Thu nhập từ xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan sang Trung Quốc vượt xa Nga
Lý do cho sự chênh lệch là do Trung Quốc đang mua khí đốt của Nga với giá thấp. Nhu cầu tiề.n mặt của Điện Kremlin để duy trì ngân sách quốc gia trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đã tước đi phần lớn đòn bẩy đàm phán của Moskva trong các thỏa thuận với Bắc Kinh.
Đường ống Power of Siberia của Nga dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp tới 38 bcm khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc vào năm 2025. Ảnh: Chính phủ Nga (gov.ru)
Theo mạng tin Eurasianet.org mới đây, tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga, Gazprom, đã tuyên bố rầm rộ vào đầu năm 2024 rằng họ đã vượt qua Turkmenistan để trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Trung Quốc xét về số lượng. Nhưng khi nói đến thu nhập từ xuất khẩu loại nhiên liệu này, Ashgabat vẫn vượt qua Moskva.
Cổng thông tin của Turkmenistan, Oil & Gas (oilgas.gov.tm/en), báo cáo rằng trong quý đầu tiên của năm nay, Ashgabat đã thu 2,4 tỷ USD từ xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Con số đó đã được xác nhận bởi Daryo, trang tin tức nổi tiếng nhất Uzbekistan. Báo cáo của Daryo lưu ý rằng Nga đã thu được 2 tỷ USD từ việc bán khí đốt cho Trung Quốc trong cùng thời kỳ.
Lợi thế của Nga về khối lượng xuất khẩu có thể chỉ kéo dài chừng nào việc giảm giá mạnh vẫn tiếp tục. Một hãng tin độc lập, The Chronicle of Turkmenistan, đưa tin rằng công suất đường ống dẫn khí Power of Siberia của Nga sang Trung Quốc dự kiến là 38 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2025. Trong khi đó, tổng công suất của ba đường ống nối Turkmenistan và Trung Quốc là 55 bcm.
Trong khi đó, người đứng đầu tập đoàn Turkmengaz, Maksat Babayev, đã công bố kế hoạch phát triển cái mà ông mô tả là “mỏ khí đốt lớn nhất thế giới” tại Galkynysh: Giai đoạn phát triển đầu tiên đã “đảm bảo ổn định xuất khẩu 30 bcm khí đốt mỗi năm sang Trung Quốc”, giai đoạn thứ hai sẽ đưa thêm 25 bcm khí đốt mỗi năm vào hoạt động. Theo Turkmenportal, giai đoạn phát triển thứ ba có thể cung cấp cho dự án đường ống Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI) đã được lên kế hoạch từ lâu với công suất dự kiến là 33 bcm.
Nga: Tập đoàn dầu khí Gazprom lỗ kỷ lục khi thị trường châu Âu 'đóng cửa'
Xuất khẩu sang châu Âu từ lâu đã là nguồn thu nhập hàng đầu của tập đoàn Gazprom, nhưng đã giảm mạnh cùng với biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Biểu tượng tập đoàn năng lượng Gazprom tại Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga mới đây cho biết, họ đã phải chịu khoản lỗ kỷ lục trong năm ngoái do thị trường châu Âu gần như đóng cửa đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt của công ty, vì các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Theo hãng tin AFP ngày 4/5, Gazprom đã lỗ ròng 629 tỷ rúp (6,9 tỷ USD) vào năm 2023 so với lợi nhuận ròng 1230 tỷ rúp vào năm 2022.
Kết quả này là dấu hiệu cho thấy tác động nặng nề của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau chiến dịch quân sự được phát động vào tháng 2/2022.
Xuất khẩu sang châu Âu từ lâu đã là nguồn thu nhập hàng đầu của Gazprom, nhưng sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine, các quốc gia châu Âu đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Vụ phá hoại đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc( Nord Stream) vào tháng 9/2022 sau đó việc đóng cửa kênh vận chuyển chính khí đốt của Nga sang châu Âu làm giảm mạnh nguồn cung năng lượng từ Nga cho châu ÂU.
Gazprom đã tìm cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mới, nhưng việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới rất tốn kém và có thể mất nhiều năm.
Hiện Nga đang tìm cách tăng công suất đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) sang Trung Quốc, nhưng Moskva vẫn chưa đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh để xây dựng đường ống thứ hai.
Gazprom, công ty nắm trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, cũng phải đối mặt với gánh nặng tài chính khi mở rộng mạng lưới phân phối trong nước.
Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt. (Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan...