Ý đồ đối phó Mỹ khi Trung Quốc đặt trái phép radar ở Trường Sa
Mạng lưới radar và liên lạc Trung Quốc bố trí trái phép ở Trường Sa có thể nhằm giành lợi thế trước Mỹ trên Biển Đông, theo giới chuyên gia.
“Bắc Kinh cần thực hiện các biện pháp đối phó với chiến thuật vùng xám của Washington, khiến Mỹ nhận ra rằng Trung Quốc không thụ động chờ đón chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của họ, mà là một thành viên chủ chốt có vai trò trong khu vực”, tạp chí quân sự Thương thuyền và Chiến thuyền của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) đầu tháng 12 đăng bài viết có đoạn.
Bài viết trên cáo buộc Mỹ đang “tạo ra vùng xám” bằng cách thành lập liên minh “tiểu NATO” trên Thái Bình Dương với sự góp mặt của Ấn Độ, Singapore, đảo Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tác giả bài viết cho rằng ưu thế trong mặt trận thông tin liên lạc có thể là cách hiệu quả nhất để đánh bại Mỹ khi nổ ra xung đột trên Biển Đông, khi các thực thể Trung Quốc bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể bảo đảm mạng lưới liên lạc không gián đoạn giữa đầu não chỉ huy quân sự ở Bắc Kinh với tiền tuyến.
Các chuyên gia phương Tây cho rằng bài viết này phần nào hé lộ ý đồ của Trung Quốc khi bố trí mạng lưới thông tin liên lạc và radar cảnh giới quy mô lớn trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa. Chúng dường như là công cụ đóng vai trò quyết định trong kế hoạch kiểm soát khủng hoảng của Bắc Kinh khi căng thẳng với Washington leo thang tại Biển Đông.
Cụm cảm biến Trung Quốc triển khai trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS .
Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp trái phép 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo trong giai đoạn 2013-2017, quân sự hóa chúng thành tiền đồn trên biển khi xây dựng đường băng, bố trí nhiều hệ thống radar và thông tin liên lạc.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Michael Dahm, cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng thuộc Đại học Johns Hopkins tại Mỹ, cho rằng mục đích chủ yếu của Trung Quốc khi bồi đắp các đảo nhân tạo là giành ưu thế thông tin và đối phó lợi thế quân sự của Mỹ trong khu vực. “Chúng được trang bị năng lực chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, do thám và trinh sát (C4ISR) đáng kể”, ông nhận xét.
Video đang HOT
Collin Koh, chuyên gia thuộc trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho rằng các tiền đồn Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa có thể là yếu tố giúp tăng gấp nhiều lần sức mạnh cho quân đội Trung Quốc cả trong thời bình và các xung đột tiềm tàng.
“Trong thời chiến, chúng có thể là các điểm cung cấp dữ liệu tình báo, do thám và trinh sát (ISR), cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng khả năng tiến công ra phạm vi ngoài Biển Đông, nhất là với những khu vực rộng như tây Thái Bình Dương”, ông cho hay, thêm rằng các đảo nhân tạo này cũng đóng vai trò thiết yếu để ngăn Washington can thiệp khi bùng phát xung đột giữa Bắc Kinh và đảo Đài Loan.
“Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các tiền đồn ở Trường Sa để phát hiện và ngăn chặn lực lượng Mỹ từ hướng đó, hoặc mở chiến dịch tiến công thọc sườn đảo Đài Loan từ phía nam, trong đó eo biển Ba Sĩ, cửa ngõ vào Biển Đông, là vị trí rất quan trọng”, Koh nói thêm.
7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép ở Trường Sa. Đồ họa: New York Times .
Chuyên gia Dahm cho rằng máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và một số phương tiện bay không người lái có thể biến thành trạm chuyển tiếp liên lạc trên không giữa các đảo nhân tạo, đảo Hải Nam và đại lục trong trường hợp khẩn cấp, đề phòng mạng lưới thông tin truyền thống bị hư hại hoặc gián đoạn khi nổ ra xung đột.
“Ở thời đại thông tin, quân đội Trung Quốc tin rằng thành công trong chiến đấu sẽ được hiện thực hóa bằng ưu thế thông tin liên lạc trong không gian tác chiến”, Dahm nhận định.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép 27 cấu trúc dạng mái vòm lớn trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa để cung cấp khả năng cảnh giới mặt biển và bầu trời, trong đó 7 hệ thống nằm tại đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Hệ thống cáp quang ngầm dưới biển và vệ tinh quỹ đạo thấp cũng tạo thành mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt giữa các đảo nhân tạo và đại lục.
Bài viết trên tạp chí Thương thuyền và Chiến thuyền cho biết hệ thống ISR của Trung Quốc ở Trường Sa đủ sức làm gián đoạn mạng lưới liên lạc của quân đội Mỹ. Zhou Chenming, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết những hệ thống này có thể theo dõi hoạt động của căn cứ không quân Mỹ tại đảo Palawan, Philippines, cách đá Vành Khăn khoảng 350 km.
Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc cũng thừa nhận các đảo nhân tạo này rất dễ tổn thương trước những đòn tấn công trực tiếp, do vị trí quá xa đất liền và không có khả năng phòng thủ thực sự. Họ cho rằng Bắc Kinh cần duy trì trạng thái “cảnh giác cao” sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Zhou tuyên bố Trung Quốc đã biến các đảo nhân tạo tại Trường Sa thành những cơ sở tình báo, do thám và trinh sát hiện đại nhất của nước này và quân đội Mỹ “sẽ trả giá rất đắt” nếu tấn công chúng.
