Xung đột Hamas – Israel: Pháp, Đức kêu gọi điều tra vụ pháo kích ở Bắc Gaza

Theo dõi VGT trên

Ngày 1/3, Pháp và Đức đã kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập về vụ pháo kích khiến hàng trăm người Palestine thương vong trong lúc chờ nhận hàng viện trợ ở khu vực phía Bắc Dải Gaza.

Xung đột Hamas - Israel: Pháp, Đức kêu gọi điều tra vụ pháo kích ở Bắc Gaza - Hình 1
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 28/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne khẳng định Paris sẽ ủng hộ việc mở cuộc điều tra độc lập theo yêu cầu của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho rằng quân đội Israel có trách nhiệm giải thích về vụ việc.

Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên án vụ pháo kích xảy ra ở phía Bắc Dải Gaza, nhấn mạnh: “Mọi nỗ lực phải được thực hiện để điều tra những gì đã xảy ra và đảm bảo tính minh bạch”.

Trước đó, đồng minh thân cận nhất của Israel là Mỹ cũng đã kêu gọi điều tra kỹ lưỡng về vụ việc, đồng thời cho rằng vụ việc nêu bật sự cần thiết phải tăng cường viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Chính phủ Brazil ngày 1/3 đ.ánh giá vụ hơn 100 người Palestine t.hiệt m.ạng khi đang chờ được phát hàng viện trợ nhân đạo ở Dải Gaza cho thấy hành động quân sự của Israel ở vùng lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá này không có “giới hạn pháp lý”.

Cơ quan y tế tại Dải Gaza cho biết ít nhất 112 người t.hiệt m.ạng và 760 người bị thương trong vụ pháo kích ngày 29/2. Vụ việc xảy ra khi đám đông người dân Palestine đang tập trung chờ được nhận hàng viện trợ nhân đạo tại một con đường ven biển ở phía Tây thành phố Gaza. Các nhân chứng cho biết cuộc pháo kích của quân đội Israel đã nhắm trúng đám đông. Cơ quan y tế ở Gaza coi đây là vụ “t.hảm s.át”. Trong khi đó, nguồn tin Israel nói rằng đám đông đã tiến gần quân đội Israel mà họ cho rằng có thể gây nguy hiểm đến binh sĩ, buộc họ đáp trả bằng hỏa lực.

Vụ pháo kích nhằm vào người Palestine chờ viện trợ cho thấy cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza ngày càng trở nên nghiêm trọng. Liên hợp quốc ngày 1/3 cảnh báo nguy cơ xảy ra nạn đói ở Gaza gần như “không thể tránh khỏi”, trừ khi nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột ở dải đất này đạt được tiến triển. Theo số liệu do cơ quan y tế tại Dải Gaza, ít nhất 10 t.rẻ e.m đã c.hết vì đói và con số thực tế có thể còn cao hơn.

Video đang HOT

Mỹ muốn châu Âu viện trợ cho xung đột ở Ukraine

Mỹ khó có thể cung cấp viện trợ tài chính và quân sự đáng kể cho Ukraine trong tương lai gần, nhưng vẫn còn nghi ngờ về việc liệu châu Âu có đủ khả năng thay thế Washington hay không.

Mỹ muốn châu Âu viện trợ cho xung đột ở Ukraine - Hình 1
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi Mỹ và đồng minh ở phương Tây tiếp tục tái khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của Ukraine, không có gì đảm bảo rằng năm nay quốc gia Đông Âu này sẽ được phương Tây hỗ trợ giống như năm 2022 và 2023.

Nikola Mikovic, nhà bình luận và nhà báo tự do ở Serbia cho rằng trên thực tế, Mỹ khó có thể cung cấp viện trợ tài chính và quân sự đáng kể cho Ukraine trong tương lai gần, và vẫn còn khá nhiều nghi vấn liệu châu Âu có đủ khả năng thay thế Washington trở thành nhà ủng hộ chính cho Kiev hay không.

Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng NATO-Ukraine tại Brussels ngày 10/1, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu cho biết họ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine những hỗ trợ lớn về quân sự, kinh tế và nhân đạo, trong khi nhiều thành viên NATO vạch ra kế hoạch cung cấp "hàng tỷ euro vào năm 2024". Những động thái như vậy chắc chắn sẽ khuyến khích Kiev tiếp tục chiến đấu, mặc dù chúng có thể tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu.

Tuy nhiên, Nhà Trắng hồi đầu tháng này tuyên bố "không có tiền" cho gói viện trợ mới cho Ukraine. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 4/1 nêu rõ: "Chúng tôi hiện đã trao cho Ukraine gói hỗ trợ an ninh cuối cùng và chúng tôi phải nhận được sự hỗ trợ từ Quốc hội để có thể tiếp tục làm điều đó". Cho đến nay, Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Joe Biden, đó là lý do Nhà Trắng không thể công bố thêm các gói viện trợ quân sự.

