Xung đột Ukraine kích hoạt cuộc đua sản xuất phân kali giúp chặn nạn đói

Theo dõi VGT trên

Các nhà xuất khẩu mặt hàng thiết yếu, quan trọng hàng đầu cho sản xuất phân bón tìm cách tăng sản lượng sau khi nguồn cung từ Nga và Belarus bị đứt gãy do trừng phạt của phương Tây.

Xung đột Ukraine kích hoạt cuộc đua sản xuất phân kali giúp chặn nạn đói - Hình 1
Các toa xe đường sắt chở quặng potash tại một cơ sở khai thác ở Saskatchewan thuộc Canada. Ảnh: Bloomberg

Trong phần lớn thập kỉ vừa qua, thị trường potash (hợp chất kali, nguyên liệu chủ chốt để sản xuất phân bón) phải vật lộn với tình trạng dư thừa công suất và giá giảm. Nhưng khi lệnh cấm vận bóp nghẹt nguồn cung từ Nga và Belarus, hai nước chiếm đến 40% sản lượng phân bón toàn cầu, các nhà nhập khẩu đang phải chạy đua tìm kiếm nguồn thay thế, cùng với đó là cảnh báo ngày một rõ về khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Tại Brazil, một trung tâm sản xuất nông nghiệp, giá phân bón đã tăng 185% trong vòng một năm qua, lên mức 1.100 USD/tấn. Mức tăng này tại châu Âu thậm chí còn còn cao hơn, lên 240%, tương đương với 875 euro/tấn.

Potash là loại khoáng chất có trong các bể trầm tích kali được hình thành trong quá trình bốc hơi nước biển và dịch chuyển của đáy biển trải qua hàng triệu năm. Hợp chất này rất giàu Kali, một trong ba loại chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng bên cạnh nitơ và phốt pho.

Tuy nhiên, việc canh tác một loạt những cây lương thực như ngô, đậu nành, lúa, lúa mỳ đột nhiên bị đứt gãy nguồn nguyên liệu thiết yếu potash, đe dọa sản lượng trồng trọt toàn cầu. Các nhà sản xuất đang tìm cách mở rộng sản xuất khi giá potash tăng cao, cùng với đó là căng thẳng địa chính trị làm biến đổi dòng chạy thương mại truyền thống, vai trò ngày một nổi bật của an ninh nguồn cung.

BHP (Australia) đang xem xét đưa dự án tại Jansen ở Canada trị giá 5,7 tỷ USD vào khai thác trong năm 2026 thay vì năm 2027 như dự kiến. Tập đoàn khai khoáng lớn nhất toàn cầu này cũng bắt tay nghiên cứu mở rộng dự án giai đoạn hai của dự án, nâng gấp đôi công suất, lên 8 triệu tấn potash/năm.

Tại Brazil, những người cổ vũ cho dự án khai mỏ potash với mức đầu tư 2,5 tỷ USD trong khu vực rừng Amazon – dự án lớn nhất tại khu vực nếu được thông qua, đã đẩy nhanh nỗ lực để được cấp phép. Muốn có giấy phép về môi trường, công ty Brazil Potash phải thương thuyết với người bản địa.

Video đang HOT

Những công ty nhỏ hơn đang gây vốn để khởi động hoặc hoàn tất các dự án mới. Highfield Resources, một công ty niêm yết trên sản chứng khoán Australia, có kế hoạch phát triển mỏ potash ở Tây Ban Nha trong năm nay, đã tiếp cận được khoản tín dụng trọn gói trị giá 312,5 triệu euro từ các ngân hàng châu Âu. Hãng này cũng đã khởi động tiến trình đàm phán với các đối tác tiềm năng. “Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt lớn về mức độ quan tâm kể từ khi nổ ra chiến tranh ở Ukraine”, Giám đốc điều hành Highfield Resources, ông Ignacio Salazar, phát biểu.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, Western Potash (Canada) cũng đã được Appian Capital cấp khoản vay 85 triệu đô-la Canada để phát triển dự án potash điểm ở Saskatchewan.

Potash tăng giá mạnh chủ yếu là do Belarus không tìm được giải pháp xuất khẩu potash ra thị trường quốc tế vì lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), liền sau đó là việc Litva phong tỏa đường sắt, cảng biển chở quặng từ Belarus. Nước này hiện chỉ xuất được khoảng 5% tổng sản lượng và chủ yếu là sang Trung Quốc.

