Xung đột ở Ukraine: Bà Harris chính thức lên tiếng về công thức đổi lãnh thổ lấy hoà bình
Ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói rằng việc Ukraine trao quyền kiểm soát lãnh thổ là công thức cho sự đầu hàng, không phải hòa bình.
Ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris phát biểu tại cuộc họp báo với Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky hôm 26/9/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Ngày 26/9, ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris đã có cuộc gặp thứ bảy với Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, tái khẳng định rằng sự ủng hộ của bà đối với người dân Ukraine là “không thay đổi”.
Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh Mỹ không thể và không nên cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới vì cô lập không phải là sự bảo vệ.
Vì vậy, theo ứng cử viên đảng Dân chủ, việc Washington ủng hộ Kiev không phải vì lòng từ thiện, mà vì đó là lợi ích chiến lược của Mỹ và Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh mà Ukraine cần để thành công trên chiến trường.
Bà Harris chia sẻ thẳng thắn rằng ở Mỹ “có một số người muốn ép Ukraine từ bỏ phần lớn lãnh thổ có chủ quyền, yêu cầu Ukraine chấp nhận trung lập và từ bỏ các mối quan hệ an ninh với các quốc gia khác”.
Tuy nhiên, theo bà Harris, “đây không phải là các đề xuất vì hòa bình. Thay vào đó, chúng là những đề xuất đầu hàng, điều này nguy hiểm và không thể chấp nhận được”.
Trước đó khi chia sẻ trong podcast phỏng vấn được kênh YouTube “The Shawn Ryan Show” phát ngày 12/9, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hoà J.D. Vance khẳng định ông Trump sẽ ngồi xuống bàn đàm phán với các lãnh đạo Liên bang Nga, Ukraine và châu Âu rồi nói: “Các anh cần hình dung một sự dàn xếp hòa bình trông như thế nào”.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ bang Ohio mô tả thỏa thuận mà ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ theo đuổi, bao gồm một số điều khoản chính: Liên bang Nga được giữ lại các khu vực đã chiếm đóng và hai bên thiết lập khu phi quân sự dọc ranh giới chiếm đóng của quân đội hai nước trên chiến trường.
Tại khu phi quân sự trên, Kiev sẽ dồn quân đầu tư phòng tuyến mạnh mẽ để ngăn các cuộc tấn công khác từ Liên bang Nga.
Ông Vance cho rằng mặc dù về cơ bản, Ukraine vẫn sẽ là quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng Moskva vẫn sẽ nhận “sự bảo đảm về tính trung lập” từ Kiev.
Ứng viên phó tổng thống Mỹ nói thêm: “Ukraine sẽ không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Họ sẽ không gia nhập những tổ chức liên minh dạng như vậy. Tôi nghĩ sau cùng, tình hình sẽ thành ra như thế”.
Ứng cử viên phó tổng thống đảng Cộng hoà, Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance chia sẻ tầm nhìn về việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine trong podcast “The Shawn Ryan Show”. Ảnh chụp màn hình podcast “The Shawn Ryan Show”
Bình luận về những đề xuất khép lại chiến sự với Liên bang Nga của ông Vance, Tổng thống Ukraine cho rằng đó là một ý tưởng không tốt, có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu.
Ông Zelensky cho rằng giải thích: “Thông điệp của ông ấy dường như là Ukraine phải hy sinh. Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi về cái giá phải trả và ai phải gánh chịu. Ý tưởng rằng cuộc chiến này sẽ chấm dứt bằng cách buộc Ukraine phải trả giá là không thể chấp nhận được”.
Theo ông Zelensky, nếu kế hoạch của ông Vance được thực thi, Ukraine sẽ phải chấp nhận đánh đổi lãnh thổ để cuộc chiến dừng lại.
“Nhưng chắc chắn rằng điều đó sẽ không xảy ra. Kịch bản như thế này sẽ không có cơ sở trong các chuẩn mực quốc tế, trong luật lệ của Liên hợp quốc, trong công lý. Và nó cũng không nhất thiết chấm dứt chiến tranh. Nó chỉ là khẩu hiệu”, ông Zelensky nhận xét.
Theo tổng thống Ukraine, quan điểm của ông Vance và ông Trump về tình hình dường như có những điểm khác biệt dù hai chính trị gia này đang liên danh tranh cử.
“Tôi phải nói rằng ông Trump thì không như vậy. Ông ấy và tôi đã nói chuyện qua điện thoại, và thông điệp của ông ấy tích cực nhất có thể, theo quan điểm của tôi”, ông Zelensky nói thêm.
Theo tổng thống Ukraine, bất cứ ứng viên tổng thống hay phó tổng thống Mỹ nào cho rằng việc chấm dứt chiến sự bằng cách khiến Kiev từ bỏ lãnh thổ, đều phải chịu trách nhiệm về khả năng gây ra một cuộc chiến toàn cầu.
