Xung đột Ukraine sẽ được giải quyết trong ngày đầu nhậm chức của ông Trump?
Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thừa nhận mức độ khó khăn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).
Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.
Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn “khoa trương” trong chiến dịch tranh cử, không đán.h giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.
Đán.h giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga – Ukraine trong chính quyền mới.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellogg nói rằng ông đặt mục tiêu tìm ra giải pháp cho cuộc chiến Nga – Ukraine trong vòng 100 ngày đầu nhiệm sở của ông Trump. Mốc thời gian này vượt xa so với tuyên bố ban đầu của tổng thống đắc cử Mỹ về việc giải quyết xung đột.
Tuy nhiên, theo ông John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, hiện làm việc tại tổ chức tư vấn Atlantic Council ở Washington, ngay cả mốc thời gian trên của tướng Kellogg cũng “quá lạc quan”.
Trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, ông Trump đã tuyên bố hàng chục lần rằng ông sẽ đạt được thỏa thuận giữa Ukraine và Nga ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, thậm chí có thể đạt được từ trước đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vào cuối tháng 10, ông Trump đã có sự thay đổi trong các phát ngôn của mình. Ông bắt đầu nói rằng ông có thể giải quyết cuộc chiến “rất nhanh chóng”.
Kể từ sau cuộc bầu cử, ông Trump đã rút lại tuyên bố của mình. Ông thường chỉ nói rằng ông sẽ “giải quyết” cuộc xung đột, nhưng không đưa ra mốc thời gian.
Tổng thống đắc cử Mỹ thậm chí thừa nhận việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ khó hơn việc đạt được lệnh ngừng bắ.n ở Gaza.
Nga cũng đã đưa ra những tín hiệu trái chiều về một thỏa thuận hòa bình. Moscow hoan nghênh các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống đắc cử Trump, trong khi bác bỏ một số ý tưởng do các cố vấn của ông Trump đưa ra là không khả thi.
Điện Kremlin từ chối bình luận về mốc thời gian giải quyết xung đột do nhóm của ông Trump đưa ra.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vasily Nebenzya, tuyên bố các kế hoạch hòa bình do các cố vấn của ông Trump đưa ra “không đáng quan tâm”.
Mặc dù các nội dung cụ thể trong kế hoạch hòa bình của ông Trump đang được cân nhắc, các cố vấn của tổng thống đắc cử Mỹ nhìn chung ủng hộ việc loại bỏ khả năng Ukraine gia nhập NATO, ít nhất là trong tương lai gần, và đóng băng các giới tuyến hiện tại.
Hầu hết các cố vấn cấp cao của ông Trump cũng ủng hộ việc trao cho Ukraine sự đảm bảo an ninh, chẳng hạn thành lập một khu phi quân sự do quân đội châu Âu giám sát.
Cho đến nay, các nỗ lực chấm dứt chiến tranh do đội ngũ của ông Trump thực hiện diễn ra một cách rời rạc. Điều này cho thấy những tuyên bố của ông Trump trong chiến dịch tranh cử có thể không diễn ra đúng với tình hình thực tế của các cuộc đàm phán ngoại giao phức tạp.
Đặc phái viên của ông Trump về Ukraine đã hoãn chuyến thăm tới Kiev trước lễ nhậm chức. Trong khi đó, các quan chức trong chính quyền Trump tại Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh Quốc gia và các cơ quan khác vẫn thăm dò xem ai có thẩm quyền đối với các vấn đề địa chính trị khác nhau.
Nga sẵn sàng đàm phán với ông Trump về xung đột Ukraine
Moscow sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: TASS).
Phát biểu với truyền thông ngày 26/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow sẵn sàng tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine.
Ông Lavrov nói thêm, Nga hy vọng đội ngũ của ông Trump, trong đó có đặc phái viên của ông về Ukraine và Nga, Keith Kellogg, sẽ "giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột".
Ông Lavrov nhắc lại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần bày tỏ sự cởi mở của Moscow trong việc tổ chức các cuộc đàm phán về cách giải quyết xung đột. Tuy nhiên, ông lưu ý, Nga sẽ chỉ tham gia đàm phán nếu chúng "có ý nghĩa" và tính đến các nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột cũng như các nguyên tắc mà Tổng thống Putin đưa ra hồi đầu năm.
"Đây không phải là điều kiện tiên quyết. Đó là yêu cầu để thực hiện những gì mọi người đã cam kết thông qua Hiến chương Liên hợp quốc", ông nêu rõ.
Vào tháng 6, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ sẵn sàng bắt đầu đàm phán hòa bình với Ukraine ngay khi Kiev cam kết không gia nhập NATO và rút quân khỏi tất cả các lãnh thổ mà Nga kiểm soát, bao gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.
Ông cáo buộc Ukraine và phương Tây đang leo thang xung đột với Nga.
"Quân đội Nga đang hành động trong bối cảnh cuộc chiến mà phương Tây, bao gồm cả Pháp, tuyên bố chống lại Nga và mượn tay Ukraine", ông Lavrov nói.
Ông ch.ỉ tríc.h Ukraine "không tuân thủ các quy tắc giao chiến" và rằng những cuộc tấ.n côn.g của Ukraine bằng máy bay không người lái và tên lửa phương Tây "rõ ràng nhằm vào các mục tiêu dân sự".
Mặc dù vậy, ông Lavrov tuyên bố các lực lượng Nga sẽ chỉ trả đũa các mục tiêu có giá trị quân sự rõ ràng.
"Chúng tôi chọn các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine chỉ dựa trên các mối đ.e dọ.a chống lại Liên bang Nga. Đó có thể là các địa điểm quân sự, nhà máy vũ khí và trung tâm ra quyết định ở Kiev. Việc trả đũa các mục tiêu dân sự là trái với nguyên tắc của chúng tôi", Ngoại trưởng Lavrov cho biết.
Ông nói thêm: "Chừng nào chính quyền Kiev còn tiếp tục hành xử theo cách đó và điều này không chỉ được khuyến khích mà còn được chỉ đạo bởi phương Tây, trong đó có Pháp, thì chúng tôi sẽ đáp trả nhưng không theo cách mà Kiev đã làm vào thời điểm hiện tại".
Tại cuộc họp báo, ông Lavrov cũng cho biết, một lệnh ngừng bắ.n ở Ukraine sẽ không dẫn đến đâu và Nga không muốn tham gia vào những cuộc thảo luận vô ích, trống rỗng nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột.
Ông lưu ý, bất cứ thỏa thuận trong tương lai về Ukraine phải bao gồm các cơ chế ngăn chặn hành vi vi phạm.
"Thỏa thuận ngừng bắ.n là con đường không dẫn đến đâu cả. Chúng tôi cần những thỏa thuận pháp lý cuối cùng sẽ khắc phục tất cả các điều kiện để đảm bảo an ninh của Nga và lợi ích an ninh hợp pháp của các nước láng giềng, đồng thời đảm bảo không thể vi phạm các thỏa thuận này", Ngoại trưởng Lavrov nói.
Báo Mỹ: Ông Trump gọi điện cho ông Putin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine và phương hướng giải quyết. Ông Trump và ông Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản năm 2019 (Ảnh: Reuters). Washington Post ngày 10/11 dẫn một số nguồn thạo tin...