Trong báo cáo công bố hồi năm ngoái, BHP dự báo sản lượng khai thác potash toàn cầu đạt khoảng 86 triệu tấn vào năm 2030, tăng so với mức 76 triệu tấn năm 2020. Tuy nhiên, giới phân tích hiện thừa nhận rằng rất khó để đạt được sản lượng này, bởi phần lớn các mỏ mới dự kiến đưa vào khai thác tập trung ở Nga và Belarus.

“Nếu những dự án này bị trì hoãn hoặc hủy do nguyên nhân thiếu nguồn vốn đầu tư, sẽ đến lúc chúng ta lâm vào tình cảnh mà ở đó căng thẳng nguồn cung sẽ kéo dài hơn”, Humphrey Knight, trưởng bộ phận phân tích về potash tại hãng tư vấn CRU, nhận định.

Công ty Slavkaliy (Belarus) đã buộc phải dừng dự án quy mô 2 triệu tấn potash/năm ở mỏ Nezhinsky do khó khăn về tiếp cận nguồn vốn. Giới phân tích trong ngành nghi ngờ số phận tương tự sẽ đến với dự án ở Talitsky do công ty Acron của Nga làm chủ đầu tư.

Theo Humphrey Knight, có khá nhiều nguy cơ liên quan đến triển vọng thị trường. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ ít có khả năng Nga và Belarus bị loại khỏi thị trường vĩnh viễn và đây là yếu tố có thể thay đổi bất ngờ liên quan đến nguồn cung. Nhưng rất khó để thay thế nguồn cung từ hai nước này trong ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh các khu mỏ potash hấp dẫn nhất thế giới đã được đưa vào khai thác trong suốt thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa đầu những năm 2000.

Nga giải thích nguyên nhân khiến thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực

Một quan chức cấp cao của Nga cho biết giá lương thực đã tăng từ lâu trước khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nga giải thích nguyên nhân khiến thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực - Hình 1
Ảnh minh họa: Keystone

Theo đài RT (Nga), ông Maksim Oreshkin, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho rằng nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay có thể do giá lương thực tăng vọt khi Washington và Brussels đưa ra một loạt chính sách sai lầm . Vị quan chức này nhấn mạnh chỉ riêng xung đột tại Ukraine không thể gây ra cuộc khủng hoảng quy mô lớn như vậy.

Chỉ số giá lương thực quốc tế của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho thấy từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2022, giá lương thực toàn cầu đã tăng hơn 60%. Sự gia tăng này phần lớn xảy ra trước tháng 2/2022 - thời điểm Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong 4 năm từ năm 2016 đến năm 2020, chỉ số này tăng ít hơn 7 điểm, nhưng đã tăng tới 27 điểm (từ 98,1 lên 125,7) vào năm 2020-2021. Sau năm thứ 2của đại dịch COVID-19, chỉ số này đứng ở mức 141,1 điểm. Kể từ khi xung đột quân sự Nga -Ukraine nổ ra, chỉ số này đã tăng thêm 17 điểm.

Do đó, khủng hoảng tăng giá toàn cầu không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất. Theo ông Oreshkin, người từng giữ chức cựu Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga nhiệm kỳ 2016-2020, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Đầu tiên, ông chỉ ra phản ứng thái quá của Mỹ đối với đại dịch COVID-19 là một trong những yếu tố chính khiến giá lương thực tăng vọt. Ông giải thích: "Kể từ tháng 2/2020, Mỹ đã tăng nguồn cung ngân sách lên gần 40%". Thêm vào đó, Washington đã in 6 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế của nước này, khiến lạm phát xảy ra trên toàn cầu, dẫn đến tăng giá thực phẩm, hàng hóa và năng lượng tăng vọt.

Ngoài ra, theo ông Oreshkin, việc châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng tái tạo, khai thác đáng kể nguồn tài nguyên, cùng các hợp đồng năng lượng ngắn hạn, cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, khiến giá khí đốt tăng lên vào cuối năm 2021. Đây cũng là những yếu tố quan trọng.

