Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981

Theo dõi VGT trên

Những hành động này đã bộc lộ rõ bản chất của bước tiến mới này: đó là một cuộc hành quân “xâm lược mềm”, một cuộc xâm lược cướp bóc tài nguyên thiên nhiên thuộc các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam.

I. Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt ở đâu?

Ngày 01/5/2014, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 02/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 neo đậu tại phía Nam đảo Tri Tôn cùng khoảng 27 tàu bảo vệ, và trong các ngày tiếp theo, Trung Quốc tiếp tục huy động thêm tàu bảo vệ đến khu vực này. Ngày 03/5/2014, trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc đăng thông tin cảnh báo hàng hải số 14033, thông báo: Từ ngày 02/5 – 15/8/2014, giàn khoan Hải Dương-981 sẽ tiến hành khoan thăm dò trong vùng biển có bán kính 01 hải lý tính từ khu vực trung tâm có tọa độ 15029′58″ vĩ Bắc – 111012′06″ kinh Đông, cấm mọi phương tiện đi vào khu vực này.

Tiếp đó, ngày 05/5/2014, Cục Hải sự Trung Quốc tiếp tục đăng thông tin cảnh báo hàng hải số 14034, trong đó thông báo mở rộng phạm vi khoan thăm dò lên 03 hải lý tính từ khu vực trung tâm có tọa độ 15029′58″ vĩ Bắc – 111012′06″ kinh Đông, cấm mọi phương tiện đi vào khu vực này, đồng thời hủy bỏ cảnh báo số 14033 ngày 03/5/2014. Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) của Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Theo Cục Kiểm ngư, đến 10g ngày 27/5, Trung Quốc đã neo giàn khoan tại vị trí có tọa độ 15033′38′ độ vĩ Bắc; 111034′62′ độ kinh Đông, cách đảo Tri Tôn về hướng Đông Đông Nam 25 hải lý, cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 27/5, tàu chiến Trung Quốc đã tăng cường hoạt động, áp sát các tàu kiểm ngư hơn mọi ngày và thường xuyên có hành động mở bạt che sún.g, chĩa sún.g vào các tàu kiểm ngư khi tới gần. Ngày 27/5, Cục Hải sự Trung Quốc cũng ra thông báo về việc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí mới. Trong ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Vị trí mới mà giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc được di chuyển tới theo thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 27/5/2014 nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam; hoạt động của giàn khoan ở vị trí này vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.” Ngày 01/6, giàn khoan có sự dịch chuyển nhẹ và ổn định tại tọa độ 15033′21″N – 111034′35″E, (cách vị trí ngày 27/5 khoảng 140m về phía Tây Tây Bắc). Đến nay vị trí giàn khoan cơ Hải Dương-981 vẫn nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cho đến nay, trong dư luận vẫn tồn tại những nhận thức, nhận định, đán.h giá khác nhau về vị trí giàn khoan Hải Dương 981. Dư luận đang cần có câu trả lời chính xác, thật sự khách quan, trung thực và có sức thuyết phục về giàn khoan Hải Dương-981, cùng với một lực lượng lớn tàu thuyền, máy bay, trong đó có cả tàu quân sự, đang ngày đêm ngang nhiên quần đảo ở trong vùng biển nào?

II. Vị trí giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt và di chuyển có nằm trong “vùng biển Tây Sa” không?

Như trên đã nói, để biện minh và hợp thức hóa hành động sai trái của mình, Trung Quốc ngụy biện rằng vị trí đặt giàn khoan cách đảo “Trung Kiến” (đảo Tri Tôn) 18 hải lý, hoàn toàn nằm trong lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo “Tây Sa”, bởi vì Trung Quốc hoàn toàn có chủ quyền đối với “Tây Sa”.

Về lập luận ngụy biện này, có hai nội dung mà cách tiếp cận của chúng ta cần phân biệt rạch ròi: đó là nội dung chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và hiệu lực của quần đảo này trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của nó.

Từ đó, mới có sự phân tích, đán.h giá một cách khách quan, chính xác về vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 đang hoạt động là ở trong phạm vi vùng biển nào theo đúng quy định của UNCLOS.

1. Ai là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa?

Trung Quốc không thể xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực.

