Xung đột Ukraine thổi bùng nguy cơ khủng bố ở châu Phi
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari cho biết vũ khí có nguồn gốc từ khu vực xung đột ở Ukraine đang góp phần gây ra tình trạng bạo lực và nguy cơ khủng bố ở khu vực Sahel của châu Phi.
Súng trường nằm trên cánh đồng ở Ukraine. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), phát biểu tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo khu vực, Tổng thống Buhari đã đề cập đến dòng chảy vũ khí trái phép “xâm nhập” vào lục địa châu Phi. Ông mô tả đây là những thách thức mà Nigeria và 5 thành viên khác của Ủy ban Lưu vực hồ Chad (LCBC) đang phải đối mặt.
“Thật đáng tiếc, tình hình ở Sahel và cuộc xung đột ở Ukraine lại là nguồn cung vũ khí và máy bay chiến đấu chủ lực giúp củng cố hàng ngũ của những kẻ khủng bố ở vùng hồ Chad. Tỉ lệ đáng kể vũ khí và đạn dược được mua để thực hiện cuộc xung đột ở Libya sẽ lan rộng khắp khu vực”, ông Buhari cho hay. Đồng thời, ông cảnh báo vũ khí sử dụng cho cuộc xung đột Ukraine – Nga cũng đang bắt đầu xâm nhập vào khu vực.
Nhà lãnh đạo Nigeria cho biết tình trang buôn lậu vũ khí nhỏ bất hợp pháp đang đe dọa an ninh khu vực. Vì vậy, ông đề xuất các quốc gia châu Phi tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới chung và hành động thực thi pháp luật để ngăn chặn những lô vũ khí này.
Tổng thống Buhari cũng ca ngợi một số thành công trong cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Sahel, như Boko Haram. Song ông nhấn mạnh rằng các hoạt động quân sự đơn thuần không thể giải quyết các vấn đề cơ bản. Ông kêu gọi các quốc gia châu Phi thúc đẩy phát triển kinh tế giúp xây dựng niềm tin của công chúng vào chính phủ.
Cuộc xung đột ở Libya và sự can thiệp của NATO lật đổ chính phủ của cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011 đã dẫn đến lượng lớn vũ khí từ các kho dự trữ của đất nước tuồn ra khắp Sahel.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đang trang bị vũ khí ngày càng hiện đại cho quân đội Ukraine. Phương Tây tuyên bố rằng giúp Kiev đánh bại Nga là ưu tiên chiến lược của các quốc gia này. Theo các thành viên NATO, họ đã sở hữu hệ thống mạnh mẽ để theo dõi viện trợ ở Ukraine.
Báo cáo của các phương tiện truyền thông chỉ ra rằng một số lượng lớn vũ khí nhỏ và thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine đã xuất hiện trên thị trường chợ đen. Các cơ quan thực thi pháp luật, như Cơ quan tội phạm quốc gia Anh, cảnh báo Ukraine có thể trở thành nguồn cung vũ khí cho các băng đảng và nhóm khủng bố.
Ủy ban Lưu vực hồ Chad có 6 quốc gia thành viên, bao gồm Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Niger, Nigeria và Cộng hoà Chad. Một số quốc gia châu Phi khác có tư cách quan sát viên trong nhóm.
Hàn Quốc tham vọng vượt Trung Quốc về xuất khẩu vũ khí
Giới chuyên gia nhận định doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh xung đột Ukraine kéo dài và căng thẳng trong khu vực leo thang.
Binh sĩ Hàn Quốc bố trí đạn pháo 155mm trong một cuộc tập trận. Mỹ sẽ mua 100.000 viên đạn lựu pháo từ các nhà sản xuất Hàn Quốc để cung cấp cho Ukraine. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc trong năm 2022 đã đạt 17 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với kỷ lục 7,5 tỷ USD vào ngoái. Trong khi Seoul đang đặt mục tiêu vượt Trung Quốc, trở thành 1 trong 4 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, các nhà phân tích cho rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này khó có thể xảy ra, vì thị trường mục tiêu của họ về cơ bản là khác nhau.
Doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc tăng mạnh là nhờ các hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hơn 10 tỷ USD với Ba Lan trong 10 tháng đầu năm nay. Ba Lan là nước láng giềng với Ukraine - quốc gia đang đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga từ cuối tháng 2/2022.
Bà Kim Mi-jung, nhà nghiên cứu công nghiệp quốc phòng tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, cho biết Seoul đã nắm bắt cơ hội khi Ba Lan đang rất cần vũ khí sau cuộc xung đột tại Ukraine. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí đến với Hàn Quốc trong bối cảnh chỉ có một vài quốc gia trên thế giới có khả năng sản xuất vũ khí trong thời gian ngắn. Trong khi đó, một số nước châu Âu có khả năng này lại phải ưu tiên mục tiêu bảo vệ đất nước hơn so với xuất khẩu.