Nga giải thích nguyên nhân khiến thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực - Hình 2
Ảnh: Getty Images

Đầu tháng 5, Bộ trưởng Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức Svenja Schulze nói rằng tình trạng một số quốc gia chuyển đổi tập trung vào năng lượng xanh cũng góp phần gây ra tình trạng thiếu lương thực. Theo bà Schulze, có tới 4% nhiên liệu sinh học ở Đức được sản xuất từ ​​thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Ông Oreshkin cho rằng điều này đã dẫn đến sản lượng phân bón giảm dần, ảnh hưởng đến lượng thu hoạch và đẩy giá lương thực lên cao.

Bên cạnh đó, làn sóng trừng phạt của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự ở Ukraine cũng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

"Rất nhiều lệnh trừng phạt đã được áp đặt nhằm vào các nhà sản xuất phân bón khác nhau ở Belarus và Nga. Trong đó có các lệnh trừng phạt đối với tàu biển và với các khoản thanh toán làm ngừng trệ hoạt động thương mại," ông Oreshkin nói và cho biết thêm rằng Nga và Belarus đều muốn "xuất khẩu nhiều thực phẩm hơn".

Theo cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin, tình trạng 20 triệu tấn ngũ cốc mắc kẹt ở Ukraine đã trở thành chủ đề nóng trong giới chính trị và truyền thông phương Tây. Sản lượng này chiếm 2,5% sản lượng lúa mì toàn cầu. Ông tuyên bố rằng Nga đã sẵn sàng tìm giải pháp thay thế bằng cách xuất khẩu thêm 13 triệu tấn trong năm nay so với năm 2021.

Vị quan chức này cho biết tình trạng bất bình đẳng lương thực toàn cầu cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay. Ông nói: "Trên thực tế, thế giới đảm bảo đủ lương thực cho người dân. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển như Mỹ đã tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn những quốc gia khác". Ông chỉ ra rằng người Mỹ tiêu thụ trung bình hơn 50% calo mỗi ngày, nhiều hơn so với tất cả người dân trên khắp thế giới. "Nếu các quốc gia như Mỹ tiêu thụ ít lương thực hơn, chúng ta sẽ cung cấp đủ thực phẩm cho tất cả mọi người".

Hôm 3/6, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al Jazeera, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev cũng nhấn mạnh những nỗ lực của phương Tây cáo buộc Nga gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu là "không đúng sự thật". Ông cho rằng tình hình lương thực trên thế giới đã bắt đầu trở đầu trở nên tồi tệ hơn cách đây từ khoảng 5 - 7 năm. "Điều này là do nhiều nguyên nhân - những tính toán sai lầm về kinh tế vĩ mô, thu hoạch tồi tệ, dự thảo, thay đổi khí hậu, những quyết định của một số chính phủ đôi khi không hoàn toàn đúng đắn", ông giải thích.

Ông cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã trở nên tồi tệ hơn do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo ông Medvedev, Nga sẵn sàng xuất khẩu ngũ cốc, nhưng nước này phải được miễn trừ mọi lệnh trừng phạt. Ông cũng thúc giục các Mỹ và các nước đồng minh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt liên quan đến phân bón.

"Để cải thiện vấn đề an ninh lương thực trên toàn thế giới, các quốc gia trên thế giới cần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt lẫn nhau. Từ đó, giá cả sẽ bắt đầu giảm", ông Medvedev nói.

Trước đó, một số quan chức phương Tây cáo buộc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine, ngăn chặn việc sử dụng các cảng này để xuất khẩu ngũ cốc nhằm gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cả Ukraine và Nga đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc và nông sản hàng đầu thế giới.

Về phần mình, Nga cho biết nước này đã làm mọi thứ trong khả năng để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới hình thành. Moskva cũng cáo buộc phương Tây đang tạo ra những trở ngại trong cách giải quyết vấn đề, khi chính các nước đó đang ngăn cản tàu Nga vào cảng của họ. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga là điều kiện tiên quyết để giải phóng xuất khẩu nông sản và giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

ABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóngABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóng
21:20:19 15/12/2024
Bitcoin tăng lên kỷ lục mới, vượt mốc 105.000 USDBitcoin tăng lên kỷ lục mới, vượt mốc 105.000 USD
08:37:37 16/12/2024
TikTok tiếp tục bị từ chối tại MỹTikTok tiếp tục bị từ chối tại Mỹ
07:48:15 16/12/2024
Bị thương khi đi công tác nước ngoài, bà Nancy Pelosi phải phẫu thuật thay khớp hángBị thương khi đi công tác nước ngoài, bà Nancy Pelosi phải phẫu thuật thay khớp háng
07:51:32 16/12/2024
Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạnNhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
17:35:50 15/12/2024
Bão Chido quét qua đảo Mayotte của Pháp, hàng trăm người có thể đã thiệt mạngBão Chido quét qua đảo Mayotte của Pháp, hàng trăm người có thể đã thiệt mạng
08:44:42 16/12/2024
Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?
19:03:31 15/12/2024
Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông YoonQuyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon
20:54:28 15/12/2024

Tin đang nóng

Thủ khoa đại học để lại tin nhắn rồi biến mất: 9 năm sau, khi bị ung thư, người mẹ mới biết sự thậtThủ khoa đại học để lại tin nhắn rồi biến mất: 9 năm sau, khi bị ung thư, người mẹ mới biết sự thật
06:57:00 17/12/2024
Mỹ nhân Lan Ngọc: "Tôi chạy xe máy đàn ông cứ nhìn phía sau, sợ lắm"Mỹ nhân Lan Ngọc: "Tôi chạy xe máy đàn ông cứ nhìn phía sau, sợ lắm"
06:10:06 17/12/2024
Nữ diễn viên sảy thai chỉ hơn 2 tuần trước ngày dự sinhNữ diễn viên sảy thai chỉ hơn 2 tuần trước ngày dự sinh
06:55:37 17/12/2024
Phát hiện con dâu mai mối cháu trai danh giá cho cô giúp việc trẻ, ông bà nội đùng đùng đòi từ mặt cả nhà tôiPhát hiện con dâu mai mối cháu trai danh giá cho cô giúp việc trẻ, ông bà nội đùng đùng đòi từ mặt cả nhà tôi
07:56:04 17/12/2024
Sao Việt 17/12: Nhật Kim Anh mang bầu lần 2, NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 17/12: Nhật Kim Anh mang bầu lần 2, NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
07:05:15 17/12/2024
Bạn trai mới của Nhật Kim Anh là ai?Bạn trai mới của Nhật Kim Anh là ai?
08:52:22 17/12/2024
Ngày cưới, vợ cũ ôm bụng bầu đến chúc phúc làm tôi đơ người, bên cạnh, cô dâu cũng bụng to vượt mặtNgày cưới, vợ cũ ôm bụng bầu đến chúc phúc làm tôi đơ người, bên cạnh, cô dâu cũng bụng to vượt mặt
07:52:38 17/12/2024
5 phim Hoa ngữ có rating thấp nhất 2024: Dương Tử thất bại ê chề, số 1 viral khắp cõi mạng vì quá dở5 phim Hoa ngữ có rating thấp nhất 2024: Dương Tử thất bại ê chề, số 1 viral khắp cõi mạng vì quá dở
06:00:18 17/12/2024

Tin mới nhất

Yêu nhanh và cưới vội, chồng sốc khi cầm kết quả xét nghiệm ADN 18 năm sau

Yêu nhanh và cưới vội, chồng sốc khi cầm kết quả xét nghiệm ADN 18 năm sau

09:39:50 17/12/2024
Kết hôn nhanh chóng sau khi quen nhau, người đàn ông ở Trung Quốc sốc vì kết quả xét nghiệm ADN khẳng định, anh và con gái lớn không phải là cha con.
Dấu hiệu Nga sắp mở trận đánh lớn vào mặt trận mới ở Ukraine

Dấu hiệu Nga sắp mở trận đánh lớn vào mặt trận mới ở Ukraine

09:21:43 17/12/2024
Nga tăng cường tấn công vào mặt trận Đông Nam khiến Ukraine lo ngại rằng Moscow sắp mở mũi tấn công mới sau khi đạt được đà tiến kỷ lục ở Donbass.
700 lính Ukraine buông súng, cố gắng rút lui khỏi vòng vây ở Kurakhove

700 lính Ukraine buông súng, cố gắng rút lui khỏi vòng vây ở Kurakhove

09:13:30 17/12/2024
Trong những ngày qua, các trận đánh giành thành phố Kurakhove và các khu vực xung quanh diễn ra rất ác liệt. Vậy thành phố này có tầm quan trọng thế nào đối với cả Nga và Ukraine?
"Lá bài" nghìn tỷ USD Ukraine để dành nhằm thuyết phục ông Donald Trump