Như mọi người đã biết, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực để xâm chiếm hoàn toàn từ năm 1974 và luôn luôn khẳng định họ có “chủ quyền lịch sử” đối với quần đảo này, không cần phải bàn cãi. Về vấn đề này quan điểm của Việt Nam cũng đã quá rõ ràng:

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện mà nguyên tắc chiếm hữu thật sự đòi hỏi.

Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 - Hình 1

Giàn khoan HD981 của Trung Quốc

Tuy vậy, hiện nay Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Viêt Nam sau ba lần Trung Quốc thưa cơ thôn tính Hoàng Sa bằng vũ lực:

Lần thứ 1: Trung Quốc đã nhảy vào chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay từ đầu năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho Nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.

Lần thứ 2: Lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập và đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.Bình

Lần thứ 3: Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục chạy ra Đài Loan, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng bất hợp pháp ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Tham vọng bành trướng lãnh thổ của người Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không dừng lại mà chỉ chực có cơ hội là thừa thế đán.h chiếm. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của Hiệp định này, Trung Quốc đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo An Vĩnh, phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Tháng giêng năm 1974, một trận hải chiến không cân sức đã xẩy ra giữa một bên là kẻ xâm lược và một bên là những người con Đất Việt đã anh dũng lao vào trận hải chiến để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Mẹ Việt Nam giữa trùng khơi Biển Đông. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, một dấu ấn bi hùng không bao giờ phai trong lịch sử đấu tranh gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của dân tộc Việt Nam.

Hành động của Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là hoàn toàn sai trái:

Video đang HOT

Một là, hành động đán.h chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng Điều 2 Khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác. Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có Trung Quốc, phải tuân thủ.

Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong đó quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đ.e dọ.a hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đ.e dọ.a hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.

Hai là, hành động Trung Quốc dùng vũ lực đán.h chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.

Ba là, theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đ.e dọ.a sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đ.e dọ.a hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Những hành động như vậy đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc tế bác bỏ một khi chúng được đưa ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 - Hình 2

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâ.m thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt. (Ảnh: Nguồn Cảnh sát biển Việt Nam/TTXVN)

2. Trung quốc đã cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982:

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hoạt động nằm ở vùng biển nào: lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa” hay nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ?

Trước hết, dễ dàng nhận ra rằng, vị trí này không phải nằm trong lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa, thậm chí là của đảo Tri Tôn, vì lúc đầu, nó ở cách Tri Tôn 18 hải lý và từ ngày 27 tháng 5 năm 2014, nó ở cách đảo Tri tôn 25 hải lý. Vậy thì chỉ có thể là nó đã nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế của quần đảo này (vì vùng tiếp giáp lãnh hải xét về phạm vi không gian, vẫn là một bộ phận của vùng đăc quyền kinh tế). Vấn đề là quần đảo này có hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để có thể cho phép quốc gia có chủ quyền mở rộng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này hay không?

Như mọi người đều biết, quần đảo này bao gồm các đảo, đá, bãi cạn, rạn san hô rất nhỏ bé, nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống của con người và đương nhiên không thể có đời sống kinh tế riêng, mặc dù sau khi xâm chiếm bằng vũ lực, Trung Quốc đang cố tìm cách tạo ra diện mạo đó. Hơn nữa, quần đảo này không phải là quốc gia quần đảo. Vì thế, việc vạch ra hệ thông đường cơ sở để từ đó xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của quần đảo này là hoàn toàn khác với quốc gia quần đảo. Vì những lý do đó, có thể khẳng định rằng quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đia theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; có chăng thì từng đảo nổi theo đúng quy định của Điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 chỉ có thể có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà thôi. Việc Trung Quốc đã vạch một đường cơ sở bao trọn quần đảo mà họ gọi là “Tây Sa” để từ đó tạo ra vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sai với quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Do đó, có thể khẳng định rằng vị trí của dàn khoan này hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không có liên quan gì đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép và đang cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để biện minh cho yêu sách vô lý, đầy tham vọng của mình.

Để minh chứng cho nhận xét này, xin hãy tham khảo các quy định có liên quan của Luật Biển quốc tế và Luật Biển Việt Nam:

Điều 121, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 định nghĩa: “một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”.

