Xuyên đêm đưa bé 10 ngày tuổi về quê tránh dịch
Gặp người phụ nữ dân tộc Mông và đứa con 10 ngày tuổi ngồi bên vệ đường chốt kiểm dịch, Hoàng Quân đề nghị đưa họ về quê, dù biết quãng đường là 860 km.
“Đây là chuyến đi không có trong kế hoạch”, Hoàng Quân, 36 tuổi, một nhà báo sống tại Đà Nẵng nói.
Chiều 26/9, tại chốt kiểm dịch huyện Hòa Vang, anh Quân gặp đoàn người trên đường hồi hương từ Bình Phước về Nghệ An, trong đó có người mẹ tay ôm chặt đứa trẻ dường như mới sinh, ngồi vạ vật bên vệ đường. “Trong một thoáng chốc, tôi quyết định sẽ đưa hai mẹ con họ về nhà dù đường xa đến đâu”, anh hồi tưởng.
Hoàng Quân (tay phải) và vợ chồng Xồng Y Rê và đứa con 10 ngày tuổi tại chốt kiểm dịch Hòa Vang, Đà Nẵng chiều 26/9. Ảnh: Hoàng Quân.
Hỏi chuyện, anh Quân được biết người mẹ trẻ là Xồng Y Rê, 19 tuổi, dân tộc Mông ở xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, Nghệ An. Bốn tháng trước, Y Rê cùng chồng Và Bá Tồng, 21 tuổi, bỏ quê vào Bình Phước cạo mủ cao su thuê.
Nghề cạo mủ cao su phải làm việc về đêm. Được một tháng Y Rê xin nghỉ vì không đủ sức, kinh tế chỉ phụ thuộc vào chồng. Đầu tháng 8, Covid-19 bùng phát, công việc tạm ngưng, Và Bá Tồng sợ vợ bầu nhiễm bệnh nên rủ vài người về quê bằng xe máy nhưng không được vì tỉnh đang áp dụng giãn cách.
Video đang HOT
Đến giữa tháng 9, tiền tích lũy của hai vợ chồng cạn dần. Ngày vợ sinh em bé, nỗi lo sợ Covid-19 lại bủa vây Và Bá Tồng nên con vừa đầy tuần, họ lại chất đồ lên xe, cùng 2 cặp vợ chồng khác tìm đường về quê. Thời điểm này, Bình Phước cũng đã mở cửa nhiều hoạt động sau giãn cách xã hội.
Một giờ sáng 24/9, Xồng Y Rê nhét tờ giấy xét nghiệm âm tính với nCoV vào ba lô, bọc con trong chiếc chăn, leo lên xe chồng bắt đầu hành trình hồi hương. Trời mưa tầm tã, hai mẹ con co ro trong chiếc áo mưa, cố co kéo không làm thằng bé ướt.
Biết quãng đường từ Hòa Vang về đến nhà vợ chồng Y Rê còn khoảng 860 km, anh Quân vẫn quyết định đưa hai mẹ con họ và vợ chồng người chú họ, cũng là thành viên trong đoàn, lên xe ô tô. Người chồng vì không muốn bỏ lại chiếc xe máy, đành lái xe chạy theo sau.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, mưa xối xả suốt hành trình. Trên đường đi, Quân thấy mực nước hai bên đường đã dâng cao, có nơi ngập hết hoa màu, một số đoạn nước cao nửa bánh. Anh chỉ dừng hai lần bên đường ăn uống tạm, 5 lần khai báo y tế và cam kết không “đi ngang rẽ tắt”.
Sau 11 tiếng chạy xuyên đêm, hành trình kết thúc lúc một giờ sáng ngày 27/9 tại chốt kiểm dịch vòng xoay cầu Bến Thủy 2, Nghệ An. Tại đó, cháu bé 10 ngày tuổi và mẹ được xe của huyện Kỳ Sơn chờ đón.
Anh Hoàng Quân (phải) và những người Mông hồi hương, dừng chân ăn cơm trên địa phận tỉnh Quảng Bình, ngày 26/9. Ảnh: H.Q
Ông Lê Hồng Lập, trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn cho biết, anh Quân định đưa mẹ con Xồng Y Rê về tận khu cách ly ở huyện. “Nhưng đêm tối, trời mưa, đường khó nên chúng tôi thuê xe xuống chốt kiểm dịch vòng xoay Bến Thủy cách huyện gần 300km để đón mẹ con họ, đỡ vất vả cho anh Quân”, ông Lập nói.
Suốt chặng đường, mỗi khi đi qua một chốt kiểm dịch của các tỉnh, anh Quân lại được anh em bạn bè chia sẻ khó khăn. Nhóm nhà báo và nhà hảo tâm ở Đà Nẵng tặng hai triệu đồng làm lộ phí. Một người ở Quảng Trị biếu 5 triệu nhưng anh đưa lại cho gia đình Xồng Y Rê, chỉ giữ đủ tiền đổ xăng. Bạn bè ở Quảng Bình chờ sẵn tại chốt, gửi lên xe mấy hộp cơm nóng hổi, cùng nhiều lời động viên.
Dù đôi lúc trong hành trình, người đàn ông này thấy mệt mỏi bởi người Mông không chịu ăn cơm hay nhất quyết yêu cầu “phải đưa về tới tận nhà”. Quân động viên họ ăn uống cho lại sức, đồng thời giải thích vì sao không về nhà ngay mà phải đi cách ly…
Cậu bé Và Tiểu Bảo, 10 ngày tuổi, tại chốt kiểm dịch huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) hôm 26/9. Ảnh: Hoàng Quân.
Hoàn thành nhiệm vụ cũng là lúc bước sang một ngày mới. Quân được bạn bè thu xếp nơi ăn ngủ, nghỉ ngơi trước khi quay xe trở lại Đà Nẵng. Vì không muốn ảnh hưởng công tác chống dịch của địa phương, anh đã ngủ ngay trên xe.
8 giờ sáng 28/9, Hoàng Quân đang lái xe trở về Đà Nẵng, nhận được điện thoại của Và Bá Tồng báo đã về đến khu cách ly cùng vợ con từ đêm hôm trước. “Thật tốt vì mọi người đã an toàn”, anh chốt cuộc gọi.
“Giữa giông lốc cuộc đời, có lúc tôi vượt rào trong sự chấp nhận được bởi trái tim mách bảo. Có thể giúp đỡ người khác cũng là một giá trị sống tốt”, anh Quân viết lên trang cá nhân trên đường về.
Chuyên cơ đưa đoàn y, bác sĩ tiếp viện miền Nam và công dân Bắc Giang trở về
Ngày 5/9, Bamboo Airways triển khai các chuyến bay đưa công dân Bắc Giang từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hồi hương an toàn; đồng thời, chuyên chở đoàn y, bác sĩ từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh chống dịch, nối tiếp chuỗi hành động vì cộng đồng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Các chuyến bay mang số hiệu QH9202, QH9204 và QH9206 do Bamboo Airways khai thác lần lượt khởi hành từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ, 12 giờ 15 phút và 13 giờ 30 phút đã hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Trở về trên hành trình này là 600 công dân Bắc Giang đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Những công dân này đa phần là người có bệnh hiểm nghèo, ốm đau dài ngày, phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có hoàn cảnh khó khăn, người 70 tuổi trở lên, đối tượng khuyết tật nặng, người lao động thất nghiệp dài ngày... đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bamboo Airways triển khai ba chuyến bay đưa hơn 600 công dân Bắc Giang về quê.
Quy trình khai thác chuyến bay tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Tất cả hành khách được sàng lọc yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trong thời gian không quá 72 giờ trước giờ bay. Trong suốt thời gian bay, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đều trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
UBND tỉnh Bắc Giang đã lên phương án chi tiết để phối hợp, bố trí công tác đưa đón, xét nghiệm, sàng lọc và tổ chức cách ly tập trung công dân theo từng huyện/thành phố, đảm bảo tối đa an toàn phòng chống dịch và đảm bảo các chế độ, chính sách cho người dân theo quy định. Công dân trở về phải cách ly tập trung tại các khu cách ly tập trung 14 ngày và 7 ngày tiếp theo tại nhà.
Cùng ngày, chuyến bay QH9203 của Bamboo Airways chuyên chở đoàn y bác sĩ của Học viện Quân y và Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) vào TP Hồ Chí MInh, nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong công tác phòng chống dịch. Đoàn bác sĩ chuyên khoa Xét nghiệm của Học viện Quân y sẽ nhận nhiệm vụ tại Cơ sở II Học viện Quân y tại TP Hồ Chí Minh, đảm trách công tác xét nghiệm COVID-19 cho bệnh nhân. Đoàn công tác gồm các y, bác sĩ và điều dưỡng thuộc các khoa Điều trị tích cực, Hồi sức cấp cứu, Cấp cứu chống độc... của Bệnh viện Nhi Trung ương, sẽ chi viện cho Bệnh viện Hồi sức 1.000 giường thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đoàn công tác được sàng lọc yếu tố dịch tễ và xét nghiệm trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay. Các quy trình phòng, chống dịch bệnh theo quy định đều được áp dụng nghiêm ngặt trước, trong và sau hành trình bay. Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Bamboo Airways tiến hành phun khử khuẩn mặt đất, khoang hành khách và hầm hàng.
Dồn lực thực hiện 'luồng xanh' vận tải hàng hóa Vận tải hàng hóa thiết yếu cung ứng kịp thời cho các địa phương vùng dịch phía Nam hiện là yêu cầu cấp bách. Tổng Cục đường Bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) đã công bố khá chi tiết "luồng xanh" quốc gia trong vận tải hàng hóa, nhưng có nhiều vướng mắc vẫn cần được tháo gỡ kịp thời. Các địa phương cần...