"Lá bài" nghìn tỷ USD Ukraine để dành nhằm thuyết phục ông Donald Trump

08:47:37 17/12/2024
Để thuyết phục Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục ủng hộ trong tương lai, Ukraine dường như đã chuẩn bị sẵn một thỏa thuận có lợi cho Washington.
Ông Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinh

Ông Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinh

08:45:23 17/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang xem xét kỹ lưỡng đề xuất của Hungary về lệnh ngừng bắn và trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine vào Giáng sinh.
Bitcoin lập kỷ lục mới sau tin đồn Mỹ sắp có kho dự trữ

Bitcoin lập kỷ lục mới sau tin đồn Mỹ sắp có kho dự trữ

08:17:35 17/12/2024
Khi được hỏi liệu ông có kế hoạch xây dựng một kho dự trữ tiền điện tử tương tự như dự trữ dầu mỏ hay không, Tổng thống Trump nói: Vâng, tôi nghĩ vậy .
ISW chỉ ra điểm yếu trong phối hợp tác chiến giữa Nga và Triều Tiên ở Kursk

ISW chỉ ra điểm yếu trong phối hợp tác chiến giữa Nga và Triều Tiên ở Kursk

08:12:16 17/12/2024
Sự phối hợp kém và rào cản ngôn ngữ giữa binh sĩ Triều Tiên và Nga ở khu vực Kursk đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng trên chiến trường.
Ukraine tiết lộ thương vong nghi của Nga, Triều Tiên trong giao tranh

Ukraine tiết lộ thương vong nghi của Nga, Triều Tiên trong giao tranh

07:17:48 17/12/2024
Tình báo Ukraine đã tiết lộ con số mới nhất liên quan đến thương vong được cho là của Nga và Triều Tiên trong cuộc giao tranh với lực lượng Kiev.
Giới khoa học bất an vì sự tăng nhiệt bất thường

Giới khoa học bất an vì sự tăng nhiệt bất thường

05:47:44 17/12/2024
Giới nhà khoa học lo ngại, nếu không có một bức tranh toàn cảnh rõ ràng, nhân loại có thể sẽ bỏ qua những yếu tố đang làm thay đổi mạnh mẽ hệ thống khí hậu.
Thủ lĩnh HTS tiết lộ kế hoạch cải cách kinh tế và an ninh toàn diện tại Syria

Thủ lĩnh HTS tiết lộ kế hoạch cải cách kinh tế và an ninh toàn diện tại Syria

05:46:00 17/12/2024
Động thái này diễn ra trong bối cảnh đồng tiền Syria đã tăng 50% giá trị so với USD kể từ khi chế độ Assad sụp đổ, nhờ dòng người Syria trở về từ Liban và Jordan.
Chủ tịch Tập Cận Bình khuyên tự soi xét để chấm dứt tham nhũng

Chủ tịch Tập Cận Bình khuyên tự soi xét để chấm dứt tham nhũng

05:43:48 17/12/2024
Các nội dung mới được công bố ngày 16/12 cho thấy một động thái mới và rộng rãi hơn nhằm thực thi kỷ luật và phát hiện các quan chức mưu cầu lợi ích riêng cũng như những người dẫn dắt họ đi sai đường.
Pháp tăng cường cứu hộ và hỗ trợ y tế hậu bão Chido

Pháp tăng cường cứu hộ và hỗ trợ y tế hậu bão Chido

05:42:09 17/12/2024
Giới chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu đã tác động đến cường độ của bão Chido do hiện tượng El Nino khiến vùng nước ở Ấn Độ Dương trở nên ấm hơn.

