Xuyên tạc lịch sử, xúc phạm Tướng Giáp, báo TQ chỉ lừa được dân TQ
Xúc phạm Tướng Giáp, xuyên tạc lịch sử, báo Hoàn Cầu TQ chỉ lừa được một số không nhiều người vốn thường xuyên bị nhồi sọ bằng các tư tưởng cực đoan, dân tộc CN.
Tin tức từ thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 cho thấy Cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc này liên tục tung ra các luận điệu chống phá Việt Nam nhằm yểm trợ cho âm mưu bành trướng Biển Đông, kích động dư luận trong nước của Bắc Kinh.
Tờ báo này vừa có bài viết trong đó có phần nội dung xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi kéo dòng title với nhan đề: “Năm 1975, Võ Nguyên Giáp chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc“.
Đại tướng QĐNDVN Võ Nguyên Giáp.
Bài báo của tờ Thời báo Hoàn Cầu có nội dung giống bài bình luận xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề: “Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc” do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu (Hoàn Cầu là bản điện tử) xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo ký tên Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc đã dùng những lời lẽ khó chấp nhận để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thời báo Hoàn Cầu đã ngang nhiên, không chút xấu hổ đưa ra nhận định vô căn cứ rằng: “Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình”.
Lập luận và tuyên truyền của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước các quy định của công pháp quốc tế vì bản thân TQ đã cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ. Theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký, Cộng hòa Pháp trước đó đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bàn giao hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền cho các chính thể ở miền Nam Việt Nam.
Tờ Hoàn Cầu đã xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi xuyên tạc rằng: “Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đánh nhau với hải quân Việt Nam Cộng hòa, sau đó bức hải quân Nam Việt phải rời khỏi Hoàng Sa. Bắt đầu từ lúc này, lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu thay đổi rõ rệt, tranh chấp biển đảo giữa 2 nước bắt đầu từ đây.
Tháng 4/1975, (Tướng -PV) Võ Nguyên Giáp đã gửi quân lệnh đặc biệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu nắm chắc thời cơ lên kế hoạch tác chiến, thời cơ đến lập tức chiếm tiếp quản Trường Sa. Ngày 13/4 Võ Nguyên Giáp chỉ thị, quân đội Nam Việt rút khỏi đảo nào, Bắc Việt chiếm (tiếp quản) đảo đó lập tức”…
Ngày 5/6/1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video đang HOT
Rõ ràng, khi theo dõi các thông tim, bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, miệt thị người Việt trên báo chí TQ nói chung và Thời báo Hoàn Cầu nói riêng, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy rằng, mưu đồ xuyên suốt của cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh là chọc ngoáy, kích động dư luận trong nước nhằm tìm kiếm sự hậu thuẫn từ dư luận trong nước cho tham vọng chiếm trọn Biển Đông.
Việc báo TQ đăng bài xúc phạm Tướng Giáp,xuyên tạc lịch sử, báo Hoàn Cầu TQ bộc lộ bản chất xấu xa của những người thai nghén, dung dưỡng cho tờ báo này. Hơn nữa, những luận điệu xuyên tạc này chỉ đánh lừa được một số không nhiều người vốn thường xuyên bị nhồi sọ bằng các tư tưởng cực đoan, dân tộc chủ nghĩa mà thôi – PV.
Lâu nay Trung Quốc vẫn hung hăng tuyên bố chủ quyền trên các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm ở biển Đông. Tuy nhiên, điều này không được quốc tế công nhận. Thậm chí, mới đây, Mỹ còn thách thức Trung Quốc đưa ra bằng chứng.
“Trung Quốc bảo họ có chủ quyền rõ ràng và không tranh cãi tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông nhưng các tuyên bố chủ quyền đó thậm chí cũng không thể được gọi là tuyên bố, mà chỉ là cách lập luận”, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu.
Báo Phillippine Star hôm 29/6 dẫn lời ông Blinken nói rằng nếu Trung Quốc mà đưa ra được các bằng chứng cho thấy nước này có chủ quyền trên các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm ở biển Đông, Mỹ sẽ ủng hộ Trung Quốc 100%.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken.
Ông Blinken cho biết trong cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung vừa qua, Mỹ đã nêu rõ với Trung Quốc rằng nước này đừng có mong đợi những quốc gia khác đi vào một tiến trình ngoại giao chẳng tới đâu khi Trung Quốc tự tạo ra các “việc đã rồi” trên Biển Đông.
