Y bác sĩ căng mình chống dịch không ngày nghỉ từ trước tết đến nay ở Hải Dương
Để phòng chống dịch, đội ngũ y tế tại Hải Dương từ những ngày cận tết đến nay chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chăm sóc bệnh nhân 24/24 tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương – Ảnh: PHẠM TUẤN
21h ngày 24-2, bác sĩ Thủy cùng 5 cán bộ trạm y tế xã Tân Trường ( huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vừa mở suất cơm hộp thì xe cứu thương chở 2 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh từ Bệnh viện dã chiến số 2 ( TP Hải Dương) về đến cổng trạm y tế xã. Bác sĩ Thủy vội vàng chạy ra cổng đón 2 ca bệnh đầu tiên của xã khỏi bệnh về nơi lưu trú.
Cả đêm không hết việc
Sau chừng 20 phút làm thủ tục cho 2 nữ nhân viên quán karaoke về cách ly tại nhà 14 ngày, bác sĩ Thủy ăn vội vàng suất cơm rồi đứng dậy nói: “Các chị ở đây nhé, em qua khu cách ly truy vết các trường hợp F1 của 2 ca nhiễm COVID-19 vừa phát hiện”.
Ngoài việc truy vết khẩn những trường hợp nhiễm COVID-19, chị Thủy cùng 2 cán bộ y tế của xã tiếp tục được điều động cùng lực lượng y tế tăng cường lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, có thời điểm lấy mẫu cho 14.200 người dân và khoảng 3.000 công nhân trên địa bàn xã.
“Khi F0 ‘nổ’, chúng tôi xác định phải truy vết thần tốc ngày đêm các trường hợp F1, F2, tập trung lực lượng y tế cùng với công an làm mũi nhọn, gần 1 tháng qua trạm trưởng trạm y tế xã gầy đi nhiều vì nhiều khi trắng đêm cùng chúng tôi” – ông Vũ Văn Thuận, chủ tịch UBND xã Tân Trường, nói.
“Trạm có 6 người thì hơn 20 ngày qua ngày nào chúng tôi cũng phân chia công việc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, khai báo y tế, nhập liệu báo cáo… Ngày nào cũng thế, sớm thì cũng 10h đêm mới xong việc, có hôm làm việc cả đêm không hết.
Ngày 30 tết chị em ở trạm y tế gần như kiệt sức, chúng tôi khi đó nhớ nhà, lúc đó chúng tôi muốn khóc nhưng vì công việc, vì dịch bệnh nên chúng tôi động viên nhau quyết tâm làm mọi việc để làm sao càng sớm đẩy lùi dịch bệnh càng tốt” – bác sĩ Thủy nói.
Các y bác sĩ vẫn lạc quan khi điều trị bệnh nhân trong khu hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương ngày 26-2 – Ảnh: PHẠM TUẤN
Làm việc gấp 10 lần bình thường
Video đang HOT
Ngay khi ca bệnh 1552 được công bố 6h sáng 28-1, Công ty Poyun (Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh) trở thành “ổ dịch” đầu tiên ở Hải Dương.
Ngay trong sáng hôm ấy, bác sĩ Phạm Thị Huyền (khoa nghề nghiệp) được lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương điều động sang khoa xét nghiệm để tăng cường đến Khu công nghiệp Cộng Hòa lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1.000 công nhân Công ty Poyun.
“Hôm ấy chúng tôi chỉ nghỉ ăn cơm một chút buổi trưa rồi lại tiếp tục lấy mẫu đến tối mới về” – chị Huyền nói.
Ba ngày sau đó, chị Huyền cùng nhóm của mình tiếp tục quay lại Chí Linh, lấy mẫu cho toàn bộ công nhân ở Khu công nghiệp Cộng Hòa. Những ngày cận kề tết, nhóm của chị Huyền di chuyển khắp các huyện Cẩm Giàng, Kinh Môn… để lấy mẫu xét nghiệm.
“Dịch bệnh bùng phát mạnh, ngày nào cũng phải làm việc gấp 10 lần so với bình thường nhưng chúng tôi vẫn đồng tâm hiệp lực, dốc sức để cùng toàn dân chống dịch” – chị Huyền nói.
Có những buổi sáng chị cùng nhóm phải lấy khoảng 2.000 mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, thôn. “Nếu không sát thì chỉ cần sai một li là đi một dặm, tôi luôn tâm niệm không được phép sai sót nên tôi luôn phân công công việc rõ ràng, sắp xếp tương ứng với số người dân, số mẫu xét nghiệm và bao quát toàn bộ để không nhầm lẫn” – chị Huyền nói.