Trong bối cảnh đó, theo tờ Politico, các quan chức châu Âu đã liên tục đến thăm Kiev với cam kết hỗ trợ nhiều hơn khi Nga tiếp tục các cuộc không kích không ngừng nghỉ nhằm vào Ukraine.

Ngoại trưởng Pháp mới được bổ nhiệm Stéphane Séjourné hôm 13/1 cho biết tại Kiev rằng Ukraine sẽ vẫn là "ưu tiên của Pháp" bất chấp "các cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng" trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi được bổ nhiệm vào tuần trước đó. Ông Séjourné ca ngợi một "giai đoạn mới" trong việc sản xuất vũ khí chung với Ukraine trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.

Ngoại trường Pháp Séjourné cam kết tăng cường hợp tác chung với Ukraine và "củng cố năng lực sản xuất của Ukraine trên lãnh thổ của mình" với các công ty hàng đầu của Pháp. Pháp cũng đang đàm phán một hiệp ước an ninh với Ukraine nhưng chi tiết vẫn chưa được công bố.

Chuyến đi của ông Séjourné diễn ra ngay sau chuyến thăm hôm 12/1 của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, trong đó ông Sunak đã công bố một hiệp ước an ninh kéo dài nhiều năm với Ukraine. Nhà lãnh đạo Anh đã cam kết viện trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ bảng Anh (2,9 tỷ euro) cho Ukraine trong giai đoạn 2024-2025, khi ông gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Kiev.

Chuyến thăm của các nhà lãnh đạo châu Âu diễn ra sau nhiều tuần Nga tiếp tục không kích Ukraine và trong bối cảnh có lo ngại rằng sự giúp đỡ của Mỹ đã bị đình trệ do Quốc hội cản trở và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk dự kiến ​​cũng sẽ đến Kiev trong tuần này. Theo hãng tin Reuters, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 17/1 bày tỏ tin tưởng rằng tất cả 27 quốc gia thành viên EU sẽ đồng ý gia hạn thêm viện trợ tài chính cho Ukraine, vượt qua sự phản đối của Hungary và thực hiện cam kết với Kiev.

Đầu tháng này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra lời kêu gọi bất thường tới các nước EU khác hãy cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Ông nói, số lượng vũ khí được lên kế hoạch chuyển giao cho đến nay là "quá nhỏ", bất chấp cam kết của Berlin sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Kiev lên 8 tỷ euro trong năm nay.

Theo Viện Kiel, cơ quan thống kê viện trợ quân sự cho Ukraine, Đức là nhà tài trợ cho Ukraine cao thứ hai vào năm ngoái sau Mỹ, với 17,1 tỷ euro; tiếp theo là Anh với 6,6 tỷ euro và sau đó là các nước Bắc Âu, Đông EU. Trong khi đó, Pháp chỉ đóng góp 0,54 tỷ euro, Italy 0,69 tỷ euro và Tây Ban Nha 0,34 tỷ euro.

Mỹ muốn châu Âu viện trợ cho xung đột ở Ukraine - Hình 2
Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy các đồng minh NATO tài trợ và trang bị vũ khí cho Kiev chiến đấu với Moskva. Ảnh: UNIAN

Mỹ đang hưởng lợi từ xung đột ở Ukraine

Hiện tại, ông Mikovic nhận định Mỹ dường như là nước hưởng lợi chính từ cuộc xung đột Ukraine, vốn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số nước châu Âu. Theo báo cáo, nền kinh tế Đức suy thoái vào năm 2023, trong khi EU có mức tăng trưởng kinh tế khá thấp - chỉ 0,6%. Mặt khác, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,2%. Nhưng bất chấp điều đó, Washington được cho là không có kế hoạch tiếp tục "đầu tư" vào Ukraine như cách họ đã làm trước đây.

"Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine miễn là cần thiết, nhưng không nhất thiết ở mức độ năm 2022 và 2023", Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 4/1. Vì Ukraine gần như chắc chắn không thể một mình tiếp tục chiến đấu với Nga nên chính châu Âu, chứ không phải Mỹ, sẽ phải tài trợ cho Kiev và cung cấp vũ khí cho nước này. Nhưng không phải tất cả các nước châu Âu đều sẵn sàng thực hiện các biện pháp như vậy.

Hungary đã chặn khoản viện trợ tài chính trị giá 54 tỷ USD của EU cho Ukraine, trong khi nước láng giềng Slovakia từ chối gói viện trợ quân sự mới nhất cho Kiev vào tháng 11/2023. Do đó, nếu Budapest và Bratislava gián tiếp ngăn cản các nỗ lực của EU và NATO, thì cam kết của EU trở nên khá đáng nghi ngờ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là điều mà Nga gọi là "phương Tây tập thể" sẽ hoàn toàn từ bỏ Ukraine. Có một số tín hiệu cho thấy Kiev có thể sớm nhận được hệ thống phòng không từ các thành viên NATO. Tuy nhiên, vấn đề đối với Ukraine là những vũ khí như vậy khó có thể có tác động mang tính quyết định đến cán cân lực lượng và kết quả cuộc xung đột.