Có thể bạn quan tâm

18 thói quen tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn vào năm 2025

18 thói quen tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn vào năm 2025

Sáng tạo

09:55:43 17/12/2024
Phát triển chúng càng sớm, bạn sẽ càng giàu có! Hãy ghi lại mọi khoản chi tiêu, đến cuối tháng sẽ rõ cái nào cần thiết, cái nào có thể tiết kiệm được.
Chủ hụi lừa hơn 2,4 tỷ đồng của 150 hụi viên ở miền Tây bị bắt

Chủ hụi lừa hơn 2,4 tỷ đồng của 150 hụi viên ở miền Tây bị bắt

Pháp luật

09:41:25 17/12/2024
Sáng 16/12, Công an tỉnh An Giang ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Võ Thị Kiều Oanh (38 tuổi, ngụ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tranh cãi việc học sinh cởi áo khoác, ngồi ngoài trời lạnh 19 độ C

Tranh cãi việc học sinh cởi áo khoác, ngồi ngoài trời lạnh 19 độ C

Netizen

09:36:09 17/12/2024
Ngày 16/12, mạng xã hội xôn xao với thông tin Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, dù thời tiết lạnh.
Mẹ chồng nói một câu khiến tôi bẽ mặt trước đồng nghiệp: Nỗi hối hận khi tiết lộ quá nhiều!

Mẹ chồng nói một câu khiến tôi bẽ mặt trước đồng nghiệp: Nỗi hối hận khi tiết lộ quá nhiều!

Góc tâm tình

09:28:52 17/12/2024
Hối hận, ngượng ngùng và cả lo sợ đang nhấn chìm tôi sau buổi tiệc liên hoan tại nhà, nơi mẹ chồng vô tình tuôn một bí mật không nên nói trước toàn bộ đồng nghiệp.
Đột quỵ đứng đầu bảng nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam

Đột quỵ đứng đầu bảng nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam

Sức khỏe

09:10:22 17/12/2024
Xu hướng gánh nặng bệnh tật đang chuyển dịch từ các bệnh truyền nhiễm sang bệnh không lây nhiễm và các yếu tố liên quan đến lối sống.
Xác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCM

Xác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCM

Tin nổi bật

09:08:32 17/12/2024
Người đàn ông vào mua hàng tại sạp rau củ ở huyện Hóc Môn (TPHCM), có hành vi đụng chạm vào cơ thể nữ chủ sạp nên bị chị này phản ứng. Trong lúc giằng co, ông này đã xô ngã người phụ nữ.
'Không thời gian' tập 13: Trung tá Đại bị người đàn ông chĩa súng nhắm bắn

'Không thời gian' tập 13: Trung tá Đại bị người đàn ông chĩa súng nhắm bắn

Phim việt

09:05:11 17/12/2024
Trong Không thời gian tập 13, trong lúc thuyết phục một số người dân không chịu chuyển tới nơi ở mới, Đại bị một người đàn ông chĩa súng nhắm bắn.
Trước Lee Min-jung, Lee Byung-hun từng "tay trong tay" với những ai?

Trước Lee Min-jung, Lee Byung-hun từng "tay trong tay" với những ai?

Sao châu á

09:02:35 17/12/2024
Hãy cùng lật mở từng trang trong cuốn nhật ký tình yêu đầy bí ẩn của Lee Byung-hun, khám phá những câu chuyện chưa từng kể!
Trăm ngôi nhà chênh vênh mép vực như ngàn cân treo sợi tóc, không ai rời đi

Trăm ngôi nhà chênh vênh mép vực như ngàn cân treo sợi tóc, không ai rời đi

Lạ vui

08:29:34 17/12/2024
Hàng trăm ngôi nhà nằm trên rìa của một vách đá nằm ở ngoại ô El Alto, Bolivia được mệnh danh là nhà tự tử vì có nguy cơ cao xảy ra lở đất tàn phá.
Vì sao chạm vào kim loại luôn lạnh hơn chạm vào gỗ hay nhựa trong mùa đông?

Vì sao chạm vào kim loại luôn lạnh hơn chạm vào gỗ hay nhựa trong mùa đông?

Trắc nghiệm

08:27:19 17/12/2024
Ở trong cùng điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, nếu bạn chạm tay trần vào bề mặt kim loại sẽ thấy lạnh hơn bề mặt gỗ hay nhựa. Vì sao lại có sự khác biệt này?
Lung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote Kamakura

Lung linh 'lều tuyết' trong lễ hội Yokote Kamakura

Du lịch

08:21:13 17/12/2024
Lễ hội tuyết Kamakura được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 2 hằng năm tại thành phố Yokote, tỉnh Akita - một trong những khu vực có tuyết rơi dày nhất vùng Tohoku, Nhật Bản.