Xung đột Ukraine làm nổi bật ưu thế của Nga trong chiến tranh công nghệ cao
Theo phân tích của Business Insider, Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhưng việc Kiev sử dụng hệ thống vũ khí của Washington đã khiến nước này phải phụ thuộc vào công nghệ với những sai sót nghiêm trọng.
Cuộc điều tra của tờ Business Insider cho thấy Moskva đã vượt trội trong một số lĩnh vực – bao gồm thiết bị bay không người lái (UAV) và tác chiến điện tử, trong khi đó lĩnh vực sản xuất quân sự của Mỹ bộc lộ nhiều thiếu sót.
“Một lĩnh vực mà Mỹ bộc lộ thiếu sót là tác chiến điện tử. Các hệ thống gây nhiễu của Nga đã tạo ra những vấn đề lớn với các loại vũ khí chính xác của phương Tây, bao gồm tên lửa GMLRS và đạn pháo Excalibur. Các đơn vị tác chiến điện tử của Nga ngày càng thành thạo trong việc gây xáo trộn các hệ thống định vị GPS được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa và đạn pháo tới mục tiêu, khiến chúng chệch hướng và trở nên vô dụng”, tác giả viết.
Tờ The New York Times cũng đưa ra nhận định tương tự gần đây. Tờ báo thừa nhận rằng khả năng gây nhiễu điện tử của Nga đã vô hiệu hóa thành công tên lửa HIMARS của Mỹ. Cựu nhà phân tích của Lầu Năm Góc cũng có quan điểm tương tự trong tuần này. Theo đó, Mỹ đang đi sau đáng kể trong việc phát triển công nghệ tương tự.
Video đang HOT
Phân tích của Business Insider cũng lưu ý rằng Nga đã thích nghi tốt hơn với thực tế chiến đấu hiện đại trong thời đại chiến tranh không người lái. Bài báo thừa nhận rằng các đơn vị Quân đội Mỹ đang dựa vào một số lượng nhỏ thiết bị bay không người lái đã lỗi thời.
Trong khi đó, nỗ lực của Quân đội Mỹ nhằm phát triển vũ khí vi ba và các loại thiết bị bay không người lái để đối phó với UAV của Nga cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả. Điều này chứng tỏ điểm yếu của tổ hợp công nghiệp quân sự mà trong nhiều thập kỷ đã tập trung vào cuộc chiến chống lại các nhóm chiến binh như Taliban ở Afghanistan, thay vì đối phó các chủ thể nhà nước lớn. Kết quả là các cơ sở sản xuất quốc phòng của họ trở nên kém hiệu quả – cả về chi phí lẫn việc phát triển đủ số lượng vũ khí.
Phân tích được công bố đầu năm nay cũng tiết lộ rằng Nga đang sản xuất số lượng đạn dược nhiều gấp 3 lần so với Mỹ và tất cả các đồng minh châu Âu của Ukraine cộng lại, trong bối cảnh ngành công nghiệp quân sự Moskva đã bước vào giai đoạn phát triển. Tờ Business Insider lưu ý Kiev “đã bị tấn công với tỷ lệ 10 – 1 trên các khu vực tiền tuyến” vào đầu năm nay.
Tờ báo cũng nhận định Mỹ có khả năng sản xuất vũ khí chất lượng cao, nhưng khẳng định chúng đắt đến mức vô vọng so với thiết bị của Nga có thể được sản xuất với chi phí thấp hơn nhiều. Điều này cho phép Moskva chiếm ưu thế trong “các cuộc chiến đòi hỏi sự bền bỉ”.
Nhà phân tích địa chính trị và cựu lính thủy đánh bộ Mỹ Brian Berletic gần đây cũng đưa ra nhận định tương tự. Ông Berletic nói rằng phương Tây dường như vẫn không hiểu được rằng số lượng thực sự có thể là một ưu thế.
Ông Berletic nói Phương Tây vẫn tin tưởng chắc chắn vào quyền lực toàn diện của họ về mặt sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, bất chấp ngày càng có nhiều bằng chứng ngược lại.