“Mỹ có thể triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay, oanh tạc cơ chiến lược hay thậm chí là tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk để phá hủy toàn bộ chuỗi đảo nhân tạo, nhưng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách tập kích căn cứ Mỹ ở Đông Á và Tây Á”, bài viết trên tạp chí Thương thuyền và Chiến thuyền có đoạn.
Đá Vành Khăn bị Trung Quốc cải tạo trái phép và quân sự hóa. Ảnh: Maxar .
Antony Wong Tong, chuyên gia quân sự tại Macau, cho rằng bài viết trên tạp chí này đề cập đến những căn cứ Mỹ tại quần đảo Diego Garcia trên Ấn Độ Dương và đảo Guam ở Thái Bình Dương. “Căn cứ Diego Garcia và Guam có thể coi là hai tàu sân bay không chìm của Mỹ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Những đảo nhân tạo được Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa có thể được coi là bản sao chép của chúng”, ông nói.
Nguồn tin giấu tên tại Bắc Kinh cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng “một cuộc chiến sống còn” sẽ xảy ra nếu hai bên không xuống thang ở Biển Đông. “Quân đội Trung Quốc đã chủ động thể hiện thiện chí với Lầu Năm Góc nhằm ngăn thảm kịch không thể đảo ngược, trong bối cảnh trinh sát cơ và oanh tạc cơ Mỹ tăng cường hoạt động gần bờ biển Trung Quốc”, nguồn tin cho hay.
Thương thuyền và Chiến thuyền cho biết máy bay quân sự Mỹ đã tiến hành 3.000 nhiệm vụ trên Biển Đông trong 6 tháng đầu năm 2020, cùng với đó là hàng trăm lần hoạt động của tàu hải quân.
Lầu Năm Góc cuối tháng 10 bác bỏ tin đồn cho rằng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong khu vực, sau hàng loạt cuộc đối thoại cấp cao tập trung vào quản lý khủng hoảng. Bắc Kinh và Washington cũng đồng ý đối thoại về an ninh hàng hải trước khi hết năm 2020.
Máy bay săn ngầm Trung Quốc lại xâm nhập vào vùng ADIZ của Đài Loan
Đài Loan đáp trả bằng cách điều động máy bay chiến đấu, phát cảnh báo vô tuyến, triển khai hệ thống tên lửa phòng không.
Máy bay săn ngầm Thiểm Tây Y-8 của PLA bị Không quân Đài Loan chụp ảnh hôm 29/11.
Một máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan vào ngày Chủ nhật (29/11), đánh dấu lần xâm nhập thứ 21 trong tháng 11 này.
Quân đội Đài Loan cho hay, một máy bay chống ngầm Thiểm Tây Y-8 của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã bay vào góc tây nam của ADIZ của đảo này vào tối Chủ nhật.
Đáp lại, Đài Loan đã điều các máy bay chiến đấu, phát cảnh báo bằng sóng vô tuyến và triển khai hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi máy bay Trung Quốc.
Chính quyền Đài Loan cáo buộc quân đội Trung Quốc đã thường xuyên quấy rối vùng ADIZ của Đài Loan trong hơn hai tháng nay, với các cuộc xâm nhập thường xảy ra ở phía tây nam hòn đảo.
Bắt đầu từ ngày 16/9, hai chiếc Thiểm Tây Y-8 của PLAAF đã bay vào góc tây nam của ADIZ.
Vào ngày 18/9, trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang ở Đài Loan trong chuyến thăm ba ngày, Bắc Kinh đã cử 18 máy bay quân sự - bao gồm máy bay ném bom H-6 và các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và J-16 để thể hiện sự phản đối và răn đe quân sự.
Các máy bay bày được chia thành năm nhóm, thực hiện các phi vụ ở khu vực phía tây bắc của Đài Loan và ở phần tây nam của vùng ADIZ, với một số vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan.
Vào ngày 19/9, ngày cuối cùng trong chuyến thăm của ông Krach, 19 máy bay quân sự khác của Trung Quốc, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra, đã thực hiện sáu phi vụ khác ở khu vực phía tây bắc Đài Loan và phần tây nam của ADIZ, với một số lại bay qua đường trung tuyến.
Vào ngày 2/11, tám máy bay của PLAAF, bao gồm hai chiếc Thiểm Tây Y-8, hai chiếc Su-30, hai chiếc J-10 và hai chiếc J-16, đã thực hiện năm phi vụ ở phần phía tây nam của khu vực nhận dạng phòng không, đánh dấu cuộc diễn tập lớn thứ ba kể từ ngày 16 tháng 9.
Phần còn lại của các cuộc xâm nhập kể từ ngày 16/9 bao gồm từ một đến ba máy bay quân sự của Trung Quốc, trong khi vào ngày 22/10, một máy bay không người lái của Trung Quốc cũng bay vào góc tây nam của ADIZ mà Đài Loan kiểm soát.
*Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, cần được thu hồi ngay cả khi phải dùng đến vũ lực.
Đài Loan tự đóng tàu ngầm Đài Loan sẽ khởi đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên vào tuần sau, dự kiến biên chế năm 2024 để thay thế dần lực lượng tàu ngầm lạc hậu. "Quá trình chế tạo nguyên mẫu tàu ngầm do Đài Loan tự thiết kế sẽ bắt đầu từ ngày 24/11. Lễ khởi đóng sẽ diễn ra cùng ngày, với sự tham dự của...