Xung quanh việc Mỹ tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022
Thông tin về việc Mỹ cân nhắc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Olympic mùa Đông Bắc Kinh tổ chức tháng 2/2022 tại Trung Quốc cho thấy sự cạnh tranh địa chiến lược ảnh hưởng đến các cuộc tranh tài thể thao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự hội nghị trực tuyến cùng Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Tờ Washington Post ngày 17/11 đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến thông qua đề xuất không cử các quan chức nước này đến dự Olympic mùa Đông Bắc Kinh. Theo thông lệ, Nhà Trắng thường cử một đoàn đại biểu tới dự lễ khai mạc và bế mạc Olympic.
Một số nghị sĩ đảng Cộng Hòa thậm chí nói rằng có khả năng vận động viên Mỹ sẽ không dự thế vận hội ở Bắc Kinh.
Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Andrew Bates ngày 16/11 chia sẻ với các phóng viên: “Tôi không có gì để bổ sung vào chủ đề này. Nhưng tôi có thể khẳng định với các bạn rằng điều này không nằm trong trao đổi giữa Tổng thống Biden và ông Tập Cận Bình”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong tháng 10 đề cập rằng Washington đang thảo luận điều cần thực hiện cùng các đồng minh, dấu hiệu cho thấy một “mặt trận” rộng lớn hơn. Ông Blinken khi đó nói: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng minh, đối tác và nhiều quốc gia trên thế giới về việc họ nghĩ như nào về thế vận hội, về việc tham dự”.
Video đang HOT
Olympic mùa Đông Bắc Kinh dự kiến được tổ chức từ 4/2 đến 20/2/2022. Khi phóng viên đặt câu hỏi về hạn chót để Mỹ và các quốc gia ra quyết định, Ngoại trưởng Blinken đáp: “Thế vận hội đang đến gần, vào tháng 2 đầu năm sau do vậy sẽ trước thời điểm này”.
Kênh CNN (Mỹ) đánh giá Olympic mùa Hè Bắc Kinh 2008 đã khiến Trung Quốc nổi lên như một thế lực. Nhưng Olympic mùa Đông Bắc Kinh năm 2022 lại được coi là sự kiện để Trung Quốc thể hiện với đối thủ rằng nước này trở thành một sức mạnh toàn cầu. Nhưng Tổng thống Biden đang chịu nhiều áp lực từ các nhà hoạt động nhân quyền và các nghị sĩ để tẩy chay Olympic mùa Đông Bắc Kinh trước những vấn đề liên quan đến Tân Cương.
Việc tẩy chay về mặt ngoại giao sẽ không ảnh hưởng đến các vận động viên khi họ vẫn có thể tham dự sự kiện. Trong khi trước đây, Mỹ thậm chí không cử đoàn vận động viên tranh tài tại Olympic mùa Hè Moskva 1980.
Năm 2008, Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush đã nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới dự lễ khai mạc Olympic mùa Hè Bắc Kinh vào phút chót. Trước đó, chính quyền ông George W. Bush kêu gọi tẩy chay sự kiện này với lý do Trung Quốc ủng hộ Sudan ở thời điểm xảy ra nhiều bạo lực tại Darfur. Theo CNN, vào năm 2008, Mỹ vẫn cố cân bằng các chỉ trích đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm ngày 15/11, Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại không đề cập đến việc dự lễ khai mạc Olympic Mùa Đông Bắc Kinh. Một số quan chức Mỹ đánh giá rằng sẽ rất bất ngờ nếu Tổng thống Biden dự sự kiện này.
Trung Quốc đối mặt khủng hoảng kinh tế thứ hai sau vụ Evergrande
Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng khó khăn năng lượng đột ngột khiến nước này đối mặt với khủng hoảng kinh tế tương tự vụ việc của Evergrande vừa qua.
Một trạm biến điện phụ tại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Ảnh: Xinhua
Tờ Bloomberg (Mỹ) nhận định nhu cầu về điện tăng cao khi giá khí đốt và than đá lên mạnh kèm theo mục tiêu nghiêm khắc của Bắc Kinh trong giảm khí thải đã dẫn đến tình trạng xử lý mạnh tay tiêu thụ năng lượng. Ngành sản xuất của Trung Quốc chịu tác động đầu tiên và một số nhà máy đang đối mặt với yêu cầu hạn chế các hoạt động.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã cố gắng đảm bảo bầu trời trong xanh tại Olympic mùa Đông ở Bắc Kinh trong tháng 2 tới và cho cộng đồng thế giới thấy rằng ông nghiêm túc về việc giảm khí thải.