Nội dung quan trọng hơn đó là chế độ pháp lý của các đảo: các đảo có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, các đảo “không thích hợp cho con người ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Điều 19, Luật Biển Việt Nam đã quy định về đảo, quần đảo như sau:

- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Điều 20, Luật Biển Việt Nam quy định:

- Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đảo, đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đá, bãi cạn thì như thế nào? Điều 13, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định rõ: “các bãi cạn nửa nổi nửa chìm là các vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước”. Chế độ pháp lý của các bãi cạn, đá: khi toàn bộ hoặc một phần bãi cạn nửa nổi, nửa chìm ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải; khi chúng hoàn toàn ở cách lục địa hoặc ở cách một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì chúng không có lãnh hải riêng và các đường cơ sở thẳng chỉ được kéo đến hay xuất phát từ các bãi này khi trên đó có các công trình thiết bị nhân tạo thường xuyên nhô trên mặt nước.

Quốc gia quần đảo? Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã dành một phần (Phần IV), gồm các điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, để quy định về phạm vi và chế độ pháp lý của quốc gia quần đảo và quần đảo. Theo đó, quốc gia quần đảo là quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có thể bao gồm một số đảo khác nữa. Còn quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Nội dung quan trọng nhất là tại Điều 47, Công ước quy định về đường cơ sở quần đảo: quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ số 1/1 và 9/1. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; hoặc có thể có chiều dài tối đa là 125 hải lý, nếu có 3% tổng số đường cơ sở bao quanh một quần đảo có chiều dài lớn hơn 100 hải lý; tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh quần đảo. Các đường cơ sở này cũng không được kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, trừ trường hợp trên đó có xây các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải… Với những nội dung này thì rõ ràng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 chỉ quy định cách vạch đường cơ sở thẳng cho quốc gia quần đảo, chứ không quy định cách vạch đường cơ sở cho các quần đảo không phải là quốc gia quần đảo. Điều đó được hiểu là cách vạch đường cơ sở tại các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển ở cách quốc gia đó một khoảng cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì sẽ phải tuân thủ các quy định tại Phần VIII, Điều 121: Chế độ các đảo.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định này của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để vạch đường cơ sở và xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng.

Ngoài ra, Luật Biển còn có những quy định về các đảo, công trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa:

Điều 60, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, khai thác và sử dụng: các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác… Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó, kể cả quyền tài phán về luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, phải có các phương tiện thường trực để báo hiệu sự tồn tại của chúng. Nếu các thiết bị đó đã bỏ hoặc không dùng nữa thì phải tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải…

Quốc gia ven biển có thể lập ra xung quanh các công trình đó những khu vực an toàn có phạm vi không vượt quá 500m xung quanh chúng tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các công trình và đều phải được thông báo theo đúng thủ tục. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các quy phạm quốc tế liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các công trình và các khu vực an toàn đó.

Tuy nhiên không được xây dựng các công trình nhân tạo và lập các khu vực an toàn xung quanh chúng ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

Các công trình nhân tạo này không được hưởng quy chế các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việc xây dựng và bảo vệ các công trình nhân tạo trên thềm lục địa cũng phải tuân thủ các quy định nói trên, với những sửa đổi cần thiết về chi tiết (mutatis mutandis).

Điều 34, Luật Biển Việt Nam đã quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:

- Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển.

- Các loại báo hiệu hàng hải.

- Các thiết bị công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.

Nhà nước Việt Nam có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh. Tại các điểm 3,4,5,6, Điều 34, Luật Biển Việt Nam đã thể hiện đầy đủ các nội dung phù hợp với các quy định nói trên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Có thể khẳng định rằng những lập luận để bảo vệ cho cái gọi là “hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc…” là thiếu căn cứ và hoàn toàn phi lý; bởi vì quần đảo Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm trái phép và, hơn nữa, vị trí của dàn khoan này hoàn toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không có liên quan gì đến vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang cố tình giải thích và áp dung sai Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 để biện minh cho yêu sách vô lý, đầy tham vọng của mình.

3. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 là bình thường hay bất bình thường?

