Xung đột tại Ukraine cũng là “hội chợ” vũ khí khổng lồ…
Các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới đang “ăn nên làm ra” nhờ cuộc xung đột tại Ukraine.
Nhiều hãng đã nhận được các đơn đặt hàng lớn sau khi sản phẩm của họ được kiểm chứng hiệu quả trên chiến trường khắc nghiệt này.
Từ chuyện của những khẩu Panzerhaubitze…
Một khẩu đội pháo binh Ukraine sử dụng lựu pháo Panzerhaubitze (PzH) 2000 của Đức có thể bắn ba quả đạn trong vòng vài giây và sẽ đồng thời đánh trúng cùng một điểm cách đó hơn 40 km. Các binh sĩ Ukraine cũng đánh giá rất cao độ chính xác và tốc độ bắn của Panzerhaubitze, do tập đoàn Rheinmetall và chi nhánh của tập đoàn KNDS tại Đức cùng sản xuất
Phía Ukraine cũng cho biết, loại giáp thép cao cấp và dày của khẩu pháo tự hành 155mm này mang lại khả năng bảo vệ theo cách mà các loại pháo khác không làm được. Và đó là lý do một khẩu đội Panzerhaubitze gần đây đã sống sót khỏi trận pháo kích kéo dài một giờ bên ngoài Bakhmut (miền đông Ukraine) với những vết đạn chi chít trên vỏ giáp.
Song những lời có cánh về Panzerhaubitze là khi khẩu pháo hiện đại ấy chưa bị hỏng.
Một khẩu lựu pháo tự hành Panzerhaubitze đang được Lữ đoàn 47 của Ukraine triển khai ở khu vực phía đông Kharkov. Ảnh: WSJ.
Theo ghi nhận từ các đơn vị pháo binh Ukraine, việc sử dụng liên tục Panzerhaubitze đã dẫn đến sự cố. Một trong những khẩu Panzerhaubitze ở Bakhmut đã tự bốc cháy và phải đưa về Đức, còn thiết bị điện tử trong quá trình tải tự động bị trục trặc ở một khẩu Panzerhaubitze khác. Bây giờ nó được tải bằng tay.
Nhà sản xuất dòng pháo này cho rằng vấn đề là do Panzerhaubitze được bắn quá nhiều mà lại thiếu sự bảo trì đầy đủ. Armin Papperger, Giám đốc điều hành của Rheinmetall cho biết: “Nếu họ (các binh sĩ Ukraine) mà quan tâm đến thiết bị điện tử một chút thì chắc chắn, khẩu pháo vẫn sẽ hoạt động”.
Panzerhaubitze là một trong hàng chục, thậm chí hàng trăm loại khí tài đang được thử nghiệm ở chiến trường Ukraine, trong khuôn khổ “hội chợ vũ khí” lớn nhất thế giới. Và nhờ “hội chợ” ấy mà các công ty như Rheinmetall đã giành được hàng loạt đơn đặt hàng để khôi phục nhiều dây chuyền sản xuất.
Một số hãng khác, hoặc quân đội một số nước, lại thu được những dữ liệu quý giá về quá trình vận hành vũ khí. Việc triển khai những thiết bị chiến tranh hiện đại và tiên tiến bậc nhất tại một cuộc xung đột quân sự lớn trên bộ mang đến cơ hội hiếm có để phân tích hiệu quả thực chiến của các loại khí tài này cũng như cách sử dụng chúng tốt nhất.
Lựu pháo M777 do Anh sản xuất đã được chứng minh là đáng tin cậy nhưng cũng dễ bị tấn công trên thực tế chiến trường Ukraine. Ảnh: WSJ.
Đến những dữ liệu vô giá thu được ở chiến trường
Khi nhìn vào tất cả năng lực kỹ thuật của Panzerhaubitze cũng như quá trình vận hành những khẩu lựu pháo tự hành này tại Ukraine, các chuyên gia quân sự đều khẳng định, một điều dễ nhận thấy việc vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí có ý nghĩa quyết định như thế nào.
Video đang HOT
Theo Tướng Patrick Sanders, Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, một bài học rút ra từ Ukraine là việc có thể sửa chữa nhanh và dễ dàng tại chiến trường sẽ quyết định chỗ đứng của các loại vũ khí. Điều này tỏ ra đặc biệt phù hợp với lựu pháo, một loại pháo nòng dài di động có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau và là loại vũ khí phương Tây được sử dụng rộng rãi nhất ở Ukraine.
