố khả năng ngăn chặn lực lượng Mỹ hỗ trợ cho hòn đảo Đài Loan.
Đồ họa về viễn cảnh Trung Quốc dùng 3 tên lửa Đông Phong tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.
Khi Triều Tiên công bố Hiệp ước đình chiến 1953 vô giá trị và dọa sẽ thử tiếp tên lửa, Mỹ đã tức tốc điều nguồn lực hải quân của mình tới khu vực, trong đó có 2 tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Mỹ được cho là cũng sẽ có động thái tương tự nếu căng thẳng giữa Bắc Kinh và “tỉnh bị thất lạc”, Đài Loan, tăng nhiệt.
Nhưng lựa chọn đó không dễ “nhằn” khi mà tin tức về việc triển khai một tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc gần Đài Loan được xuất hiện trong bản điều trần viết tay của người đứng đầu cơ quan tình báo của Lầu Năm Góc, trung tướng Michael Flynn, được chuyển tới một ủy ban của Thượng viện Mỹ mới đây.
Tên lửa, DF-21D (Đông Phong-21D), là một trong những vũ khí mới ngày càng đông đảo về số lượng được Trung Quốc triển khai ở khu vực. Ngoài ra, trung tướng Flynn, giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, cho biết với Ủy ban vũ trang Thượng viện Mỹ rằng hơn 1.200 tên lửa tầm ngắn đang được đặt “đối diện” với đảo Đài Loan.
Video đang HOT
Đông Phong-21D được chế tạo để giúp Trung Quốc “có khả năng tấn công những tàu lớn, đặc biệt là tàu sân bay ở tây Thái Bình Dương”, một báo cáo về Trung Quốc của Lầu Năm Góc năm 2012 cho hay. Báo cáo cũng trích dẫn các ước tính cho rằng tầm xa của tên lửa vượt 1.500km.
Tên lửa đặt trên mặt đất này được thiết kế nhắm và lần theo đường đi của nhóm tàu sân bay, với sự trợ giúp của vệ tinh, máy bay không người lái và radar. Sau khi được phóng vào không trung, DF21D tiến trở lại bầu khí quyển và lao với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh vào mục tiêu.
Giới phê bình cho rằng động thái trên của Trung Quốc chỉ nhằm chứng tỏ tàu sân bay trở nên mong manh và lỗi thời như thế nào trong kỷ nguyên tên lửa. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ hoàn toàn có thể đối phó với được thách thức mới này. Rõ ràng, những căn cứ không quân nổi này không “mong manh” bằng các căn cứ cố định, vốn không thể di chuyển tới nơi nào cần.
Do quân sự, kinh tế và tham vọng ngày càng lớn mạnh, sự quyết liệt của Trung Quốc nhằm giành kiểm soát Hoàng Hải, Biển Đông và Hoa Đông ngày càng rõ. Cụ thể học thuyết quân sự của Trung Quốc thích thiết lập thế thống trị đối với cái mà họ gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” hình thành nên Hoa Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh lâu nay cũng đã tuyên bố Biển Đông là vùng biển của họ và tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Giới phân tích quân sự gọi tên lửa diệt tàu sân bay trên là “kẻ thay đổi cuộc chơi”. Đó là “kẻ” có thể buộc nhóm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ phải giữ khoảng cách và tránh khỏi các vùng thuộc quyền lợi của Trung Quốc hoặc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Một bài báo gần đây được đăng tải trên Tân Hoa xã, trang web chính thức của Trung Quốc, đã vẽ đồ họa về vụ đắm tàu sân bay George Washington của Mỹ trong viễn cảnh nó được phái đi bảo vệ Đài Loan.
Bài báo miêu tả 3 tên lửa Đông Phong, quả thứ nhất xuyên thủng thân tàu, gây cháy và phá hủy các máy bay trên tàu; quả thứ hai phá hủy hệ thống khai hỏa của tàu; và quả thứ ba sẽ “nhấn chìm tàu George Washington” xuống đáy biển. Điều này có thể gây ra viễn cảnh khủng khiếp ở bán đảo Triều Tiên, các mục tiêu khác của Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ bị tấn công tên lửa. Và lúc đó Trung Quốc cũng có thể “định đoạt” luôn số phận của Đài Loan.
Kể từ Thế chiến II, mọi tổng thống Mỹ được cảnh báo về một cuộc khủng hoảng đều hỏi cùng một câu hỏi: Các tàu sân bay ở đâu? Những căn cứ không quân nổi này như những thị trấn nhỏ, là chỉ dấu hiện hữu của sức mạnh Mỹ và có thể đưa sức mạnh đó chọc sâu vào bên trong lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng.
Những tàu sân bay đó ở đâu? Hiện trong bối cảnh cắt giảm ngân sách và sức mạnh quân sự cùng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc không ngừng tăng, chúng đang ở ngã tư của Bắc Kinh.
Theo Dantri
Trung Quốc có 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa
Một tờ báo của Nga đã tiết lộ về các tên lửa đạn đạo Đông Phong và tên lửa hành trình Trường Kiếm sau khi 2 hệ thống vũ khi này được đề cập trong sách trắng quốc phòng của chính phủ Trung Quốc công bố hôm 15/4.
Hình vẽ mô phỏng bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41 của Trung Quốc.
Nezavisimaya Gazata, một tờ báo mạng có trụ sở tại Mátxcơva, cho hay quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc có 200 tên lửa chiến lược, 70 trong số đó là các tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn trúng các mục tiêu bên trong nước Mỹ. Điều này cho thấy khả năng ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc nhằm phát động một cuộc phản công hạt nhân.
Thông tin trên được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm và Viên nghiên cứu chiến lược quốc tế London, Anh cung cấp.
Tuy nhiên, Michael Flynn, phó giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ, nói trước quốc hội rằng quân đội Trung Quốc có chưa đến 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công Mỹ.
Trong khi đó, một bài báo của tờ Wall Street Journal đưa tin, Mỹ có 806 tên lửa chiến lược, Nga có 491, trong khi Trung Quốc ước tính có từ 50-75 tên lửa đạn đạo liên lục địa nhưng dự kiến sẽ sở hữu 500 tên lửa chiến lược trong tương lai gần.
Để thâm nhập các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, hải quân Trung Quốc cũng có thể triển khai các tàu ngầm có khả năng phát động các cuộc tấn công hạt nhân như tàu Type 096 lớp Tang.
Theo Dantri
"Sát thủ" diệt tàu sân bay của Trung Quốc có nguy hiểm? Mặc dù Trung Quốc quảng cáo rùm beng tên lửa DF-21D. Tuy nhiên, một chuyên gia hải quân Mỹ lại cho rằng 'sát thủ' diệt tàu sân bay của Trung Quốc chẳng qua chỉ là con 'ngoáo ộp' mà thôi. Trung Quốc đã thử nghiệm thành công trước dự đoán và đang ở giai đoạn đầu triển khai hệ thống tên lửa (Đông...