“Nhiều khi mệt, cảm thấy quá tải nhưng trong thâm tâm luôn nghĩ mình làm được việc để nhân dân, mọi người, cộng đồng an toàn. Họ ủng hộ thì mình cũng cảm thấy phấn khích thêm, cũng quên đi mệt mỏi và hiểu rằng mình cần cố gắng hơn và làm nhiều hơn thế” – chị Huyền chia sẻ.
Cao điểm 60.000 xét nghiệm trong ngày
Ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, cho biết đợt dịch lần thứ 3 ở Hải Dương là đợt dịch phức tạp, diễn biến khôn lường với tỉ lệ lây lan nhanh. Đối với cán bộ ngành y tế Hải Dương phải căng mình làm việc. Theo ông Tuyến, hằng ngày khối lượng công việc rất lớn, đợt cao điểm có thể thực hiện 40.000 – 60.000 xét nghiệm trong ngày.
“Tất cả các bộ phận của CDC đều phải vào cuộc chống dịch. Chúng tôi không chỉ làm hết 100% sức lực mà có thể lên rất nhiều lần sức lực của anh em CDC. Từ thời điểm bùng phát dịch ngày 27-1 đến nay, chúng tôi chưa có một ngày nào gọi là nghỉ.
Chúng tôi chỉ có thể tranh thủ những khoảnh khắc giữa hai công việc để nghỉ một chút. Chúng tôi dựng giường bạt, ghế gấp lưu động để anh em tranh thủ nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục làm công việc chống dịch như chống giặc” – ông Tuyến nói.
Mẹ ở trạm xá, con 10 tuổi ở khu cách ly
Theo bác sĩ Thủy, đáng thương nhất là nữ y tá Nguyễn Thị Huyền (38 tuổi, ở thị trấn Cẩm Giàng), chồng đi lao động ở Hàn Quốc, đứa con trai 10 tuổi của chị phải đi cách ly tập trung do liên quan đến bệnh nhân 1851, con lớn thì gửi bà ngoại.
“Nhà chị Huyền có 4 người thì ở 4 nơi, con nhỏ bị cách ly 20 ngày một mình, không có mẹ chăm sóc, cháu tự túc hết. Dịch ở xã rất phức tạp, nhân lực ở trạm y tế rất ít nên chị Huyền ở trạm xuyên tết cùng chúng tôi. Chị Huyền cũng mất ăn mất ngủ vì thương con ở khu cách ly một mình nhưng chị vẫn quyết tâm động viên con cố gắng hoàn thành cách ly để mẹ tập trung chống dịch” – bác sĩ Thủy kể.
Cuộc điện thoại sáng mùng 1 Tết và cơn khủng hoảng của nữ bệnh nhân Covid-19
Bà T. trải qua cảm giác từ hân hoan, hạnh phúc bỗng như "hẫng chân rơi xuống vực thẳm" sau cuộc gọi của nhân viên y tế.
Sáng mùng 1 Tết, bà Vũ Thị T., 57 tuổi, quê xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) háo hức thu xếp đồ đạc, chuẩn bị hành lý để rời khu cách ly tập trung. Người phụ nữ trước đó có lịch sử dịch tễ liên quan tới một ca F0 nên phải chuyển tới đây từ cuối tháng 1, đầu tháng 2.
Tối 30 Tết, cán bộ y tế vào phòng 6 người của bà T. thông báo họ gần kết thúc thời gian cách ly, khả năng sẽ được về nhà ngày hôm sau. Bà T. xin về sớm hơn để kịp đón giao thừa, tuy nhiên không được chấp thuận do phải tuân thủ quy định về thời hạn cách ly.
"Tôi mừng lắm, đã gọi điện thông báo với gia đình tin vui này. Tối ấy, chúng tôi chụp ảnh lưu niệm để chia tay" , bà T. kể.
Đúng 10h trưa mùng 1 Tết, bà T. nhận được cuộc gọi từ đầu số lạ.
- Cô có phải Vũ Thị T. không?
- Dạ tôi đây. Tôi sắp được về à bác?
Người phụ nữ vui mừng, lòng đinh ninh sắp được ra về. Tuy nhiên, đầu dây bên kia thông báo bà T. đã có kết quả dương tính SARS-CoV-2, cần chuẩn bị để chuyển tới bệnh viện ngay.
"Như sét đánh ngang tai, không thể tin nổi. Điện thoại rơi xuống, tôi cứ thế òa khóc. Tình huống không thể ngờ tới, nên tôi rất hoảng, chỉ biết khóc thôi", bà T. chia sẻ. Trước đó, bà chỉ biết Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm, cả xã hội đang sợ hãi.
Bà Vũ Thị T. tại Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương chiều 24/2 - Ảnh: Nguyễn Liên
Khủng hoảng lớn khiến bà không dám nghe thêm bất cứ cuộc gọi nào sau đó, kể cả của gia đình. Y bác sĩ liên tục động viên: "Cô bình tĩnh lại. Chúng cháu chỉ đang nghi vấn, chưa có kết quả chính thức". Phía bên ngoài, các gian phòng khác xôn xao: "Bà ấy mắc Covid-19 rồi, phải cho đi ngay không lây sang người khác".
Trưa hôm ấy, một người phụ nữ cùng phòng cách ly với bà T. cũng có kết quả dương tính. Họ phải ra một khu riêng để tập trung, chờ đợi xe đón qua Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương.
"Lúc xuống xe, tôi rất sợ hãi. Vào trong giường bệnh có một chiếc ga trắng, tôi trùm lên người, không dám nhìn ra ngoài, kể cả khi bác sĩ gọi. Tôi hoảng loạn khi nghĩ xung quanh toàn là mầm bệnh Covid-19", bà T. nhớ lại.
Khi vào tới bệnh viện, người phụ nữ 57 tuổi có kết quả khẳng định dương tính. Ngay sau đó, hai người thân trong nhà gồm chồng con phải đi cách ly tập trung. Những người trước đó cách ly cùng phòng phải ở lại thêm 14 ngày.
Bà T. là người đầu tiên của xã Cẩm Đoài được ghi nhận mắc Covid-19. Khi tin tức lan rộng, bà nhận về không ít lời ra tiếng vào, rằng "mang dịch về quê, khiến mọi người bị ảnh hưởng".
Lo lắng về sức khỏe, lại thêm tâm lý bất ổn khi bị chỉ trích, bà T. trải qua chuỗi ngày khủng hoảng. Những hôm đầu, bà không dám rời giường bệnh, không nghe được điện thoại của mọi người vì cứ nghe điện thoại là khóc, không nói được.
Chỗ dựa duy nhất lúc này của người phụ nữ là các y bác sĩ. "Họ động viên tôi rằng bệnh này chỉ như cảm cúm thông thường, bảo tôi đừng sợ, cứ cố gắng điều trị rồi sẽ nhanh ổn lại. Bác sĩ khuyên không nên quá suy nghĩ về những lời chỉ trích, chỉ cần tập trung chăm lo cho sức khỏe", bà T. kể.
Nghe lời an ủi, bà T. bình tĩnh hơn. Bệnh nhân may mắn không có triệu chứng trong suốt quá trình mắc bệnh nên chỉ tập trung ăn uống, tập luyện để nhanh khỏe. Khoảng 5 ngày sau nhập viện, bà có kết quả âm tính SARS-CoV-2 lần đầu, được chuyển sang khu âm tính.
Lúc này, người phụ nữ một lần nữa gặp cú sốc lớn khi vừa tới được 1 hôm, bác sĩ lại thông báo phòng có 3 người tái dương. "Ba ngày liên tiếp, tôi thức trắng vì sợ người tiếp theo sẽ là mình. Tới nỗi sau đó phải xin bác sĩ thuốc ngủ, thuốc đau đầu uống để ngủ được", bà kể.
Bà Vũ Thị T. cùng các bệnh nhân Covid-19 khác tại buổi lễ công bố khỏi bệnh chiều 24/2 - Ảnh: Nguyễn Liên
Ngày 24/2, bà T. có đủ 4 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2, được Bệnh viện dã chiến số 2 công bố khỏi bệnh. Bà tâm sự, phải tới tối hôm trước lễ công bố khỏi bệnh, bà mới có một giấc ngủ trọn vẹn.
"Tôi thật sự hạnh phúc và biết ơn các y bác sĩ đã chữa bệnh cho tôi. Rất muốn được ôm chặt họ để cảm ơn nhưng vì vẫn phải tiếp tục cách ly với mọi người nên không được", người phụ nữ cười rạng rỡ, chia sẻ với VietNamNet trong ngày ra viện.
Khi về nhà, bà T. sẽ tự cách ly tiếp trong 14 ngày và được y tế địa phương giám sát.
Đến nay, Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương đã điều trị khỏi 61/352 bệnh nhân Covid-19, còn 291 trường hợp đang điều trị.
Thêm 17 bệnh nhân Covid-19 ở Hải Dương khỏi bệnh Chiều 24/2, Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương (Bệnh viện Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương) tổ chức lễ công bố khỏi bệnh cho 17 người mắc Covid-19. Các trường hợp ra viện hôm nay trong khoảng 19 tới 58 tuổi. Tất cả đều không có diễn tiến đặc biệt trong suốt quá trình điều trị. Đa số bệnh...