Chẳng hạn như M777- một loại lựu pháo do Anh sản xuất dù kém hiện đại hơn so với Panzerhaubitze nhưng lại được chứng minh là đáng tin cậy hơn so với những khẩu pháo đến từ Đức.
Theo Đại tá Serhiy Baranov – Tư lệnh binh chủng Tên lửa, pháo binh và các hệ thống không người lái của Ukraine, khẩu M777 hoạt động nhiều hơn các loại pháo nước ngoài khác, với khoảng 85% thời gian được đưa vào tham chiến vì nó dễ sửa chữa hơn và có nhiều phụ tùng thay thế hơn.
Lính pháo binh Ukraine cũng cho biết họ thấy M777 dễ học sử dụng hơn và rất chính xác, đồng thời các bộ phận bằng titan nhẹ của khẩu lựu pháo 155mm này giúp di chuyển qua các cánh đồng lầy lội dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, do không phải lựu pháo tự hành nên M777 cần phải có xe kéo, dẫn tới việc di chuyển chậm hơn và dễ bị phản công hơn. Người vận hành cho biết các bộ phận khá nhẹ và mỏng của khẩu pháo này cũng khiến nó dễ bị loại khỏi vòng chiến đấu do mảnh đạn hơn.
Cuộc tranh luận xung quanh hiệu quả của hai loại pháo Panzerhaubitze và M777 ở chiến trường Ukraine có thể giúp định hình hoạt động mua sắm quân sự trong nhiều năm tới. Tại hội chợ vũ khí lớn ở London hồi giữa tháng 9, các nhà triển lãm thường xuyên được hỏi về hiệu quả của các vũ khí mà họ sản xuất khi triển khai ở Ukraine.
Các loại pháo khác của phương Tây cũng gặp vấn đề khi sử dụng liên tục. Một người vận hành pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan cho biết một khẩu pháo 155mm này được sử dụng quá nhiều đến nỗi nòng của nó bị rách.
Armin Papperger, Giám đốc điều hành của Rheinmetall cho biết cường độ hoạt động tại Ukraine đã chỉ ra rằng những chiếc xe tăng có thể bị hao mòn nhanh như thế nào. Rheinmetall hiện đã tăng gấp ba lần sản lượng nòng súng cho xe chiến đấu bọc thép.
Một số nhà phân tích quân sự cho rằng một bài học khác dễ thấy từ quá trình vận hành các vũ khí hiện đại của phương Tây tại Ukraine là không có đủ thời gian dành cho việc huấn luyện các lực lượng vận hành của Kiev.
Chẳng hạn, lính pháo binh Ukraine được huấn luyện 5 tuần với những khẩu Panzerhaubitze. Trong khi đó, binh sĩ Đức thường trải qua quá trình đào tạo kéo dài tới 4 tháng mới có thể thuần thục và khai thác hết hiệu quả của dòng lựu pháo tự hành trứ danh này.
Một hệ thống HIMARS đang được đưa lên máy bay để chuyển tới Ukraine. Ảnh: The Hill.
Và hàng loạt đơn đặt hàng mới
Nhưng bất luận kết quả thu được từ việc triển khai các loại vũ khí hiện đại của phương Tây ở chiến trường Ukraine như thế nào, các tập đoàn quốc phòng vẫn được lợi.
Mỹ và các quốc gia châu Âu đã gửi số phương tiện chiến tranh trị giá hàng chục tỷ USD vũ khí đến Ukraine từ kho dự trữ quốc phòng của họ và hiện đang bắt đầu thay thế những khí tài ấy. Điều này đem đến cho các tập đoàn vũ khí cơ hội kiếm thêm các hợp đồng béo bở và khôi phục lại hoạt động sản xuất của một số dây chuyền vốn đã “hết khấu hao”.
Những dòng pháo tiên tiến và các loại đạn pháo đời mới, máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa và bệ phóng tên lửa đa nòng đều đang được sử dụng nhiều ở Ukraine. Một số thiết bị này được chế tạo bởi những hãng như BAE System, Rheinmetall, Lockheed Martin hay RTX (tên cũ là Raytheon) và hiện tại, những “cá mập” trong ngành công nghiệp quốc phòng này đang nhận thêm nhiều đơn đặt hàng hoặc sự quan tâm từ nhiều người mua tiềm năng.
