Xung đột quân sự ác liệt Armenia-Azerbaijan qua ảnh
Hang tin Reuters mới đây đăng tai loat anh vê cuôc xung đôt quân sư Armenia-Azerbaijan bung phat tai khu vưc Nagorno-Karabakh.
Chiêc trưc thăng Mi-24 cua Azerbaijan bi băn ha tai Nagorno-Karabakh trong bôi canh cuôc xung đôt quân sư Armenia-Azerbaijan
bung phat tai khu vưc nay ngay 2/4.
Cuôc xung đôt quân sư giưa Armenia va Azerbaijan đang diên ra tai Nagorno-Karabakh. Trong anh la môt binh si Armenia.
Môt thiêt bi quân sư không ngươi lai bi lưc lương tư vê Nagorno-Karabakh băn ha tai tinh Martaker hôm 4/4.
Binh si thuôc lực lượng phòng vệ Cộng hòa Nagorno-Karabakh (tự xưng) tâp trung tai căn cư cua ho ơ tinh Martakert.
Bưc anh chup trên cao môt khu dân cư ơ tinh Martakert, nơi bi anh hương trong cuôc chiên ơ Nagorno-Karabakh ngay 4/4.
Ngươi dân tâp trung quanh quan tai cua môt quân nhân Armenia, ngươi đa thiêt mang trong cuôc xung đôt ơ Nagorno-Karabakh, tai môt ngôi chua ơ Yerevan, Armenia, ngay 4/4.
Video đang HOT
Lưc lương tinh nguyên Armenia ơ Yerevan chuân bi lên đương tơi khu vưc Nagorno-Karabakh ngay 3/4.
Tông thông Armenia Serzh Sargsyan thăm môt binh si bi thương trong cuôc chiên ơ Nagorno-Karabakh ngay 4/4. Binh si nay đang đươc điêu tri tai môt bênh viên quân đôi trung ương thuôc Bô Quôc phong Armenia ơ Yerevan.
Bưc anh cho thây môt ngôi nha ơ một thị trấn thuộc tỉnh Martakert đa bi hư hai năng nê.
Be trai Gevorg Grigoryan, 12 tuôi, đang đươc điêu tri tai môt bênh viên ơ thanh phô Stepanakert sau khi bi thương trong vu na phao gân đây giưa lưc lương Armenia va Azerbaijan ngay 2/4.
Binh si Armenia ơ Nagorno-Karabakh na phao vê phia lưc lương Azerbaijan ơ Martakert ngay 3/4.
Môt đơn vi phao binh Armenia tai tỉnh Martakert.
Be Vardan Andreasyan (trươc), 12 tuôi, va Gevorg Grigoryan năm điêu tri trong bênh viên ơ thanh phô Stepanakert.
Lưc lương tinh nguyên Armenia chuân bi lên đương tơi khu vưc Nagorno-Karabakh.
Theo_Kiến Thức
Nhận diện gốc rễ xung đột quân sự giữa Armenia-Azerbaijan?
Khởi đầu từ cuộc xung đột sắc tộc tại vùng Nagorno-Karabakh đã bùng phát thành cuộc chiến kéo dài giữa Armenia và Azerbaijan.
Khởi đầu từ cuộc xung đột sắc tộc tại vùng Nagorno-Karabakh đã bùng phát thành cuộc chiến kéo dài giữa Armenia và Azerbaijan.
Theo BBC, gốc rễ xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bắt nguồn từ xung đột sắc tộc giữa người Kito giáo địa phương và Hồi giáo Armenia gốc Thổ Nhĩ Kỳ với lịch sử kéo dài hơn 2.000 năm. Phía Armenia cho rằng, vùng Nagorno-Karabakh còn gọi là Artsakh là một tỉnh thuộc Vương quốc Armenia trước đây.
Sau Cách mạng Tháng 10 Nga, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã thành lập khu tự trị Nagorno-Karabakh với đa số người Armenia do Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Azerbaijan, Liên bang Xô Viết kiểm soát. Vùng Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là phần lãnh thổ thuộc Azerbaijan.
Tuy nhiên, Armenia không đồng thuận với vấn đề này. Xung đột sắc tộc kéo dài trong nhiều thế kỷ không được giải quyết thấu đáo. Nó trở thành điểm mấu chốt cho những diễn biến xấu về sau.
Nhờ sự can thiệp của chính quyền trung ương, xung đột sắc tộc tại khu vực này được kiểm soát, nhưng nó vẫn như ngọn lửa cháy âm ỉ chờ ngày bùng phát. Những năm 1980, sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với khu vực này giảm sút khiến xung đột sắc tộc bùng phát.
Vấn đề lên đến đỉnh điểm khi cơ quan lập pháp khu tự trị Nagorno-Karabakh tiến hành bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập vào Armenia vào tháng 2/1988. Azerbaijan kiên quyết phản đối việc sát nhập, trong khi Armenia khăng khăng nói rằng, khu vực này thuộc chủ quyền của họ trong nhiều thế kỷ.
