Ý đồ của Tổng thống Nga sau khủng hoảng Ukraine
Trong những ngày qua ông Putin vẫn buộc cả thế giới phải “ngóng” theo từng hành động của nước Nga. Thông điệp của ông là gì? Không phải Trung Quốc, chỉ có nước Nga mới đủ sức cùng Mỹ “xác lập trật tự thế giới”.
Dù có “ưa” ông Putin hay không thì thế giới vẫn phải công nhận, sau khi “tháo ngòi nổ” chiến tranh Syria thành công, ông Putin đã buộc cả thế giới phải chú ý đến ông khi hướng về Ukraine và nghe ngóng thái độ của nước Nga.
Nhiều người còn nhớ, ngày 21/2, khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu đi vào giai đoạn căng thẳng, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã nói chuyện với người đồng cấp Vladimir Putin để tìm lối thoát đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng. Sự việc đó khiến người ta nhớ đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria cách đây vài tháng. Ông Putin dường như cũng tô điểm thêm hình ảnh của mình với tư cách là nhà trung gian hòa giải trên trường quốc tế.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ “Địa Chính trị” mới đây, ông Pierre Lorrain, nhà báo – nhà nghiên cứu thuộc Viện lịch sử xã hội Nanterre (Pháp), chuyên gia về Liên Xô và Nga, các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo các cường quốc lớn về các vấn đề nóng là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng hữu ích để biết được lập trường của mỗi bên, tránh hiểu lầm và tìm đường hòa giải và lối thoát khỏi khủng hoảng. Nhãn quan địa chính trị của ông Putin, có thể gói gọn lại trong hai điểm: thứ nhất là phải bảo vệ bằng mọi giá lợi ích của Nga ở nơi nào có lợi ích Nga và thứ hai, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế.
Tài liệu “Khái niệm về Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” do Bộ Ngoại giao Nga công bố hồi đầu năm 2013 đã nhấn mạnh: Chính sách đối ngoại của Nga trong thời kỳ mới là “Ưu tiên hợp tác đa phương với tư cách là một trong những trục chính”. Nói cách khác, ông Putin có ý định đưa nước Nga trở thành giải pháp thay thế cho Mỹ và Trung Quốc bằng cách sử dụng chính sách đa phương, tái xác lập trật tự thế giới mới thời hậu khủng hoảng tài chính và gia tăng hợp tác kinh tế.
Theo ông, Pierre Lorrain, tham vọng của Moscow không có tính “bá quyền” như người ta thường gán cho Nga. Ba nước vùng Ban tích (Estonia, Latvia và Litva) đã rời bỏ vòng kiểm soát của Nga để gia nhập Liên minh châu Âu, nhưng Nga cũng không phản đối mặc dù trước đó đã từng công nhận nền độc lập của các nước này (và cả của Phần Lan) trong Hiệp ước Versaillles vào năm 1919, kể cả khi hiệp ước này “sáp nhập” các nước nói trên vào Liên Xô theo Hiệp ước Hitler-Staline. Năm 1991, khi Liên Xô tan vỡ, Moskva, từ đó trở đi trở thành thủ đô chỉ của riêng nước Nga, chấp nhận việc ba nước này (và cả Gruzia) không ở trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), qua đó tách số phận của các nước này khỏi số phận của các nước còn lại thuộc Liên Xô cũ.
Trên quan điểm đó, tình hình ở Ukraine là gần như đáng buồn cười: phần lớn nhất trong nền kinh tế của Ukraine và gần như toàn bộ nền công nghiệp của nước này đều hướng sang Nga và các nước khác thuộc CIS.
Trên thực tế, sự xích lại gần với EU dưới hình thức một thỏa thuận hợp tác và đặc biệt là khu trao đổi mậu dịch tự do là một rủi ro đáng ngại đối với nền công nghiệp Ukraine. Khu trao đổi mậu dịch tự do hướng sang phía Tây mở ra một thị trường với 46 triệu dân đối với các nhà sản xuất châu Âu, nhưng chiều ngược lại lại không phải như vậy: trên thực tế không có hàng hóa Ukraine có thể vào được các thị trường ở châu Âu.