Ông Blinken nói: “Chúng ta đang chứng kiến hành động của Trung Quốc cố tình đơn phương và cưỡng ép nhằm thay đổi hiện trạng – hành động phạm pháp mà cả Mỹ và các đồng minh của chúng tôi đều chống lại”. Ông cũng kêu gọi ngưng các hành động cải tạo, bồi đắp phi pháp trên biển.
Theo Người đưa tin
Tướng Hương phản bác sự xuyên tạc, miệt thị của Thời Báo Hoàn Cầu
"Chúng ta im lặng đồng nghĩa với tạo cơ hội cho Trung Quốc thực hiện chiến thuật việc đã rồi và chuyện trái nhưng nói lâu năm thành chuyện phải", Tướng Huỳnh Đắc Hương nói.
Mặc dù đã bước sang tuổi 95, nhưng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị vẫn dành 8 tiếng trong ngày để làm việc cũng như nghiên cứu về diễn biến, tình hình mới nhất về Biển Đông.
Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, vị tướng từng nhiều lần vào sinh ra tử trên khắp các chiến trận bày tỏ sự căm phẫn trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Đặc biệt là mới đây, tàu Trung Quốc đã tấn công và cướp nhiều tài sản của tàu Việt Nam.
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị. (Ảnh: Cao Tuân)
Tướng Hương cho rằng: Rõ ràng, Trung Quốc đang muốn mở rộng bờ cõi bất hợp pháp và thâu tóm Biển Đông. Đó là quyết tâm lâu dài mà Trung Quốc sẽ thực hiện chứ không phải nhất thời.
"Chính sách của Trung Quốc kiểu như "tằm ăn lá dâu", nghĩa là cứ gặm dần từ miếng này sang miếng khác. Điều đó thể hiện qua rất nhiều hành động phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông", ông nói.
Tướng Hương phân tích: Trung Quốc vẫn một mặt đồng ý hợp tác với các nước láng giếng, thúc đẩy hòa bình nhưng một mặt lại có những động thái coi thường luật pháp. Từ va chạm tàu của ngư dân Việt Nam cho đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phépgiàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam rồi việc Trung Quốc ráo riết xây dựng những hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm thực hiện chiến lược bành trướng của mình.
"Việc phá tàu cá là một trong nhiều việc làm sai trái của Trung Quốc chứ không phải là nhất thời. Nếu chúng ta không ngăn chặn, họ sẽ làm nhiều việc ngang ngược hơn thế", ông nhận định.
Tướng Hương cũng cho rằng, đường lối Đảng và Nhà nước chọn phương pháp đấu tranh bằng pháp lý tôi thấy rất đúng đắn. Tuy nhiên chúng ta phải thật tích cực hơn bằng nội lực của mình chứ không thể chờ đợi hòa khí của Trung Quốc cũng như sự ủng hộ của thế giới.
Bởi theo ông, Trung Quốc rất khôn khéo khi luồn lách nhằm giữ quan hệ song phương và thực hiện chiến thuật "việc đã rồi" và "chuyện trái nhưng nói lâu năm thì nó thành chuyện phải".
"Trong Luật của Quốc tế cũng có quy định mọi việc đôi co với nhau trong 50 năm giải quyết không được thì người bị kiện vẫn giữ được quyền lợi của mình. Bây giờ Việt Nam là bên nguyên, đang có thể kiện Trung Quốc. Chúng ta còn hơn 40 năm nữa liệu rằng nếu không quyết liệt thì có giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ không?", nguyên Cục trưởng Tổng cục Chính trị đặt vấn đề.
Bãi đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp và xây sân bay, cầu cảng tại đây phục vụ mưu đồ lâu dài độc chiếm Biển Đông thành ao nhà và đang bị thế giới lên án. (Ảnh: Tư liệu)
Qua cập nhật tình hình ngoại giao, Tướng Huỳnh Đắc Hương đánh giá cao về chuyến thăm của người đứng đầu Lầu Năm Góc Ash Carter đến Việt Nam, trong chuyến công du này Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng ký một tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng triển vọng trong 20 năm tới.
Theo ông, vấn đề Biển Đông không phải việc của riêng Việt Nam với Trung Quốc mà còn ảnh hướng đến giao thương của thế giới. Mỹ đã có những hành động tích cực để Trung Quốc thấy rằng: Không phải thích làm gì cũng được!