Tháng Giêng đen tối
Những vụ xung đột lẻ tẻ giữa người Kito giáo và Hồi giáo Armenia xảy ra trước đây có cơ hội bùng phát. Việc bỏ phiếu đòi gia nhập Armenia như "đổ thêm dầu vào lửa", các cuộc biểu tình của người ủng hộ và phản đối ly khai biến thành bạo động.
Tháng 1/1990 đã xảy ra cuộc bạo động lớn ở Baku thuộc Azerbaijan khiến 70 người Armenia thiệt mạng và 700 người khác bị thương. Chính quyền trung ương ban bố trình trạng khẩn cấp và gửi quân đội đến ổn định tình hình, nhưng đã quá muộn.
Thường dân bị thương trong các cuộc giao tranh được sơ tán khỏi hiện trường. Ảnh: Theapricity
Cả Armenia và Azerbaijan đều không chịu nhượng bộ, tình hình trở nên mất kiểm soát. Azerbaijan đổ lỗi cho chính quyền trung ương can thiệp quá muộn để vãn hồi trật tự. Sự kiện đó sau này được gọi là "tháng Giêng đen tối", một cột mốc làm xấu đi quan hệ giữa 2 nước cộng hòa thuộc Liên Xô.
Cuối năm 1991, lực lượng dân quân Armenia mở các đợt tấn công nhắm vào những ngôi làng người Armenia cư ngụ do quân đội Azerbaijan nắm giữ. Quân đội Azerbaijan tiến hành phản công, thì lực lượng dân quân nhắm vào những ngôi làng người Azerbaijan sinh sống.
Chiến tranh mở rộng
Sau khi Liên Xô tan rã, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Nagorno-Karabakh tuyên bố ly khai và thành lập quân đội riêng. Amernia và Azerbaijan giành giật nhau vũ khí do Liên Xô để lại khiến xung đột bùng phát thành chiến tranh toàn diện.
Hai nước đều ra lệnh tổng động viên với hàng chục nghìn thanh niên gia nhập quân đội. Khu vực ly khai được sự hậu thuẫn của Armenia có quân số khoảng 20.000 người, 187 khẩu pháo các loại, 90-173 xe tăng, khoảng 300 xe bọc thép.
Xe tăng T-72 trưng bày tại thị trấn Shusha để tưởng nhớ những ngày tháng đen tối ở Nagorno-Karabakh. Ảnh: Getty Images
Quân đội Azerbaijan có quân số lớn hơn khoảng 64.000 người, 400 khẩu pháo, 450 xe tăng, 1.000 xe bọc thép các loại. Tuy nhiên, quân đội Azebaijan dưới thời Liên Xô chủ yếu phục vụ trong các đơn vị công binh và các đơn vị phi chiến đấu khác nên thiếu kinh nghiệm trận mạc.
Tháng 1/1992, dân quân Armenia tổ chức đợt tấn công chiếm thị trấn Khojaly, khai thông kết nối giữa Armenia với Karabakh. Quân đội Azerbaijan dễ dàng bị đánh bại và buộc phải rút khỏi khu vực. Tháng 6/1992, quân đội Azerbaijan được sự giúp sức của các cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc phản công chiếm lại thị trấn Goranboy trong nỗ lực đánh chiếm toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh.
Chiến dịch được xem là thành công lớn nhất của quân đội Azerbaijan trong 6 nay xảy ra giao tranh với Armenia. Từ cuối năm 1992-1994, các cuộc giao tranh giữa 2 bên diễn ra ác liệt, nhưng không bên nào nắm được ưu thế tuyệt đối.
Năm 1994, một lệnh ngừng bắn tạm thời đã được ký kết do Nga làm trung gian. 6 năm chiến tranh, nguồn lực của 2 bên gần như cạn kiệt. 20.000-30.000 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa để tị nạn.
Mặc dù đã ký lệnh ngừng bắn, nhưng về mặt lý thuyết, Armenia và Azerbaijan vẫn trong tình trạng chiến tranh do chưa có hiệp định hòa bình vĩnh viễn. Những năm sau đó, các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn vẫn liên tiếp xảy ra. Trường hợp gần đây nhất xảy ra vào ngày 2/4 khiến 30 binh sĩ đôi bên thiệt mạng.
Sự kiện mới nhất cho thấy, Nagorno-Karabakh vẫn là "thùng thuốc súng" có thể phát nổ bất kỳ lúc nào nếu hai bên không kiềm chế.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Hơn 200 thương vong trong cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh Theo thống kê của LHQ, ít nhất 33 người thiệt mạng và 200 người bị thương trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh khi xung đột quân sự bùng nổ giữa Azerbaijan và Arme. Theo thống kê của LHQ, ít nhất 33 người thiệt mạng và 200 người bị thương trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh khi xung đột quân sự bùng nổ giữa Azerbaijan và Armenia. Sputnik...