3.1. Nội dung phân tích nói trên đã cho thấy rõ sự bất bình thường của cái gọi là “hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc Tây Sa” xét về khía cạnh pháp lý. Thực chất đây là kết quả logic của việc Trung Quốc cố tình giải thích và áp dụng sai Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

3.2.Điều đặc biệt cần nhấn mạnh và cần phải làm rõ trước dư luận về lực lượng đi theo giàn khoan khổng lồ này: Một đội hình tàu thủy, máy bay cực lớn, trong đó chủ yếu là tàu hải quân và máy bay quân sự lên đến trên 120 chiếc, đã hùng hổ sử dụng những biện pháp vũ lực (vòi rồng, đâ.m húc tàu, gây thương tích ngư dân) để ngăn cản lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp của Việt Nam, gây ra nhiều tổn thất về người và phương tiện của Việt Nam. Bằng chứng quá rõ ràng đã được truyền thông rộng rãi. Lực lượng này cùng với biện pháp vũ lực đã và đang được Trung Quốc sử dụng ngày cang quyết liệt, thô bạo, rõ ràng đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm các quy định của Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đăc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 . Những hành động này đã bộc lộ rõ bản chất của bước tiến mới này: đó là một cuộc hành quân “xâm lược mềm”, một cuộc xâm lược cướp bóc tài nguyên thiên nhiên thuộc các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam.

(Còn tiếp…)

Tiến sỹ Trần Công Trục

Theo VietNamnet

Vu cáo trước Liên hợp quốc, TQ lộ điểm yếu

Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao TQ đã bộc lộ vấn đề hình ảnh của nước này trong khu vực và TQ đang thua trên mặt trận công luận, một bài báo trên The Diplomat phân tích.

Luận điểm vu cáo của TQ

Dẫn nguồn từ AP, tờ Washington Postđưa tin, ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp (?) của một công ty Trung Quốc ở Biển Đông.

Như vậy, hơn một tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế của VN gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phát hành văn bản nêu rõ quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề này. Tuyên cáo có nhan đề "Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và quan điểm của Trung Quốc" (!).

Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vu cáo Việt Nam đã tung tin đồn chống lại nước này, và trong tình huống như vậy, Trung Quốc cảm thấy cần thiết phải "nói cho cộng đồng quốc tế biết sự thật".

Bản tuyên cáo bắt đầu bằng việc bao biện rằng, giàn khoan dầu tọa lạc "bên trong vùng tiếp giáp của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc" (thực tế là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - ND). Giàn khoan dầu đã khảo sát một vị trí và đang trong quá trình khảo sát vị trí thứ hai. Cả 2 địa điểm này, theo tuyên cáo, "đều cách đảo Zhongjian thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (thực tế là đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - ND) và ranh giới vùng lãnh hải của cái gọi là quần đảo Tây Sa 17 hải lý, nhưng cách bờ biển trên đất liền của Việt Nam xấp xỉ 133 - 156 hải lý" và quả quyết khu vực hạ đặt giàn khoan cần phải được coi là thuộc lãnh hải của Trung Quốc.

Vu cáo trước Liên hợp quốc, TQ lộ điểm yếu - Hình 1

Chú thích ảnh: Ông Vương Dân, phó trưởng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Xinhua

Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tiếp tục một số chi tiết về phản ứng của Việt Nam đối với giàn khoan dầu, mà theo Bắc Kinh là "những vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc". Bản tuyên cáo bịa đặt Việt Nam đã điều một lượng lớn tàu để phá hoại hoạt động của giàn khoan dầu cũng như cố tình đâ.m va Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần. Ngoài ra, tuyên cáo còn đổ lỗi Việt Nam đã "dung thứ cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc", còn Trung Quốc quả quyết vẫn "kiềm chế rất lớn" (?).

Cuối cùng, bản tuyên cáo tiếp tục bằng tóm tắt sơ lược toàn diện nhất tới nay về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc ngụy biện, họ "là nước đầu tiên khám phá, phát triển, khai thác và thực thi quyền pháp lý" đối với quần đảo này, nhưng đã không sử dụng tuyên bố đó làm căn cứ đối với chủ quyền hiện thời của mình. Theo bản mô tả lịch sử tóm tắt, Trung Quốc khăng khăng cho rằng nước này đã 2 lần đẩy lui "các quân đội xâm chiếm" khỏi quần đảo Hoàng Sa: năm 1945 với sự đầu hàng của quân Nhật và năm 1974 khi Trung Quốc đụng độ với các lực lượng miền Nam Việt Nam.