"Vũ khí của Hàn Quốc rất tương xứng với giá tiền. Quốc gia này cũng có các cơ sở sản xuất có thể sản xuất nhiều loại vũ khí đa dạng - từ pháo tự hành đến máy bay, tất cả đều làm nên sức hấp dẫn cho vũ khí Hàn Quốc", bà Kim nói.
Trước khi ký hợp đồng trị giá 3,55 tỷ USD để mua hàng trăm hệ thống pháo phản lực K239 Chunmoo với Hanwha Aerospace vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak đã ca ngợi uy lực của loại vũ khí này tương đương với các hệ thống HIMARS của Mỹ mà Ba Lan từng đặt hàng trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak tham dự lễ ký kết mua 288 bệ phóng K239 Chunmoo của Hàn Quốc cho Lực lượng Vũ trang Ba Lan ngày 19/10. Ảnh: EPA-EFE
Ngay cả khi chi tiêu quốc phòng của Ba Lan vào năm 2022 đã đạt mức cao kỷ lục 12,7 tỷ USD, Warsaw vẫn có kế hoạch tăng cường ngân sách quốc phòng cho năm tới. Hồi tháng 8, Ba Lan tuyên bố quốc gia này sẽ phân bổ khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước - tương đương 21 tỷ USD - cho quốc phòng vào năm 2023.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự của Ba Lan gia tăng phản ánh xu hướng toàn cầu. Dữ liệu cho thấy chi tiêu quân sự trên toàn thế giới vào năm 2021 lần đầu tiên vượt mức 2 nghìn tỷ USD. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp chi tiêu quốc phòng tiếp tục tăng lên trên toàn cầu.
Bà Kim Mi-jung cho biết doanh số bán vũ khí cuối cùng của Hàn Quốc trong năm 2022 có thể còn tiếp tục tăng, do nước này có khả năng ký hợp đồng cung cấp vũ khí cho Malaysia và Saudi Arabia trong tháng 12 tới.
"Dường như doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trong 3 - 4 năm tới, khi xung đột Ukraine kéo dài và nhu cầu về vũ khí ngày càng tăng tại châu Âu", bà Kim nói.
Hơn nữa, tăng cường xuất khẩu vũ khí là một trong 110 nhiệm vụ chính sách quan trọng của Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, vì quốc gia này muốn chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường xuất khẩu quốc phòng thế giới.
Theo SIPRI, 4 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu vũ khí từ năm 2017 đến năm 2021 là Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc, với thị phần toàn cầu tương ứng là 39, 19, 11 và 4,6%. Hàn Quốc xếp thứ 8 với 2,8% thị phần thế giới, nhưng chính quyền của Tống thống Yoon tham vọng đưa Hàn Quốc nằm trong nhóm 4 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Kể cả khi Hàn Quốc vượt Trung Quốc trong danh sách 4 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới thì vẫn không ảnh hưởng tới doanh thu từ xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, bởi đối tượng khách hàng của hai quốc gia này khác nhau.
Dữ liệu của SIPRI cho thấy, vào năm 2021, gần 70% lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc là sang Pakistan, trong khi Nigeria đứng thứ 2, chiếm 8%. Không quốc gia châu Âu nào nhập khẩu vũ khí từ Trung Quốc. Bà Kim giải thích rằng mục tiêu xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc khác với Hàn Quốc.
"Trung Quốc bán vũ khí cho các quốc gia muốn hợp tác kinh tế với Bắc Kinh - chẳng hạn những nước trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, như châu Phi và Pakistan. Ngoài ra, lợi thế của vũ khí Trung Quốc là giá rẻ, khác với của Hàn Quốc", bà nói.
Trong khi ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc đang hưởng lợi từ xu hướng tăng cường chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới, bà Kim lưu ý rằng quốc gia này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn trong những năm tới, khi các vấn đề về chuỗi cung ứng khác nhau được giải quyết. Cụ thể, ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc sau đó có thể phải cạnh tranh với Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác.
"Để duy trì xu hướng tăng trưởng, ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc nên đa dạng hóa hơn nữa các mặt hàng và thiết lập các chiến lược xuất khẩu, chẳng hạn như thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Mỹ," bà Kim bình luận.
Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Thụy Điển về 'tuyên truyền khủng bố' Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chặn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển (và Phần Lan), đặc biệt cáo buộc Thụy Điển là nơi ẩn náu của "những kẻ khủng bố". Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều khu vực người Kurd ở Syria mà họ cho là nơi trú ẩn...