Trái lại, thỏa thuận có thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện hàng rào thuế quan ở phía Đông, một thị trường tiêu thụ gần như độc quyền của ngành sản xuất ở Ukraine (chủ yếu là vũ khí và phụ tùng thay thế cho các ngành công nghiệp nặng và chế tạo vũ khí). Đấy là chưa nói đến việc đại bộ phận lượng năng lượng của Ukraine (khí đốt và dầu mỏ) được Nga cung cấp với giá ưu đãi.
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao Nga phải tiếp tục trợ giá cho việc mua năng lượng của một nước sau này sẽ thù địch với mình ? Một điểm khác là nếu không có khoản viện trợ tài chính lớn, Ukraine lúc này đang ở trong tình trạng không thể trả được nợ và dự đoán có thể sắp tới cũng vậy. Và hiện nay người ta cho rằng chỉ có Nga mới có thể đến cứu giúp Ukraine.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, về kinh tế, Ukraine chịu rất nhiều tác động từ Nga. Điều này đã tác động mạnh tới cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Ukraine. Kể từ quý III/2012, Tông san phâm quôc nôi (GDP) của nước này đã liên tục suy giảm. Nga chắc chắn là đang khai thác rất triệt để sự suy giảm của nền kinh tế Ukraine, để tạo ra những lợi thế cho mình.
Cũng theo ông Pierre Lorain, điều rõ ràng là ông Putin là Tổng thống của một nước có 145 triệu dân và bao phủ một diện tích 17 km2, hơn nữa lại là siêu cường hạt nhân, ngang hàng với Mỹ. Khi lên cầm quyền, và được những người ủng hộ là các nhà tỷ phú, ông Putin tiếp quản một nước suy sụp về mặt kinh tế. Cuộc khủng hoảng năm 1998, vốn là hậu quả của việc can thiệp quá mạnh tay vào thị trường thế giới, gây ra hậu quả thảm hại cho Nga. Như vậy, ông thừa hưởng một tình hình rất phức tạp với nạn tham nhũng như phi mã kéo dài cho đến tận bây giờ. Thành công đầu tiên của ông Putin, mà hiện nay ông vẫn luôn nhắc đến, là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách lấy lại số cổ phiếu khí đốt và dầu mỏ từ các nhà tỷ phú để trả về cho Nhà nước quản lý, mở ra một thời kỳ thịnh vượng mới. Người Nga luôn biết ơn ông về điều đó, từ đó giải thích tại sao ông được đại bộ phận người dân tin tưởng.
Nền kinh tế nước này dựa chủ yếu vào khai thác dầu mỏ và khí đốt. Như vậy, cần phải làm sao để giảm nhu cầu về khí đốt và dầu mỏ của Nga. Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Nga đã phải hủy bỏ việc huy động vốn trên các thị trường quốc tế vì tâm lý nghi ngờ đối với đồng rúp và chính quyền Nga ngày càng tăng. Thêm vào đó là tình trạng chảy máu vốn ồ ạt sang Thụy Sĩ hay các thiên đường thuế khác. Đồng rúp mất 8% giá trị kể từ đầu năm đến nay so với đồng đôla và euro. Đó chính là điểm yếu nhất của Nga.
Trong bài phát biểu vào năm 2008 tại Munich của ông Putin đã lý thuyết hóa nhãn quan về một thế giới đa cực không còn dưới sự thống trị đơn phương của Washington. Ông Nikolas Mazzucchi – nhà địa kinh tế học, chuyên gia các vấn đề năng lượng, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) – cho rằng đây là một cách nhìn trung thực về ý định của Nga.