“Bởi vì người đó sẽ có ngụ ý với thế giới rằng hành vi như vậy là chấp nhận được”, ông Zelensky giải thích.
Hai nước EU đưa ra giải pháp khôi phục dòng dầu của Nga qua Ukraine
Hai quốc gia Đông Âu này cũng kêu gọi EU can thiệp để giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Ukraine ngừng quá cảnh dầu cho tập đoàn Lukoil của Nga.
Các nước thành viên EU ở Đông Âu là Slovakia và Hungary đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tập đoàn dầu khí Lukoil của Nga ngừng cung cấp dầu qua Ukraine. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Slovakia ngày 26/7 thông báo đã đề xuất một giải pháp kỹ thuật để khôi phục nguồn cung cấp dầu từ Nga cho các nhà máy lọc dầu của Slovakia và Hungary. Động thái này diễn ra sau khi có cảnh báo rằng việc ngừng cung cấp một phần dầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu ngay từ tháng 9 tới.
Văn phòng Chính phủ Slovakia cho biết Thủ tướng nước này Robert Fico cũng đã nói chuyện với người đồng cấp Ukraine Denys Shmyhal ngày 26/7. "Thủ tướng Fico đã đề xuất với các đối tác Ukraine một giải pháp kỹ thuật mà một số quốc gia bao gồm Slovakia sẽ phải tham gia", Văn phòng trên cho biết, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Văn phòng Chính phủ Slovakia cũng lưu ý rằng các nguồn cung thay thế đắt hơn và có thể không phù hợp về mặt công nghệ với nhà máy lọc dầu Slovnaft của Slovakia. Ngoài ra, các cuộc đàm phán chuyên sâu sẽ diễn ra ở cấp cao nhất trong những ngày tới.
Các nước thành viên EU ở Đông Âu là Slovakia và Hungary đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tập đoàn dầu khí Lukoil của Nga ngừng cung cấp dầu qua Ukraine. Nguyên nhân là do Kiev áp đặt lệnh trừng phạt đối với Lukoil, gây áp lực lên các nhà máy lọc dầu của Hungary và Slovakia thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí MOL của Hungary.
Tranh chấp này phản ánh sự phụ thuộc của một số quốc gia EU vào năng lượng Nga, hơn hai năm sau khi EU quyết định ngừng nhập khẩu dầu từ Nga do cuộc xung đột ở Ukraine.
Chính quyền ở Bratislava và Budapest, vốn phản đối lệnh trừng phạt đối với Moskva và gửi viện trợ quân sự cho Kiev, đã chỉ trích Ukraine vì dừng cung cấp dầu cho Lukoil và kêu gọi EU can thiệp hòa giải trong tranh chấp này. Trong tranh chấp với Lukoil, hai nước muốn Ủy ban châu Âu sử dụng thỏa thuận liên kết với Ukraine để Kiev không thể chặn việc quá cảnh dầu.
Các quan chức Hungary cũng kêu gọi EU hành động. Gergely Gulyas, Chánh văn phòng Thủ tướng Hungary, cho biết quyết định của Ukraine là hành động "tống tiền" đối với lập trường của Hungary và Slovakia về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
"Nếu tình hình không được giải quyết, sẽ xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu... phải tìm ra giải pháp vào tháng 9 tới. Ukraine đang tống tiền hai quốc gia đang ủng hộ hòa bình và ngừng bắn", ông Gulyas nói.
Ông Gulyas cho biết Budapest cũng đang tìm kiếm giải pháp: "Một là Ukraine thừa nhận rằng họ không thể làm điều này với hai nước EU. Hai là Ủy ban châu Âu giúp chúng tôi, và thứ ba là chúng tôi tìm ra một lỗ hổng pháp lý cho phép dầu được chuyển giao bởi một bên trung gian không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt".
Tuy nhiên, Trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak đã bác bỏ cáo buộc của phía Hungary, nói rằng quyết định của Kiev về việc đình chỉ hoạt động vận chuyển dầu của Nga tới Hungary và Slovakia không liên quan gì đến hành vi "tống tiền".
EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga vào năm 2022, mặc dù Slovakia, Hungary và CH Séc đã được miễn trừ do phụ thuộc vào dầu của Nga. Các nhà máy lọc dầu của CH Séc, thuộc sở hữu của Orlen từ Ba Lan, không có Lukoil là nhà cung cấp, do đó không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tranh chấp.
Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra Trong khi Cố vấn Tổng thống Ukraine nói Kiev nói mọi kế hoạch chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và hòa bình phải công bằng, người phát ngôn Điện Kremlin cho rằng kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine cần tính đến thực tế trên chiến trường. Cố vấn Tổng thống...