Xung đột trong các trường đại học ngoài công lập: Hùng Vương, Hoa Sen và còn trường nào nữa?
Đại học ngoài công lập hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Câu hỏi này được trả lời sau vụ việc vừa xảy ra tại Trường ĐH Hoa Sen. Mâu thuẫn, xung đột trong các trường dù ở dạng nào thì suy cho cùng, học sinh mới chính là người phải gánh chịu hậu quả.
Đại hội cổ đông bất thường ĐH Hoa Sen quyết định cách chức bà hiệu trưởng Bùi Trân Phượng.
Mâu thuẫn tiền nong, phe phái
Tại Đại hội cổ đông bất thường ĐH Hoa Sen, những vấn đề đưa ra để tố cáo, tranh cãi cũng chỉ xoay quanh chuyện tiền nong. Mặc dù khi khai sinh ra trường, các nhà sáng lập đặt ra mục tiêu là hoạt động không vì lợi nhuận.
Nhưng để hoạt động được thì phải có tiền, thậm chí nhiều tiền, do đó phải huy động các nhà đầu tư. Đại học Hoa Sen đã có sự đầu tư và hoạt động hiệu quả, nhưng chính từ chuyện ăn ra làm nên mới sinh ra mâu thuẫn. Có ý kiến cho rằng, ĐH Hoa Sen – một trong những mô hình đại học tư thục đầu tiên hoạt động có hiệu quả và uy tín – đang đứng trước nguy cơ “bị chiếm đoạt bởi một nhóm lợi ích” có cổ phần trong công ty.
Những ai là “nhóm lợi ích” thì chưa biết, bởi vì phe phái nào cũng cho là mình đúng. Phía nhóm tổ chức đại hội cổ đông (CĐ) bất thường tố cáo những sai phạm của Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng liên quan đến Cty Vĩnh An. Nhưng bà Phượng lại quả quyết mình không sai phạm và phía cổ đông tố cáo không đưa ra được bằng chứng sai phạm.
GS Đỗ Đăng Hưng (tham dự với vai trò là một CĐ) nói “Tôi chưa từng dự một đại hội nào như thế này, đại hội CĐ nhưng chỉ có 2/7 (ông Nguyễn Trung Đức và bà Phạm Thị Thủy) thành viên HĐQT tham dự thì kết quả sẽ như thế nào?”. Đồng thời, ông đưa ý kiến, về phần những sai phạm của HĐQT và hiệu trưởng nhà trường chưa rõ phải xác minh lại cho chính xác và người nào sai phạm thì phải xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, không nên đưa ĐH Hoa Sen đi vào vết xe đổ của ĐH Hùng Vương.
GS Hưng phát biểu tại hội nghị CĐ ĐH Hoa Sen.
Video đang HOT
Theo GS Nguyễn Đăng Hưng, bản chất của vấn đề hôm nay là do ĐH Hoa Sen đã phát triển quá nhanh, lợi nhuận tương đối cao. Khi lợi nhuận len vào giáo dục, nó đã gây ra hiện tượng lợi ích nhóm, phe phái và dẫn đến sự việc ngày hôm nay.
Vết xe đổ Hùng Vương thế nào?
Trường ĐH Dân lập Hùng Vương TPHCM được thành lập vào tháng 8.1995. Những sáng lập viên mong muốn xây dựng một trường hoạt động phi lợi nhuận.
Tranh chấp căng thẳng về con dấu tại ĐH Hùng Vương.
Từ tháng 4.2005 – 5.2011, ngoài 10 nhà đầu tư sáng lập viên ban đầu, trường có thêm các nhà đầu tư mới góp vốn, gồm: Cty CP xây dựng Sài Gòn, Cty CP đầu tư Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Miền Tây, Cty CP Kinh Bắc, Cty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn và Cty CP ĐTPT Trường ĐH Hùng Vương, với tổng vốn góp đầu tư bổ sung là 50 tỉ đồng. Và, từ tháng 5.2010, Trường ĐH Dân lập Hùng Vương chuyển đổi sang loại hình ĐH tư thục, với tên gọi mới là Trường ĐH Hùng Vương TPHCM (ĐHHV).