Tuy nhiên, “đa cực” trong nhãn quan của Nga trước hết phải thúc đẩy được sự ổn định chính trị và cho phép Nga mở rộng ảnh hưởng, trước hết là kinh tế, tại các vùng cần triển khai đã được xác định. Nga ý thức được rằng mình không thể đọ sức trực tiếp được với Mỹ hay thậm chí Trung Quốc, từ đó mới có ý định tìm kiếm người tiếp sức ở các vùng, thành lập liên minh hay liên hiệp kinh tế và thao túng các tổ chức quốc tế.
Trường hợp Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là rất thú vị. Khi nhận thấy nhiều nước quyết tâm muốn có được năng lượng hạt nhân (Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Jordan, Saudi Arabia) hay phát triển lĩnh vực này (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc), Nga đã thành công ở chỗ một trong những trung tâm làm giàu urani của nước này được IAEA chọn làm ngân hàng quốc tế vào năm 2010. Điều đó cho phép Nga được hưởng hiệu quả quyền lực của IAEA và qua đó tăng thu nhập của doanh nghiệp Nhà nước quản lý thực thể đó.
Nhãn quan trên được các chính khách và nhà ngoại giao Nga tiếp sức và cho thấy đó rõ ràng là ý định thực sự của Kremlin muốn sử dụng lá bài giảm tương đối sức mạnh của đất nước để được nhìn nhận là ít “gây lo ngại” hơn Mỹ hay Trung Quốc và, như vậy, phát huy được quan điểm của mình trong các khuôn khổ đa phương thông qua các đồng minh tình thế. Mục đích cuối cùng của Nga vẫn là khôi phục sức mạnh của mình, nhưng dưới một hình thức khác so với trong thế kỷ 20.
Theo Báo Tin tức
3 thành phố Ukraine muốn nhập với Crimea
Một nghị sỹ cấp cao của Crimea hôm qua (3/3) cho biết đại diện của 3 thủ phủ hành chính phía nam Ukraine đã bày tỏ mong muốn và sẵn sàng trở thành một phần của nước cộng hòa tự trị này nếu quyền tự trị của Crimea được mở rộng trong cuộc trưng cầu dân ý.
Phó Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crimea, ông Serhiy Tsekov cho biết, các nhà chức trách Crimea đã nhận được nhiều cuộc gọi từ "đại diện của các cơ quan chính quyền địa phương" ở Mykolaiv, Kherson và Odessa.
"Họ nghĩ rằng họ nên sát nhập với Crimea", ông nói.
Nước cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine, nơi sinh sống của chủ yếu là người dân tộc Nga hiện đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại đất nước này. Quốc hội Crimea hồi tuần trước đã bỏ phiếu để thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền tự trị của nước này vào ngày 30/3 tới.
Trong khi đó, trang tin N24 của Đức tối 1/3 vừa qua đưa tin rất nhiều người Crimea mong muốn đưa nước cộng hòa tự trị này sáp nhập trở lại vào lãnh thổ Nga.
Trong các cuộc tuần hành, những người đàn ông trong bộ đồ chiến đấu kiểm soát con phố đi vào thủ phủ Sevastopol ở Crimea và trên đầu họ gài lá cờ Nga. Họ mơ ngày trở lại "đất mẹ" Nga và muốn bảo vệ thành phố quê hương chống lại những người dân tộc chủ nghĩa Ukraine.
Một cựu sỹ quan Nga trong số này nói: "Chúng tôi không muốn bị phát xít điều hành."
Không chỉ có vậy, căn cứ không quân 204 của Ukraine cùng với 49 máy bay chiến đấu cũng đã chọn cách đứng về phía Chính phủ nước Cộng hòa tự trị Crimea và đi theo Nga.