BAE Systems, công ty sản xuất M777, cho biết sau khi nhận được nhiều yêu cầu hơn về loại lựu pháo 155 mm này, họ đã có kế hoạch khởi động lại dây chuyền sản xuất. Hãng này tiết lộ thêm họ cũng nhận được thêm nhiều lời đề nghị dành cho xe thiết giáp CV90 sau khi quân đội nhiều nước chứng kiến hiệu quả sử dụng của các cỗ chiến xa hạng nhẹ này trong chiến sự tại Ukraine.
Dan Lindell, Giám đốc phụ trách mảng chiến xa tại BAE Systems, chi nhánh Thụy Điển, thì xe thiết giáp CV90 đã tham chiến ở Afghanistan và Liberia, nhưng “nó hoàn toàn khác với những gì chúng ta đang thấy ở Ukraine”. Đồng quan điểm, Tom Arseneault, Giám đốc điều hành các hoạt động của BAE Systems Mỹ cho biết: “Mọi người đang nhìn vào Ukraine và xem hoạt động của các loại vũ khí tại đó ra sao”.
Ngoài pháo và xe thiết giáp, còn nhiều loại vũ khí khác của phương Tây đã nhận được lời khen ngợi ở Ukraine, bao gồm cả sự ca ngợi ở từ chính Tổng thống Volodymyr Zelensky, trong đó nổi bật là hệ thống bệ phóng tên lửa di động HIMARS của Mỹ và tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow của Anh.
Các công ty sản xuất những loại vũ khí này vì thế đã kiếm được các đơn đặt hàng mới và đang đẩy mạnh sản xuất. Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bắt đầu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao cho Lockheed Martin các hợp đồng trị giá 630 triệu USD để sản xuất HIMARS cho chính họ và các đồng minh. Con số này có thể sẽ tăng thêm nhiều nữa, nếu chiến sự tại Ukraine còn kéo dài và nếu HIMARS còn tiếp tục thể hiện được những tính năng ưu việt như sự chính xác, cơ động và tốc độ triển khai xuất sắc của nó.
Trong khi đó, RTX đang tăng sản lượng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của mình lên 12 khẩu đội mỗi năm và có kế hoạch giao thêm 5 khẩu đội nữa cho Ukraine vào cuối năm tới. Phần mềm của hệ thống Patriot sắp “ra lò” cũng đã được tinh chỉnh để có thể tiêu diệt tên lửa siêu thanh, thứ vũ khí có thể bay tới mục tiêu với tốc độ March 10.
Nicholas Drummond, cựu sĩ quan quân đội Anh, người đang điều hành công ty tư vấn công nghiệp quốc phòng AURA Consulting Ltd, cho biết, chiến sự khốc liệt tại Ukraine là bảo chứng không gì giá trị hơn cho sự hiệu quả của các loại vũ khí. “Hoạt động tác chiến thành công cho phép các nhà sản xuất viết ra những dòng chữ “Đã được chứng minh trong chiến đấu” lên những loại vũ khí mà họ thử nghiệm ở Ukraine. Và điều này rõ ràng giúp ích lớn cho việc bán hàng”, ông Drummond nói.
Mở rộng sản xuất vũ khí tới… Ukraine
Theo báo Politico, các công ty quốc phòng của Pháp và Đức đang thành lập những chi nhánh địa phương ở Ukraine để bảo trì khí tài – bước đầu tiên hướng tới sản xuất vũ khí ở nước này.
Chính phủ Đức đã bật đèn xanh cho một liên doanh được đề xuất giữa Rheinmetall và tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Ukraine. Còn công ty Arquus của Pháp hôm thứ Năm đã ký một ý định thư đảm nhận việc bảo dưỡng các xe bọc thép chở quân tại Ukraine và có thể hợp tác xây dựng một cơ sở sản xuất trong tương lai.
Giám đốc điều hành Nexter Nicolas Chamussy – nhà sản xuất pháo tự hành Caesar – cũng nói với hãng tin Le Figaro rằng họ đang tìm kiếm một đối tác địa phương để thành lập một liên doanh bảo trì tại Ukraine.