Gần một nửa trong 23 tỉnh của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu năng lượng do Bắc Kinh đề ra và hiện đang chịu nhiều áp lực để điều chỉnh mức sử dụng năng lượng. Những tỉnh chịu nhiều tác động nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông-bộ ba chiếm giữ 1/3 kinh tế Trung Quốc.
Các nhà phân tích tại công ty Nomura Holding (Nhật Bản) dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ giảm đi trong quý này. Nhà phân tích Ting Lu tại Nomura Holding nhận xét: "Sự chú ý của thị trường hiện nay tập trung vào Evergrande và kiểm soát chưa từng có tiền lệ của Bắc Kinh với lĩnh vực bất động sản".
Tình trạng thiếu năng lượng tại Trung Quốc phản ánh nguồn cung năng lượng toàn cầu đang khan hiếm, điều này đã gây hỗn loạn tại nhiều thị trường ở châu Âu. Kinh tế hồi phục sau quá trình phong tỏa vì COVID-19 sẽ tăng cường nhu cầu sử dụng điện tại các cơ sở sản xuất. Tổng sản lượng điện sử dụng trong nửa đầu năm nay đã tăng 16% so với năm trước.
Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều rủi ro do thiếu trầm trọng than đá và khí đốt được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình và nhà máy trong mùa Đông này. Trung Quốc trước đây từng chia khẩu phần năng lượng trong những tháng mùa Đông nhưng nước này chưa bao giờ phải đối mặt với mức giá năng lượng toàn cầu như hiện nay.
Trong những mùa Đông trước khi nhu cầu năng lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, máy phát điện chạy bằng diesel đã giúp bù đắp lượng thiếu hụt từ đường dây truyền tải điện. Nhưng chuyên gia Zeng Hao tại công ty năng lượng Shanxi Jinzheng đánh năm nay xuất hiện vật cản là chính sách của chính phủ đã hạn chế tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng trong tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu.
Tại tỉnh Giang Tô, nhiều nhà máy gang thép đã phải đóng cửa trong khi một số thành phố quyết định tắt đèn đường để tiết kiệm năng lượng. Tại tỉnh Chiết Giang, khoảng 160 công ty tiêu thụ nhiều năng lượng đã ngưng hoạt động. Tại tỉnh Liêu Ninh, có tới 14 thành phố yêu cầu cắt điện khẩn cấp và nguyên nhân được đưa ra là do giá than đá tăng.
Một nhà máy dệt may tại tỉnh Giang Tô vào ngày 21/9 nhận được thông báo từ chính quyền địa phương về việc cắt điện. Thông báo cũng đề cập điện chỉ có trở lại từ 7/10 hoặc thậm chí muộn hơn. Người quản lý nhà máy chia sẻ với tờ Global Times ngày 26/9: "Việc giảm năng lượng chắc chắn gây ảnh hưởng đến chúng tôi. Việc sản xuất bị ngưng lại, các đơn đặt hàng cũng vậy trong khi 500 nhân viên của chúng tôi phải nghỉ làm cả tháng trời".
Công ty Yunnan Aluminum chuyên sản xuất kim loại đã giảm bớt sản lượng do áp lực từ Bắc Kinh. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực thực phẩm Trung Quốc. Thành phố Thiên Tân trong tháng này đã yêu cầu nhà máy xử lý đậu tương đóng cửa.
Theo tờ Nikkei Asia, một số nhà cung cấp thiết bị cho Apple và Tesla đã ngưng hoạt động cơ sở của họ tại Trung Quốc từ ngày 26/9 do tác động từ giới hạn nguồn cung năng lượng. Ông Ting Lu cho biết: "Thị trường toàn cầu sẽ sớm cảm nhận tác động của tình trạng thiếu nguồn cung từ sản phẩm dệt may cho tới đồ chơi và các bộ phận máy móc".
Ông Larry Hu tại ngân hàng Macquarie Group (Australia) phân tích: "Các chính khách Trung Quốc dường như sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chậm cho đến cuối năm nay để đạt được mục tiêu về khí thải. Mục tiêu Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên 6% khá dễ dàng đạt được nhưng mục tiêu về khí thải thường gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là với phát triển mạnh trong nửa đầu năm nay".
Mỹ kêu gọi đồng minh 'nỗ lực tập thể' hợp sức đối phó Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Washington không ép buộc đồng minh phải chọn phe, nhưng kêu gọi nỗ lực tập thể để ứng phó với cách hành xử của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu họp báo sau khi tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ, ngày 24/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Ông Blinken ngày 24/3 đã...