Ngay cả khi EU cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa và tên lửa phòng không, vấn đề mà Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của khối Josep Borrell ủng hộ, điều đó sẽ không dẫn đến chiến thắng nhanh chóng của Kiev trước Moskva. Trong khi đó, các cuộc tấn công tên lửa vào Nga sẽ không có tác động đến tình hình trên thực địa, nơi dường như không bên nào có khả năng tạo ra bước đột phá đáng kể.

Nhận thức rõ điều đó, một số giới chính trị ở phương Tây dường như coi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng bế tắc quân sự hiện nay. Chẳng hạn, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto nhấn mạnh vào ngày 10/1 rằng ông thấy "những tín hiệu từ Nga và Ukraine rằng đã đến lúc ngoại giao mở đường cho hòa bình".

Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gần đây nói rằng "hiện tại không có cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine", trong khi Tổng thống Zelensky liên tục tuyên bố rằng "các cuộc đàm phán ngừng b.ắn với Moskva chỉ có thể bắt đầu khi Quân đội Nga hoàn toàn rút khỏi Ukraine".

Như vậy, ông Mikovic nhận định, trong hoàn cảnh hiện tại, triển vọng hòa bình như tuyên bố của Bộ trưởng Crosetto có thể vẫn xa vời, đặc biệt khi Mỹ, với tư cách là nước ủng hộ chính của Ukraine, vào thời điểm này dường như không quan tâm đến bất kỳ thỏa thuận hòa bình hoặc ngừng b.ắn nào ở Ukraine.

Theo quan điểm của Washington, một thỏa thuận ngừng b.ắn tiềm năng giữa Ukraine và Nga sẽ đại diện cho sự thất bại về mặt địa chính trị của Mỹ, vì nó sẽ cho phép Điện Kremlin củng cố và chuẩn bị cho một đợt chiến đấu khác, trong khi Kiev gần như chắc chắn sẽ phải nhường một số lãnh thổ của mình cho Nga.

Đó là lý do tại sao Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy các đồng minh NATO tài trợ và trang bị vũ khí cho Kiev nhằm ngăn chặn Nga đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở quốc gia Đông Âu này. Kết quả là xung đột sẽ tiếp diễn, trong khi người nộp thuế ở châu Âu sẽ phải gánh chịu chi phí hỗ trợ Ukraine và chi phí sẽ rất cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng
15:49:48 04/07/2024

Tin mới nhất

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi ngôn tình "gây bão" vì ngọt từ phim đến đời, nhà gái là thánh hack t.uổi mãi chẳng chịu già

Phim châu á

21:11:47 04/07/2024
Bộ phim chỉ vừa mới lên sóng đã đạt top 1 rating, cặp đôi nam nữ chính được khen nức nở như bước ra từ tiểu thuyết.

8 loại thực phẩm phổ biến bạn nên tránh kết hợp với đu đủ

Sức khỏe

21:10:42 04/07/2024
Tránh kết hợp đu đủ với sữa, thực phẩm giàu protein, lên men, béo, cay hoặc trái cây họ cam quýt để ngăn ngừa khó chịu về tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.

'Những nẻo đường gần xa' tập 29: Sếp Vinh cố tình công khai tình cảm với Đông?

Phim việt

20:12:49 04/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 29: Đông né khi sếp Vinh đến câu lạc bộ tặng quà; Nữ đại gia muốn Dũng đi tiếp khách cùng.

Diễn xuất của Park Bo Gum được khen dù phim điện ảnh mới thất bại

Hậu trường phim

20:05:38 04/07/2024
Bộ phim điện ảnh Wonderland không đạt thành tích như mong đợi. Dù vậy, diễn xuất của Park Bo Gum trong tác phẩm thu về nhiều phản hồi tích cực.

Nam ca sĩ ở hậu trường là "bé ngoan", lên sân khấu liền hóa nam thần sexy cuốn hút

Tv show

19:59:32 04/07/2024
Kay Trần được cộng đồng mạng nhiều lần nhắc tới khi có những hình ảnh đối lập thú vị ở hậu trường là bé ngoan , lên sân khấu lại lột xác hóa thân thành nam thần cực sexy.

Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý

Sao việt

19:55:12 04/07/2024
Bộ ảnh cưới của Anh Đức và Anh Phạm vợ kém 12 t.uổi ngập tràn hoa như vườn cổ tích, có màu trắng cùng tím làm chủ đạo.

Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám

Sao châu á

19:48:47 04/07/2024
Dàn sao đình đám gồm Son Ye Jin, Krystal, Kim Jae Joong, Kwon Eun Bi... đã biến thảm đỏ BIFAN 2024 thành sự kiện hot nhất trong ngày.