Trong nhiều năm qua, Nga đã nỗ lực tự chủ hơn về tổng thể, xóa bỏ sự phụ thuộc tiềm tàng vào phương Tây. Điều này rõ ràng đã được chứng minh khi các lệnh trừng phạt của phương Tây hồi năm 2022 không gây ra tác động tê liệt mà Washington, London và Brussels mong đợi, thay vào đó lại phản tác dụng đối với chính phương Tây.
“Nga liên tục mở rộng cơ sở công nghiệp quân sự trong khi cơ sở công nghiệp quân sự của phương Tây giảm sút. Kết quả đã xảy ra cuộc xung đột ủy nhiệm, trong đó tập thể phương Tây không có khả năng đáp ứng, chưa nói đến việc vượt trình độ sản xuất đạn dược, vũ khí và phương tiện của Nga”, ông Berletic nói.
Nghị sĩ Ukraine xác nhận rút xe tăng Abrams của Mỹ khỏi chiến trường bởi UAV Nga
Một nghị sĩ Ukraine xác nhận rằng quân đội nước này đã rút xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất khỏi chiến trường bởi chúng dễ trở thành mục tiêu tấn công của thiết bị bay không người lái (UAV) Nga.
Mỹ xác nhận chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine Xe quân sự phương Tây gửi cho Ukraine xuất hiện ở Moskva Tại sao gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine là 'tin xấu' với Nga
Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/4, nghị sĩ Maxim Buzhansky của Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine viết trên mạng xã hội Telegram: "Vì một vài lý do, tất cả đều vui mừng trước thông tin chúng tôi đưa xe tăng Abrams khỏi tuyến đầu của chiến trường. Đúng vậy, bản chất của cuộc chiến đã thay đổi và những chiếc xe thiết giáp trị giá hàng triệu USD đã trở thành con mồi dễ dàng cho thiết bị bay không người lái có giá vài nghìn USD".
Nghị sĩ Maxim Buzhansky cho biết, 31 xe tăng Abrams Mỹ chuyển giao cho Ukraine đã không còn phù hợp với cách triển khai cổ điển.
Trong diễn biến liên quan, hãng thông tấn AP ngày 25/4 dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết quân đội Ukraine đã ngừng sử dụng xe tăng Abrams do chúng dễ bị thiết bị bay không người lái Nga tấn công. Mỹ sẽ phối hợp với Ukraine để định hình lại chiến thuật bởi chiến trường đã thay đổi đáng kể bắt nguồn từ việc Nga sử dụng tích cực thiết bị bay không người lái. Hơn nữa, Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong việc bảo vệ xe tăng vốn dễ bị thiết bị bay không người lái phát hiện và săn lùng.
Trước đó, tờ New York Times đưa tin rằng lực lượng Nga đã phá hủy 5 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất trong hai tháng qua. Ít nhất ba chiếc khác đã hư hỏng nhẹ kể từ khi Abrams được đưa ra tiền tuyến vào đầu năm nay.
Peter Suciu, nhà quan sát của tạp chí The National Interest (Mỹ), gọi khu vực xung đột ở Ukraine là "nghĩa địa của xe tăng" bởi nhiều xe thiết giáp phương Tây chuyển đến Kiev đã bị phá hủy.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 2/4 cho biết quân đội Ukraine đã mất hơn 14.000 vũ khí, trong đó có 1.200 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác kể từ tháng 1.
Công ty Nga lắp đặt lưới chống UAV bảo vệ nhà máy lọc dầu Công ty dầu khí Nga Bashneft đã lắp đặt lưới chống thiết bị bay không người lái (UAV) để bảo vệ các nhà máy lọc dầu và những công trình quan trọng khác của họ khỏi nguy cơ bị Ukraine tấn công. Khói lửa bốc lên tại hiện trường vụ cháy nhà máy lọc dầu Afipsky ở vùng Krasnodar thuộc Nga, ngày 31/5/2023....