Trung Quốc cũng đưa ra nhiều tài liệu mà họ quy kết là sự thừa nhận của Việt Nam đối với việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc, kể cả các thông cáo ngoại giao từ những năm 1950 - 1960. Trung Quốc ngụy biện, bằng cách đưa ra tuyên bố chủ quyền trong hiện tại, Việt Nam đã "vi phạm thô bạo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, kể cả nguyên tắc cấm phủ nhận điều đã tuyên bố trước đó".

TQ đang "cố khiêu khích"

Theo lập luận bài viết của tác giả Shannon Tiezzi đăng trên tờ The Diplomat hôm 10/6, việc thu thập bằng chứng lịch sử để ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa là đáng chú ý, nhưng nó dường như không mang lại lợi ích nhiều lắm cho Trung Quốc. Bắc Kinh từng nêu rõ rằng, họ không có ý định tham gia vào quá trình phân xử của trọng tài quốc tế đối với vấn đề này. Do đó, việc vạch ra căn cứ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ có thể nhằm lay chuyển ý kiến của công luận toàn cầu.

Và nếu đó là mục đích chính của bản tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (như lời phát biểu của bà Hoa Xuân Oánh dường như ám chỉ), thời gian đưa ra tuyên cáo rất khó lí giải. Tại sao Trung Quốc phải chờ đợi gần 1 tháng sau khi xác đặt vị trí giàn khoan dầu mới đưa ra tuyên cáo? Chính phủ Việt Nam đã dành thời gian đó để đưa ra các lập luận của mình. Ở giai đoạn muộn màng này, Trung Quốc sẽ gần như không thể đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong cuộc chiến "chống PR" của mình.

Shannon Tiezzi phân tích, tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bộc lộ vấn đề hình ảnh của nước này trong khu vực. Trong các sự cố ở khu vực, từ việc thành lập Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái đến cuộc khủng hoảng giàn khoan đang tiếp diễn, Trung Quốc đã rơi vào vị thế bất thường: Trung Quốc làm khởi phát các sự cố, nhưng ngay lập tức mất kiểm soát với diễn biến, đẩy các quan chức nước này rơi vào vị trí phòng thủ khi phản bác sự chỉ trích từ nước ngoài.

Cũng theo bài viết, một trong những nguyên nhân có thể đưa ra để lý giải là, Bắc Kinh biết các hành động của họ sẽ gây ra phản ứng như thế nào và hoàn toàn không quan tâm. Thực tế, Bắc Kinh đang cố ý khiêu khích nhằm tiến xa hơn nữa các tuyên bố chủ quyền ở những vùng tranh chấp, bằng cách cho thấy sự bất lực trong phản ứng của các nước khác trong khu vực. Chiến lược này thường được biết đến với tên gọi "chiến lược lát cắt salami".

Tác giả Shannon Tiezzi lập luận, Trung Quốc đang thua trên mặt trận công luận. Có lẽ, Bắc Kinh đã quyết định, hình ảnh tiêu cực là phản ứng phụ không thể tránh khỏi của chiến lược "lát cắt salami". Dẫu vậy, bản thân việc ban hành bản tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chứng tỏ, Bắc Kinh cũng không vui vẻ gì với tình hình hiện tại.

Theo Quỳnh Anh

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại TP.HCM bị sập, BTC nói gì?

Sao việt

21:45:26 29/09/2024
Tối 28.9, ban tổ chức Miss Cosmo xác nhận gặp sự cố trong quá trình dàn dựng sân khấu cho đêm bán kết và chung kết diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM).

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Concert "Anh trai say hi": Erik gặp sự cố trang phục, MC xin lỗi vì làm ồn

Nhạc việt

21:22:31 29/09/2024
Sau khi concert đầu tiên của Anh trai say hi khép lại, chương trình đã nhận được nhiều phản ứng bùng nổ trên mạng xã hội.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?

Netizen

19:44:00 29/09/2024
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.