Trong khi đó, BAE Systems – tập đoàn quốc phòng khổng lồ của Anh, cho biết họ đang đàm phán với Kiev về việc sản xuất L119 tại Ukraine sau khi những khẩu lựu pháo 105mm này chứng tỏ được hiệu quả và các đơn đặt hàng về đạn cho L119 cũng tăng lên
Trùm Wagner muốn chiến đấu cơ, súng trường của Mỹ
Phát ngôn của ông chủ tập đoàn Wagner dường như mang tính giễu cợt, bởi sẽ không bao giờ có việc Mỹ bơm vũ khí cho đội lính đánh thuê đang chống lại Ukraine.
Ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin - Ảnh: REUTERS
Ông Yevgeny Prigozhin, chủ của tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa ra bình luận này khi trả lời trang Politico mới đây. Tờ báo này trước đó đưa tin số đạn dùng cho súng bắn tỉa Orsis T-5000 trong lực lượng Wagner do một công ty Mỹ cung cấp.
Orsis T-5000 là một loại súng bắn tỉa chính xác cao, do Nga sản xuất và ra mắt năm 2011. Loại súng này có thể sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn của khối NATO.
Khi được hỏi về điều này, ông chủ Wagner đã trả lời bằng sự đùa cợt. Không chỉ đạn dược, ông còn muốn có cả súng bắn tỉa, súng phóng lựu và súng máy do Mỹ sản xuất.
"Anh hãy nói chuyện với nguồn tin của anh, yêu cầu họ cung cấp thêm cho tôi mấy thứ này. À, tôi có thêm một yêu cầu nữa: tiêm kích F-35", người đứng đầu tập đoàn Wagner đáp.
F-35 là tiêm kích thế hệ thứ 5 do Mỹ sản xuất và bán rộng rãi cho đồng minh. Chiến đấu cơ này có thiết kế đặc biệt, làm giảm khả năng bị radar phát hiện. Vì đặc tính này, F-35 còn được gọi là "tiêm kích tàng hình".
Theo Politico, ông trùm Wagner nói về việc muốn vũ khí Mỹ với giọng điệu vui vẻ, mỉa mai. Điều này trái ngược với những lời lẽ giận dữ, thô tục mà ông ta đã tung ra với giới chỉ huy quân sự Nga, cáo buộc chậm cung cấp vũ khí và đạn dược cho lực lượng này.
Đoạn ghi âm câu trả lời với Politico cũng được ông Prigozhin đăng lên kênh Telegram. Trong đó, ông cũng nhắc tới Viktor Bout. Đây là một tay buôn vũ khí người Nga, vừa được Mỹ phóng thích tháng 12 năm ngoái để đổi lấy nữ cầu thủ bóng rổ Brittney Griner.
"Tôi đã nói chuyện với Viktor Bout rồi. Anh ta sẵn sàng xử lý mọi việc giao hàng. Nhưng tôi nghĩ anh là một phần trong phi vụ này, đại diện cho phía Mỹ", ông chủ Wagner tiếp tục giễu cợt phóng viên Politico.
"Vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay với anh. Cảm ơn nhiều vì những câu hỏi. Nhớ trả lời tôi nhé. Tất nhiên là vụ giao F-35 rồi. Nhớ hồi âm bằng tin nhắn riêng tư nhé", ông Prigozhin tiếp tục đùa giỡn.
Vẫn giọng điệu như từ đầu, ông này kết thúc cuộc trò chuyện bằng lời hứa sẽ tặng phóng viên Politico một khẩu Orsis T-5000 của chính ông nếu phi vụ F-35 thành công.
Wagner phủ nhận vụ súng bắn tỉa
Theo Politico, mặc dù bị chế giễu, song tờ này cũng có được câu trả lời về nguồn cung cấp đạn cho Orsis T-5000.
Ông chủ Wagner đã ngầm phủ nhận mua hàng qua công ty Mỹ bằng việc nói rằng lực lượng này đã thu được lượng lớn đạn do NATO sản xuất ở Bakhmut. Thành phố ở miền đông Ukraine này đã rơi vào tay Nga sau trận chiến đẫm máu suốt nhiều tháng.
Lãnh đạo Wagner ra tín hiệu tiếp tục chiến đấu ở Bakhmut sau cảnh báo rút quân Ông Yevgeny Prigozhin - lãnh đạo Tập đoàn quân sự Tư nhân Wagner có trụ ở tại St Peterburg (Nga) - cho biết nhóm này đã nhận được cam kết sẽ có đủ vũ khí cần thiết để tiếp tục chiến đấu. Chiến binh nhóm quân sự tư nhân Wagner của Nga. Ảnh: Sputnik Theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên...