Xuýt xoa ăn đặc sản “tôm bay” của người Tày Vĩnh Yên, đúng mùa gặt mới chuẩn vị
Bùi bùi, ngọt ngọt, vị khó tả, “ tôm bay rang lá chanh” là món đặc sản mùa gặt chỉ có thể tìm thấy ở các vùng thôn quê lúa vàng, đồng xanh.
“Tôm bay” là cái tên người Tày ở vùng cao Vĩnh Yên (Bảo Yên – Lào Cai) đặt cho loài côn trùng bay nhiều vào mùa gặt. Thực chất chúng là loài muồm muỗm cùng họ muồm muỗm, muồm muỗm nhưng mình thon dài, có nhiều càng giống con tôm.
Cứ đến hè, người dân lại mang vợt lưới lên núi vợt “tôm bay”. Muồm muỗm thường bậu trên lá cây, thân có màu xanh, nhiều càng, có hai cánh bay. Muồm muỗm sinh trưởng nhiều và sống theo bầy đàn. Thức ăn chủ yếu của muồm muỗm là sương núi và lá cây non. Vì thế, đây là loài côn trùng sạch, giàu giá trị dinh dưỡng. Người vùng cao Vĩnh Yên từ lâu coi loài muồm muỗm là một đặc sản.
Loài này tuy nhiều nhưng rất khó kiếm bởi chúng có cánh bay và càng bật rất nhanh. Nếu không nhanh tay thì khó có thể bắt được chúng. Người ta dùng tấm lưới và may thành những chiếc vợt lớn có cán cầm dài dùng để vợt muồm muỗm. Mỗi lần gặp đàn này, vợt có thể được hàng trăm con.
Khi gỡ muồm muỗm ra khỏi lưới cũng phải biết cách, nếu không cẩn thận sẽ bị cắn vào tay, vô cùng đau đớn. Theo kinh nghiệm của người dân, khi cầm muồm muỗm phải tóm thật chắc vào phần gáy, giữ đầu không cho nó quay lại cắn.
Khi bắt muồm muỗm về, muốn ngon phải chế biến ngay. Nếu để muồm muỗm chết sẽ mất đi độ ngon và giá trị dinh dưỡng. Khâu sơ chế muồm muỗm cũng không đơn giản. Đầu tiên ta vắt cánh, bẻ chân, ngắt đầu, rút ruột con muồm muỗm rồi ngâm vào nước vo gạo hoặc nước muối tầm 30 phút để loại hết chất bẩn ra ngoài rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Những con muồm muỗm luộc chín béo ngậy.
Một số nơi, người dân cho nguyên bầy muồm muỗm vào chai, thêm nước sôi rồi xóc mạnh. Những con muồm muỗm trước khi chết sẽ giãy đạp nhau rụng cánh rụng càng. Một lát sau đổ ra chậu nước lã, loại bỏ sạch cánh, càng, bỏ phần đầu và ruột, để ráo nước.
Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn với lá chanh vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất.
Trước khi rang phải luộc qua muồm muỗm để loại bỏ mùi tanh. Luộc muồm muỗm chỉ cần 4 phút là đủ, khi luộc lửa phải đỏ đều, bỏ thêm lá chanh và sả cho thơm, sau đó vớt muồm muỗm ra để ráo nước.
Video đang HOT
Bắt đầu rang thì bắc chảo nóng, cho dầu hoặc mỡ vào, sau đó trút muồm muỗm vào chảo, nêm gia vị ớt cay, tiêu, sả băm nhỏ, hành tăm, thêm một ít mật mía, rồi đảo nhanh tay.
“Tôm bay” rang lá chanh là món ăn đặc sản của người Vĩnh Yên (Lào Cai).
Khi rang cũng phải lưu ý không đảo nhiều bằng đũa, vì dễ làm nát món ăn, mà chỉ cầm quai chảo xóc đều cho muồm muỗm thấm gia vị. Ai muốn ăn đậm đà thì nên ướp muồm muỗm với ít muối trước khi rang. Để món muồm muỗm ngon, giòn và dai có thể cho thêm ít nước dưa muối hoặc nước cà muối vào rang cùng.
Lúc mới rang muồm muỗm sẽ có mùi ngai ngái nhưng khi rang đủ độ, thân muồm muỗm có độ trong, giòn, chuyển màu nâu cánh gián và tỏa mùi thơm ngào ngạt tức là đã đạt yêu cầu. Hạ nhỏ lửa, nêm nước mắm vừa miệng, rắc lá chanh thái chỉ (lá chanh nên dùng nhiều một chút cho thơm) đảo đều rồi tắt bếp.