Khi nhóm đầu tư mới xuất hiện, với việc sở hữu mạnh hơn về tài chính đã có phần lấn át những sáng lập viên. Trường xuất hiện 2 phe: Một phe thuộc về các sáng lập viên ĐHHV và một phe có nhóm nhà đầu tư mới. Ngày 14.6.2013, UBND TPHCM đã có văn bản không công nhận chức danh hiệu trưởng đối với ông Lê Văn Lý (nguyên Hiệu trưởng ĐHHV từ năm 2006 – 2013).
Tuy nhiên, phía các sáng lập viên, trong đó có ông Lê Văn Lý, đã bất chấp chỉ đạo trên của UBND TPHCM, Bộ GDĐT, tự tổ chức đại hội CĐ bất thường, bầu ra một HĐQT tồn tại song song với HĐQT do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu. Và, HĐQT của phe ông Lê Văn Lý đã không bàn giao công việc, không bàn giao con dấu cho HĐQT của phe bên kia…; dẫn đến mâu thuẫn trong tranh chấp con dấu kéo dài suốt năm 2013.
Không phủ nhận những sáng lập viên là những giáo sư, nhà giáo nổi tiếng, họ nhiệt huyết và hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; tuy nhiên, một trường ĐH muốn phát triển thì phải cần tiền, cần sức mạnh tài chính. Vì vậy, khi những nhà đầu tư bỏ tiền ra, họ sẽ là người quyết định mọi mặt của trường và dĩ nhiên, sẽ lấn át những sáng lập viên. Sự lấn át này lại được thực hiện đúng quy định của luật pháp, thông qua đại hội CĐ.
Chính vì xung đột giữa nhóm CĐ cũ và nhóm CĐ mới này, đã dẫn đến bất ổn ở ĐHHV cách đây một năm và hiện nay là ĐH Hoa Sen.
Theo Đông Anh – Đăng Hải
Lao động
Lá thư hối hận của tử tù thi hành án cùng Nguyễn Đức Nghĩa
Cùng một ngày thi hành án, Vũ Tuấn Linh Linh có khá nhiều điểm tương đồng với Nguyễn Đức Nghĩa: vẻ mặt điển trai, học trường danh tiếng và thực hiện tội ác với người tình.
Ngoài Nguyễn Đức Nghĩa, trung tuần tháng 7, tại trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội) còn có 2 tử tù khác cũng bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc. Đó là Vũ Tuấn Linh (33 tuổi, ở huyện Phúc Yên, Vĩnh Phúc) và Vi Văn Nhượng (25 tuổi, quê Thanh Hóa).
"Cuộc sống có thể khó khăn nhưng hai em nhớ lời anh..."
Lá thư cuối cùng viết trước giờ thi hành án gửi về cho gia đình, tử tù 33 tuổi viết kín 2 khổ giấy kẻ ngang. "Bố mẹ kính yêu của con. Con trai bất hiếu quỳ lạy bố, lạy mẹ, con đi trước...", Vũ Tuấn Linh mở đầu lá thư.
Với nét chữ viết cẩn thận, tử tù này tâm sự thời gian còn ở ngoài xã hội, do bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống mà vô tình không nhận ra những điều rất nhỏ sự quan tâm của gia đình.
"Bố mẹ không trách con khi sự việc xảy ra, đó đã là một đặc ân đối với con rồi. Con không biết nói thế nào lúc này nữa, chỉ mong bố mẹ đừng buồn vì con. Rồi mọi thứ cũng qua bố mẹ ạ", tử tù động viên gia đình. Những lời sau đó, Linh dặn dò cha mẹ thay mình chăm sóc cho các cháu: "Con đã không làm tròn bổn phận của người bố đối với các con. Bố mẹ giúp con nhé. Con xin phép bố mẹ con về với ông của con". Vẫn tiếp dòng cảm xúc, Linh cẩn thận nhờ cậy hai người em chăm lo bố mẹ già: "Cuộc sống có thể khó khăn nhưng hai em nhớ lời anh khi còn cơ hội, đừng để như anh bây giờ có muốn cũng không làm được gì được Nhung, Hiển à. Chúc hai em luôn hạnh phúc".
Cuối thư, nhắc đến hai con và vợ, kẻ giết người tình hy vọng sau này lớn các con của anh ta phải biết trân trọng cuộc sống dù sẽ phải chịu ảnh hưởng không tốt từ mình. Tử tù tỏ ra hối hận vì đã không tạo được một gia đình theo đúng nghĩa. Vũ
Tuấn Linh và lá thư tạ tội trước giờ thi hành án tử hình.
