Xung đột kéo dài làm giảm sức nóng của Ukraine trên mặt trận truyền thông
Mặc dù tổn thất và thương vong tiếp tục gia tăng song Kiev cảnh báo cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang dần trở nên bình thường hóa trong suy nghĩ của mọi người.
Binh sĩ Ukraine đi qua một phương tiện bị phá hủy tại Kiev ngày 26/2. Ảnh: Reuters
Theo báo Anh Guardian, Ukraine đang lo ngại sự ủng hộ của phương Tây dường như tỷ lệ thuận với mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thông đối với cuộc xung đột.
Nỗi lo ngày một tăng khi đến ngay cả trong nước, phần lớn người dân còn cảm thấy xa rời cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt tại miền Đông Donbass. Bà Lesia Vasylenko, một nghị sĩ thuộc đảng đối lập Holos tự do của Ukraine, cho biết: “Đây là một mối đe dọa rất thực tế. Mọi người bắt đầu cảm thấy mệt mỏi về mặt tâm lý”. Bà nói thêm mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thông quốc tế đối với cuộc chiến Ukraine đã giảm rõ rệt trong hai tháng qua và “khi con số giảm hơn nữa, nguy cơ rất cao là sự hỗ trợ từ phương Tây cũng sẽ đi xuống”.
Trong một bài viết với tiêu đề “ Thế giới nhìn sang chỗ khác khi cuộc chiến Ukraine bước qua 100 ngày” mới xuất bản gần đây, báo Mỹ Axios chỉ ra sau 4 tháng, số bài viết về Ukraine trên các phương tiện truyền thông đã giảm từ 520.000 bài trong tuần đầu tiên nổ ra xung đột xuống còn 70.000 bài hiện nay. Trong khi đó, lượng tương tác trên mạng xã hội bao gồm lượt thích, bình luận và chia sẻ cũng giảm mạnh từ 109 triệu lượt từ cuối tháng 2 xuống còn 4,8 triệu lượt.
Axios lưu ý: “Trong vòng 6 tuần kéo dài từ tháng 4 sang tháng 5, mối quan tâm về vụ kiện giữa cặp vợ chồng Johnny Depp và Amber Heard cao gấp 6 lần so với chủ đề Ukraine”.
Mới đây, kênh truyền hình CNN cũng trình chiếu bản tin: “Sau 100 ngày xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trông chờ vào thái độ dửng dưng của thế giới”.
Theo nhật báo Grid của Canada, bên cạnh sự mệt mỏi về tâm lý, sự thay đổi về bản chất của cuộc chiến tại Ukraine cũng đóng góp một phần khiến phương tiện truyền thông giảm bớt sự chú ý đối với Kiev. Thay vì những câu chuyện ban đầu như thủ đô bị đe dọa, Tổng thống Zelensky ẩn náu trong boongke dưới lòng đất và hàng trăm nghìn người phải sơ tán, giờ đây, nội dung đưa tin về cuộc chiến phần lớn chỉ giới hạn ở các khu vực phía Đông Ukraine – nơi vốn dĩ chứng kiến xung đột giữa hai quốc gia trong suốt 8 năm qua mà không thấy hồi kết.
Video đang HOT
Người dân địa phương chuẩn bị cocktail Molotov bảo vệ thành phố ở Uzhhorod, Ukraine. Ảnh: Reuters
Emerson Brooking, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương chuyên tìm hiểu về vai trò của mạng xã hội trong chiến tranh, nói rằng lần đầu tiên ông nhận ra một câu chuyện đẩy Ukraine ra khỏi tâm điểm chú ý là khi nam diễn viên Will Smith tát người dân chương trình Chris Rock tại lễ trao giải Oscar vào ngày 27/3. “Đây là một thời điểm nguy hiểm. Sự quan tâm của phương Tây đối với Ukraine sẽ giảm đi và một khi nó giảm, rất có thể trong tương lai, viện trợ sẽ ít hơn. Nguy cơ ở đây là rất có thể xung đột Ukraine sẽ giống như cuộc chiến ở Syria kéo dài trong nhiều năm”.
Oleksiy Arestovych, một cố vấn quân sự cấp cao của văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết sự mệt mỏi của giới truyền thông là không thể tránh khỏi khi xung đột kéo dài. “Không thể tránh khỏi khi phiên tòa của Johnny Depp và Amber Heard thu hút được nhiều lượt xem và lượt thích hơn là cuộc chiến. Mọi người đang ngày càng mệt mỏi, nhưng các vị không cần phải nói về chúng tôi. Miễn là đưa cho chúng tôi vũ khí”, ông Oleksiy trả lời tờ Observer.
Hiện Mỹ và các đồng minh đã viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Châu Âu đã nhận hàng triệu người phải sơ tán vì xung đột và đã có sự thống nhất chưa từng có ở châu Âu sau Thế chiến II trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Giới phân tích nhận định khi sức nóng của chiến dịch quân sự của Nga lắng xuống, mối quan tâm của các cường quốc phương Tây về cuộc xung đột giảm đi, có thể dẫn đến việc gây sức ép buộc Ukraine phải thỏa hiệp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản đối những đề xuất của phương Tây rằng ông nên chấp nhận một số nhượng bộ, nói rằng Kiev sẽ tự quyết định các điều khoản cho hòa bình.