Món “tôm bay” có mùi vị khá đặc biệt. Khi rán trên chảo mỡ, muồm muỗm đã tỏa mùi thơm ngậy. Khi thưởng thức, muồm muỗm có vị thơm, vị béo, vị ngọt. Gia vị để chấm “tôm bay” là tương ớt trộn lẫn hạt mắc khén.
Muồm muỗm rang thơm ngon làm say lòng du khách.
Nếu sợ ngấy thì ta có thể làm muồm muỗm nướng. Lấy một cái que xiên qua mình con muồm muỗm rồi đem nướng trên bếp lửa. Mới chỉ nghe tiếng mỡ của nó chảy xèo xèo xuống than hồng thôi đã thấy sự thèm. Chừng vài phút sau, khi cánh và chân muồm muỗm cháy hết chỉ còn trơ lại mỗi cái thân tròn, căng, vàng óng, thơm phức thì lấy xuống gỡ ra đĩa. Món này vẫn có vị ngọt ngọt, bùi bùi “chuẩn chỉnh” nhưng lại không có vị béo ngấy của dầu mỡ.
Muồm muỗm rang từ lâu đã là món ăn phổ biến nhất trong mâm cơm ngày mùa, là món khoái khẩu của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ vùng quê. Cứ đến mùa thu hoạch lúa người ta lại mong muốn được thưởng thức món muồm muỗm giòn tan trong miệng, vị ngọt lạ hòa cùng cảm giác tê tê gây kích thích, khiến thực khách bỏ qua sợ hãi ban đầu mà không thể chối từ.
Theo Nguoiduatin
"Pẻng tải" món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
"Pẻng tải" (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh đê cúng tổ tiên, biêu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức.
Ngày nay đồng bào các dân tộc Tày - Nùng ở khu vực miền núi phía Đông Bắc vẫn giữ được những phong tục, nét văn hóa đặc trưng riêng có. Đặc biệt, dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ "Pây tai" (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình. Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau.
Đây là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng xứ Lạng trong dịp Rằm tháng 7
Trong giỏ quà mang biếu bố mẹ vợ sẽ không thể thiếu 1 con vịt và vài thếp bánh gai (Pẻng tải). Theo quan niệm, bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là Pẻng tải (bánh đeo).
Gạo để làm loại bánh này phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá hoặc xát bằng máy thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước. Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên - loại đường làm thủ công từ cây mía được thái nhỏ. Người ta nhào đường này, lá gai với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn.
Thứ bột nếp trắng tinh được trộn với lá gai và đường phên sẽ giã nhuyễn dẻo trong chiếc cối bằng đá.
Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức. Pẻng tải được gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín.
Nhân đỗ xanh thơm ngon được nấu chín để làm nhân bánh gai.
Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu, ăn không ngấy.
Bánh được làm và giã theo cách thủ công nên dẻo và mềm hơn so với làm bằng máy móc.
Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng. Chính từ những món ăn, những món bánh đặc trưng của người dân tộc nơi đây đã tạo nên 1 nét văn hóa riêng có.
Dù ai đi xa quê, đến ngày này, họ cũng cùng nhau trở về để dâng lên tổ tiên những lễ vật và cùng nhau thưởng thức món bánh gai thơm ngon do chính tay tự làm.
Bánh được gói bằng lá chuối xanh nên có thêm mùi thơm của lá chuối.
Hết Rằm, người dân quay lại với công việc đồng áng. Lúc lên nương rẫy họ vắt bánh lên vai như cách vắt một chiếc khăn mặt ở cổ. Chiếc bánh trở nên gần gũi, quen thuộc trong lối sống của họ. Đặc biệt, trẻ em Nùng luôn yêu thích, lớn lên trong mùi vị béo ngậy thơm ngọt của chiếc bánh. "Pẻng tải" từ đó cũng trở thành món bánh gắn kết, thành đặc sản - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Nùng xứ Lạng.
Theo Danviet
Đặc sản truyền thống của người Nhật khiến du khách "rợn người" Những con ấu trùng thủy sinh sống dưới đáy bùn lầy được người Nhật xem là một món ăn truyền thống và muốn lớp trẻ hãy giữ gìn nền ẩm thực có từ lâu đời này. Món ăn từ ấu trùng thủy sinh không thực sự phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản, nó chỉ có ở tỉnh Nagano, nơi mà những...