Theo đó, hôm 3/3, ban lãnh đạo căn cứ không quân 204 tại Belbek (Sevastopol) công bố chuyển sang phía nhân dân Crimean. Tại sân bay Bel"bek có 45 máy bay chiến đấu MiG-29 và 4 máy bay huấn luyện L- 39. Trong số này, chỉ có bốn máy bay chiến đấu và một máy bay huấn luyện có thể hoạt động.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều binh lính thuộc Các Lực lượng Vũ trang Ukraine về đầu quân dưới sự chỉ huy của chính quyền nước cộng hòa tự trị Crimea.
Theo một quan chức giấu tên trong chính quyền Crimea, đã có tổng số 5.086 binh lính của Lực lượng Bộ Nội vụ Ukraine, Lực lượng Biên phòng và Lực lượng Vũ trang Ukraine tự nguyện đứng về phía nhân dân Crimea chỉ riêng trong 2 ngày mùng 2 và 3/3 vừa qua.
Thêm nữa, Tư lệnh vừa được bổ nhiệm của hải quân Ukraine đã thề trung thành với khu tự trị Crimea trước mặt lãnh đạo thân Nga của khu vực này vốn không được chính quyền trung ương thừa nhận này.
Chuẩn đô đốc Denys Berezovsky được bổ nhiệm là tư lệnh hải quân hôm 1/3 trong một động thái phản ứng của chính quyền Kiev trước mối đe dọa xâm lược từ Nga. Các lãnh đạo lâm thời của Ukraine đã ra lệnh điều tra ông này về tội phản quốc.
Trước đó, một chiến hạm hải quân của Ukraine - tàu khu trục Hetman Sahaidachny đã thẳng thừng khước từ mệnh lệnh từ phía chính quyền mới của Kiev và đứng về phía Nga. Điều đáng nói hơn nữa là con tàu trở về cảng sau khi tham gia một chiến dịch của NATO ở Vịnh Aden với hiệu kỳ của hải quân Nga tung bay phất phời trên nóc tàu.
Crimea xem xét chỉnh đồng hồ theo giờ Moscow
Trong một diễn biến liên quan khác, nhằm bày tỏ rõ ràng hơn sự "ngả theo phe" Nga của Crimea, các thượng nghị sỹ địa phương đang xem xét việc điều chỉnh giờ của nước này theo giờ Moscow.
Chủ tịch Thượng viện Crimea, ông Volodymyr Konstantynov hôm qua (3/3) cho biết, ông đã triệu tập một cuộc họp nhóm đột xuất nhằm trao đổi ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc vặn nhanh đồng hồ cả nước lên 2 giờ, để trùng với giờ của Moscow.
Đề xuất thay đổi giờ được đưa ra hôm qua (3/3) bởi Phó Chủ tịch Thượng viện Crimea - Serhiy Tsekov với lập luận rằng động thái này sẽ có lợi cho sức khỏe người dân. Được biết ,khoảng 60% dân số ở Crimea là người gốc Nga
Viện dẫn người dân Crimea chủ yếu là người dân tộc Nga, ông nói: "Nhiều năm nay, chúng ta vẫn thường băn khoăn rằng vì sao chúng ta phải sống theo giờ giấc xa lạ với giờ sinh học của chúng ta".
Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa được chính phủ Crimea chính thức đưa ra.
Crimea hiện đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng chính trị nóng bỏng ở Ukraine. Khu vực tự trị này đang quay lưng lại với chính phủ lâm thời mới ở Kiev sau khi chính phủ này lên cầm quyền bằng một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych và có những chính sách phân biệt đối xử nhằm vào những người gốc Nga.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu (EU) chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow.
Người ta tin rằng, những diễn biến ở Ukraine trong thời gian vừa qua được xem là "cuộc đấu" giữa Nga với Mỹ và Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine - chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
10 nước chi tiền ít nhất cho quốc phòng Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây đã công bố báo cáo về chi tiêu quân sự trên toàn thế giới của hơn 172 quốc gia từ 1998 đến nay. Trong bản báo cáo này cũng công bố các quốc gia và vùng lãnh thổ có mức chi tiêu dành cho quân sự cao nhất và thấp, giúp đánh...