Cùng thi hành án ngày 22/7 hôm đó, giữa Linh và Nguyễn Đức Nghĩa có khá nhiều điểm tương đồng. Đó là khuôn mặt điển trai, trí thức, cùng theo học trong trường đại học danh tiếng ở Hà Nội và... thực hiện hành vi tội ác cùng liên quan đến người tình.
Nạn nhân của Linh là Nguyễn Thị Vân Chi (20 tuổi, nhân viên massage, người yêu cũ của Linh). 3 ngày sau khi gây tội ác, Linh và người tình cũ là Phạm Thị Thủy bị bắt khi đang lẩn trốn ở quê nhà Vĩnh Phúc Kẻ thủ ác khai nhận, ngày 17/12/2009, Linh rủ Chi đi Hà Nội chơi và giải quyết chuyện vay mượn trước đó.
Khi đang cùng chị Chi ở nhà nghỉ, Linh gọi cho Phạm Thị Thủy (là người yêu hiện tại) đến. Sau đó, anh ta vào phòng Chi để nói chuyện thì xảy ra cãi vã. Đỉnh điểm, sau hồi to tiếng, kẻ giết người dùng dao, gậy đâm, đập nhiều nhát vào cơ thể khiến chị Chi tử vong tại chỗ.
Gây án xong, Linh cẩn thận chùi vết máu bắn trên quần áo, gói hung khí vào áo khoác. Trước khi rời hiện trường, anh ta lục soát đồ đạc lấy đi điện thoại, tiền, giấy tờ tùy thân... của nạn nhân. Trước khi gây án, ở quê Linh là người đã có vợ, con. Năm 2011, với tội lỗi gây ra, Linh bị tuyên án tử hình.
"Ngàn vạn lần con xin bố mẹ hãy thứ tha"
Trong ba tử tù bị tiêm thuốc độc ngày 22/7 tại trại tạm giam số 1 (công an Hà Nội), Vi Văn Nhượng (25 tuổi, quê ở Thanh Hóa) có hoàn cảnh khác hơn cả.
Theo hồ sơ vụ án, Nhượng sinh ra ở vùng quê nghèo khó ở Thanh Hóa. Học hết lớp 9, Nhượng bỏ học lên Hà Nội tìm việc làm thêm tại quán phở của ông Nguyễn Quốc Tuấn (43 tuổi, ở phố Kim Ngưu).
Ngày 30/7/2010, sau một thời gian dài bỏ việc, Nhượng quay lại về quán ông Tuấn xin tiếp tục được làm thuê, nhưng thực chất có ý định cướp tài sản. Tối cùng ngày, Nhượng cầm chai rượu lên tầng 2 nơi ông Tuấn đang nghỉ với mục đích đánh ngất ông chủ.
Thấy ông Tuấn nằm ngủ trên giường, hắn xông vào đập mạnh vào mặt làm chai rượu vỡ. Cú đập đó khiến Nhượng cũng bị thương ở ngón tay. Nạn nhân kêu cứu, hắn lấy tấm kính trên mặt bàn đập liên tiếp vào người, đầu ông chủ. Nhượng còn thực hiện hành vi phạm tội đến cùng khi bê chiếc tivi đập nhiều nhát đến khi ông Tuấn nằm gục. Sau một ngày bỏ trốn, Nhượng bị bắt tại bến xe Bắc Giang.
Phiên tòa tháng 9/2010, thanh niên giết người bị tuyên án tử hình. Trong lá thư viết trước giờ phút đền tội, tử tù 25 tuổi thể hiện rõ sự hối hận. Nhượng xúc động viết: "Bố mẹ yêu quý, vậy là cái gì đến cũng phải đến. Ngày đền tội của con đã đến rồi... Ngàn vạn lần con xin bố mẹ hãy tha thứ cho thằng con bất hiếu này. Con ân hận lắm...".
Theo Tri thức trực tuyến
Sự thật cháu 16 tuổi chém chết ông nội vì không được xem bóng đá Tức giận vì bố nhắc nhở về ngủ với ông bà nội khi đang xem dở trận bóng đá, Thiên đã man rợ dùng dao chém chết ông nội, trọng thương bà nội và thím. Tàn ác chém ông bà nội và thím Thông tin từ Công an huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, một vụ thảm án vừa xảy ra trên địa...