“Sự mệt mỏi ngày càng gia tăng, mọi người muốn một kết quả nào đó có lợi cho chính họ, nhưng chúng tôi muốn một kết quả khác cho chính mình”, ông Zelensky nói.
Cơn địa chấn chính trị ít được chú ý ở Slovenia
Phong trào Tự do của Robert Golub, vận động tranh cử trên nền tảng năng lượng xanh, tự do truyền thông và pháp quyền, đã đánh bại đảng Dân chủ Slovenia theo chủ nghĩa dân túy của Thủ tướng Janez Jana.
Thủ tướng Slovenia sắp mãn nhiệm Janez Jansa. Ảnh: AFP
Cuối tuần qua, thế giới vẫn tập trung nhiều vào các sự kiện ở Ukraine và cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, nhưng một cơn địa chấn chính trị ở Slovenia hầu như không được chú ý.
Vào ngày 24/4, cùng ngày mà cử tri Pháp đi bỏ phiếu để bầu ông Emmanuel Macron trở lại Điện Élysée với nhiệm kỳ thứ hai, người dân Slovenia đã bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử Quốc hội mà đảng Dân chủ Slovenia của Thủ tướng đương nhiệm Janez Jansa được cho là sẽ giành thắng lợi.
Trái ngược với kỳ vọng, một lượng lớn cử tri Slovenia đã chuyển sang ủng hộ đảng chính trị mới, Phong trào Tự do (GS) của Robert Golob theo chủ nghĩa tự do, chỉ mới được ra mắt vào tháng 1/2022.
Robert Golob, với chiến dịch tranh cử trên cơ sở chuyển đổi sang năng lượng xanh, một xã hội cởi mở và tôn trọng pháp quyền, đã giành được 34,5% phiếu bầu so với 23,5% đối thủ cạnh tranh Jana thuộc đảng Dân chủ, mặc dù GS, dự kiến sẽ chiếm 41 ghế trong Quốc hội 90 ghế, khó có thể thành lập chính phủ nếu không liên kết với các đảng nhỏ hơn của Slovenia để nhận sự hỗ trợ.
Đảng Dân chủ Xã hội và đảng Cánh tả là những đối tác liên minh tiềm năng của Golub.
"Mọi người thực sự muốn thay đổi", ông Golob, vốn là một doanh nhân có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị, cho biết sau khi tuyên bố chiến thắng.
Phát biểu sau khi kết quả bầu cử được công bố, ông Jana nói: "Nhiều thách thức đang ở phía trước đối với chính phủ mới, dù thế nào, nền tảng đã được tạo ra là rất vững chắc".
Đối với Thủ tướng Jana (nhậm chức vào năm 2018), kết quả này gần như chắc chắn kết thúc sự nghiệp chính trị đầy biến động và thường gây tranh cãi của ông.
Ông Jana năm ngoái đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị luận tội do bốn đảng đối lập đệ trình, cáo buộc ông kiểm soát đại dịch COVID-19 không hiệu quả, không đặt mua đủ vaccine và đàn áp các phương tiện truyền thông, đáng chú ý nhất là hãng thông tấn nhà nước STA.
Tháng 2/2021, Văn phòng phụ trách truyền thông của Chính phủ Slovenia đã đình chỉ các khoản thanh toán cho STA, mà nhiều người trong nước coi là một cuộc tấn công vào tính độc lập của hãng thông tấn này.
Trong báo cáo mới nhất về tự do dân chủ, Freedom House, một tổ chức thực hiện nghiên cứu và vận động về dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền, cho biết mặc dù các quyền chính trị và tự do dân sự thường được tôn trọng ở Slovenia, nhưng Chính phủ của ông Jana đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà nước pháp quyền và các thể chế dân chủ, bao gồm cả phương tiện truyền thông và cơ quan tư pháp, cùng vấn đề tham nhũng trong suốt năm 2021.
Thất bại của ông Jana cũng có thể khiến Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày càng bị cô lập trong Liên minh châu Âu. Cả hai nhà lãnh đạo này được cho là có mối quan hệ gần gũi và chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề của châu Âu.
Tuy nhiên, không giống như Thủ tướng Orbán, người đã kiềm chế đưa ra quan điểm cứng rắn liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukriane, ông Jana đã có một cách tiếp cận mạnh mẽ đối với Kiev, trở thành một trong những nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên thăm Kiev ngay sau khi xung đột bùng phát vào ngày 24/2 vừa qua.
Ngoài việc để thể hiện tình đoàn kết và thậm chí sớm ủng hộ việc áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine bất chấp nguy cơ động thái như vậy bị Chính quyền Biden phản đối vì cho rằng nó sẽ biến NATO thành một bên hiếu chiến trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Jansa cũng là nhân vật gây chia rẽ sâu sắc trong khu vực. Mùa Hè năm ngoái, ông Jansa đã tiết lộ một tài liệu (dù ông không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận) đề xuất vẽ lại biên giới ở Tây Balkan, làm dấy lên lo ngại về các cuộc giao tranh mới và thanh lọc sắc tộc.
Thiệt hại lâu dài của Mỹ khi đẩy Nga và cuộc chiến trên 3 mặt trận Andy Mok, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) mới đây nhận định trên trang web của CCG rằng Mỹ đang can dự với Nga trong 3 cuộc chiến. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đối với trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu. Binh sĩ Nga trong chiến dịch quân sự...