Mỹ và nhóm 4 nước Đông Âu không có kế hoạch đưa binh sĩ đến Ukraine
Ngày 27/2, Nhà Trắng khẳng định Mỹ không có kế hoạch triển khai binh sĩ đến Ukraine. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng các nước châu Âu sẽ đưa quân đến quốc gia đang có xung đột với Nga này.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại căn cứ huấn luyện quân sự ở Grafenwoehr, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Adrienne Watson cho biết Tổng thống Joe Biden “đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không triển khai binh sĩ đến Ukraine”.
Trước đó cùng ngày, phát biểu với báo giới, người phát ngôn John Kirby của NSC khẳng định lực lượng quân nhân Mỹ duy nhất hiện diện ở Ukraine là những người đang có mặt tại đại sứ quán nước này ở Kiev để làm nhiệm vụ giải trình về số vũ khí cung cấp cho Ukraine. Ông Kirby phủ nhận việc Mỹ cử binh sĩ đến Ukraine để rà phá bom mìn, sản xuất vũ khí hoặc hoạt động an ninh mạng, như đề xuất của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne về việc các nước phương Tây triển khai quân đến Ukraine. Người phát ngôn NSC cũng cho rằng quyết định gửi quân đến Ukraine “thuộc quyền tự quyết” của Pháp hoặc bất kỳ quốc gia nào khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Video đang HOT
Trong khi đó, khi được hỏi liệu Mỹ có triển khai binh sĩ đến Ukraine cho các mục đích khác như huấn luyện hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Biden phản đối bất kỳ ý tưởng nào về việc triển khai quân đến Ukraine.
Cả Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đều khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay là kêu gọi Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
Cùng ngày 27/2, các nước Đông Âu thuộc Nhóm Visegrad (V4 – gồm CH Séc, Slovakia, Ba Lan và Hungary) khẳng định không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine. Thủ tướng CH Séc Petr Fiala, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Slovakia Robert Fico và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đưa ra tuyên bố này sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo V4. Tuy nhiên, Thủ tướng Fiala cho biết V4 sẵn sàng hỗ trợ Ukraine dưới các hình thức khác. Theo ông Fiala, CH Séc và Ba Lan sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi Hungary và Slovakia sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo và tài chính.
Nhà lãnh đạo CH Séc cũng kêu gọi thúc đẩy đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Trước đó, ngày 26/2, phát biểu họp báo tại Điện Elysee sau khi chủ trì cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu thảo luận tình hình Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề cập khả năng các nước châu Âu đưa quân đến Ukraine, song cho biết chưa có sự đồng thuận về vấn đề này. Nhà lãnh đạo Pháp nêu rõ: “Giai đoạn này chưa có sự đồng thuận về việc đưa quân đến Ukraine, tuy nhiên không thể loại trừ bất cứ khả năng nào”.
Sau phát biểu của Tổng thống Macron, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 27/2 khẳng định liên minh quân sự này hiện không có kế hoạch triển khai binh sĩ đến Ukraine. Tương tự, chính phủ một số nước thành viên NATO như Đức, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha… cũng lên tiếng phản đối đề xuất triển khai quân đến Ukraine.
Đức, Pháp nhấn mạnh giải pháp duy nhất cho Trung Đông
Ngày 5/2, trong cuộc đã điện đàm với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đạt được nền hòa bình lâu dài trong khu vực.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo về nội dung cuộc hội đàm, người phát ngôn của Thủ tướng Scholz cho biết nhà lãnh đạo Đức nêu rõ quan điểm của Berlin rằng chỉ có giải pháp hai nhà nước sau khi được các bên đàm phán mới có thể mở ra triển vọng về một phương án giải quyết bền vững cuộc xung đột ở Trung Đông.
Cùng ngày 5/2, Thủ tướng Netanyahu đã tiếp Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne nhân chuyến thăm của quan chức Pháp tới Trung Đông nhằm tìm kiếm cơ hội đạt thỏa thuận ngừng bắn trên Dải Gaza. Tại buổi gặp, Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh Chính phủ Israel nên chấm dứt tình trạng bạo lực nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây, cho rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể để người Palestine bị ép buộc phải rời bỏ quê hương, dù là ở Dải Gaza hay ở Bờ Tây.
Ngoại trưởng Sejourne cũng đồng thời phản đối mọi luận điệu bài người Palestine, kêu gọi ủng hộ Chính quyền Palestine (PA) tại Bờ Tây do Tổng thống Mahmud Abbas lãnh đạo. Ông nêu rõ PA phải đổi mới và tái hiện diện ở Dải Gaza vì đây là đất của người Palestine.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Sejourne kêu gọi một giải pháp chính trị toàn diện, hai nhà nước cùng tồn tại trong hòa bình, nối lại ngay lập tức tiến trình hòa bình Trung Đông. Israel và Palestine chưa tổ chức vòng đàm phán hòa bình nào trong hơn 10 năm qua.
Đây là chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Pháp tới Trung Đông kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1/2024. Cùng ngày, ông đã tới Ramallah gặp người đồng cấp Palestine Riyad al-Maliki và yết kiến Tổng thống Abbas, trong đó tái khẳng định nếu không có một giải pháp chính trị sẽ không có hòa bình công bằng và lâu dài ở Trung Đông.
Mỹ muốn châu Âu viện trợ cho xung đột ở Ukraine Mỹ khó có thể cung cấp viện trợ tài chính và quân sự đáng kể cho Ukraine trong tương lai gần, nhưng vẫn còn nghi ngờ về việc liệu châu Âu có đủ khả năng thay thế Washington hay không. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock (phải) và Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...