Vai trò của báo chí trong công cuộc tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo
Vị tướng đã bước sang tuổi 95 cũng bày tỏ sự bức xúc trước việc tờ Thời báo Hoàn Cầu phiên bản điện tử của Nhân Dân Nhật Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc gần đây liên tục cho đăng tải các bài viết đả kích, xỏ xiên, miệt thị người Việt khi chứng kiến quan hệ Việt - Mỹ đang có những bước tiến mới theo thời gian, tình hình mới.
"Tôi nói thế này để mọi người hiểu. Khi tờ báo của Trung Quốc nói gì sai là ta phải phản bác, ngăn chặn ngay ngay. Bây giờ, có thể nó là một bài viết mang tính kích động nhất thời, nhưng trong cuộc chiến lâu dài để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nó lại được coi là chứng liệu của lịch sử để thế giới nhìn nhận lại.
Ngược lại, nếu báo chí Việt Nam đưa ra những thông tin đúng và phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc sẽ khiến thế giới thấy được sự quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chủ quyền biển đảo", Tướng Hương nói.
Quan hệ Việt - Mỹ có những biến chuyển tích cực dựa trên tinh thần cùng hợp tác, cùng phát triển, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc lại tỏ ra ghen ghét, đố kị, nỗ lực để chia rẽ
Tướng Hương nói thêm: Như liên quan đến Biển Đông, Trung Quốc đang cố tình nói nhiều, nói lắm để khẳng định đây là vùng đất của họ, họ cho dân đến ở và họ xây dựng các hệ thống quân sự. Trung Quốc đang khiến thế giới tưởng họ làm đúng và từ đó hợp thức hóa hành động phi pháp của mình.
Tướng Hương cũng đề cao vai trò của báo chí trong công cuộc tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Theo ông, Việt Nam không chỉ đấu tranh bằng pháp lý, bằng ngoại giao mà cần mạnh mẽ về mặt tuyên truyền để người dân Việt Nam cũng như bạn bè thế giới lên tiếng phản đối về hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
"Gần đây mình làm tuyên truyền tốt hơn chứ trước đây mình không coi trọng việc này. Bản thân thế giới không rõ thực hư thế nào, không rõ tranh chấp trên biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam ra sao. Bây giờ mình có cái lợi là cả thế giới đều phản ứng chuyện này, cả nhiều nước lớn cũng có ý kiến, kể cả Mỹ cũng cương quyết phản ứng", ông nói.
Theo lời tướng Hương, khi thế giới chưa hiểu hết bản chất tình hình Biển Đông thì chúng ta phải nói. Nói để thế giới hiểu và chia sẻ. Việt Nam Phải chứng minh rằng đây là cuộc đấu tranh liên tục và lâu dài để bảo vệ lẽ phải. Việt Nam không dùng súng đạn mà cần dùng lời nói, sự căm phẫn để thể hiện cuộc đấu tranh trong hòa bình.
"Chúng ta nên khuyến khích người dân tiếp cận thông tin chính thức qua báo chí. Bởi Việt Nam cần phải đấu tranh bằng pháp lý, bằng con đường ngoại giao và qua báo chí để tăng cường tuyên truyền cho người dân trong nước nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất và lên án hành động sai trái của Trung Quốc", Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương nhấn mạnh.
Sức mạnh của Việt Nam là ở chân lý và pháp lý Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương cũng chia sẻ: "Chúng ta cần nâng cao công tác tuyên truyền về vấn đề Biển Đông đến toàn dân. Không chỉ tuyên truyền trong nước mà chúng ta phải tuyên truyền ra cả thế giới những chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông. Bởi Trung Quốc đã tuyên truyền rất mạnh khiến một bộ phận thế giới đang hiểu lầm rằng Trung Quốc đúng trong vấn đề Biển Đông. "Sức mạnh của Việt Nam hiện nay chính là ở chân lý và pháp lý. Với phương châm thực hiện đường lối hòa bình, chúng ta có điểm mạnh hơn Trung Quốc. Sự kiên cường và bất khuất là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh Việt Nam. Truyền thống hàng nghìn năm nay có thể gặp những khó khăn ban đầu nhưng sẽ có chiến thắng cuối cùng", tướng Hương nhấn mạnh.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Cao Tuân
Theo_Người Đưa Tin
Động thái lạ của Bắc Kinh với phe đối lập Myanmar Thời báo Hoàn cầu có bài xã luận nhận định bà Suu Kyi sẽ trở thành "một người bạn tốt của Trung Quốc". South China Morning Post ngày 10/6 đưa tin, bà Aung San Suu Kyi (69 tuổi), lãnh đạo đối lập Myanmar đến thăm Trung Quốc với tư cách là một phụ nữ tự do và là một chính trị gia trước...