Xung đột Hamas – Israel: Nội các Israel thông qua kế hoạch mở rộng chiến dịch tại Rafah
Theo trang tin Axios, sau cuộc bỏ phiếu tối 10/5, nội các chiến tranh của Israel đã thông qua việc “mở rộng có chừng mực” các hoạt động của quân đội nước này tại thành phố Rafah, phía Nam Gaza.
Khói bốc lên sau cuộc không kích trong xung đột Hamas – Israel tại Rafah, Dải Gaza, ngày 7/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Axios cho biết hai nguồn tin giấu tên của trang tin này đánh giá rằng cho biết việc mở rộng hoạt động quân sự nêu trên không vượt qua “lằn ranh đỏ” của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong khi đó, nguồn tin thứ ba đánh giá rằng điều này đã vượt qua giới hạn mà ông Biden đặt ra, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ đã tạm dừng một số viện trợ quân sự của Mỹ đối với Israel.
Cụ thể, Tổng thống Biden đã ra lệnh ngừng chuyển một lô vũ khí gồm 1.800 quả bom 2.000 lb (907 kg) và 1.700 quả bom 500 lb (226 kg) cho Israel, động thái chưa từng xảy ra với đồng minh Trung Đông này. Ông hy vọng động thái quyết liệt đó sẽ khiến chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu phải nghĩ lại về chiến dịch tấn công Gaza và hướng tới chấm dứt xung đột. Trước đó, hồi tháng 3, ông Biden cũng đã tuyên bố nước Mỹ không chấp nhận việc Israel thực hiện chiến dịch tấn công toàn diện vào Rafah – nơi hiện có hơn 1 triệu người Palestine đang trú ẩn.
Video đang HOT
Quyết định trên của Israel diễn ra chỉ vài giờ sau khi đàm phán mới nhất về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin – tù nhân trong cuộc xung đột kéo dài 7 tháng qua ở Dải Gaza kết thúc mà không đạt kết quả.
Dư luận lo ngại rằng việc Israel mở chiến dịch quy mô lớn vào thành phố Rafah đông đúc, giáp biên giới Ai Cập, có thể đe dọa đến ổn định và an ninh trong khu vực.
Vòng đàm phán mới nhất ở Cairo (Ai Cập) đã được nối lại vào ngày 7/5 vừa qua, với sự tham gia đầy đủ của tất cả 5 phái đoàn, trong bối cảnh cuộc xung đột Gaza ngày càng leo thang nguy hiểm với chiến dịch tấn công của quân đội Israel nhằm vào thành phố Rafah. Ai Cập cùng với các nhà hòa giải quốc tế đang tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa hai bên.
Đề xuất ngừng bắn do các nhà trung gian hòa giải đưa ra có các điều khoản như Israel rút toàn bộ quân khỏi Gaza, việc hồi hương người dân Palestine phải di dời do xung đột và trao đổi con tin giữa hai bên nhằm hướng tới một lệnh ngừng lâu dài tại vùng lãnh thổ này.
Xung đột Hamas - Israel: Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah
Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo việc Israel thực hiện cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza có thể dẫn tới việc di dời người Palestine ở Bờ Tây sang Jordan sau khi xung đột kết thúc.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn WAFA của Palestine cho biết ông Abbas đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới do Saudi Arabia đăng cai tổ chức. Tổng thống Palestine cho rằng nếu Israel tấn công thành phố Rafah, nơi tập trung phần lớn người dân Dải Gaza, thảm họa lớn nhất trong lịch sử của người dân Palestine sẽ xảy ra và họ sẽ phải di dời ra ngoài Dải Gaza.
Tổng thống Palestine nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi chấm dứt hành vi xâm lược và viện trợ nhân đạo cho người dân thứ mà họ cần. Và trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc di dời người Palestine, dù là ở Gaza hay Bờ Tây khỏi quê hương của họ".
Lều trại dành cho người tị nạn Palestine sơ tán tránh xung đột ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 27/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Abbas cũng kêu gọi các nước châu Âu công nhận nhà nước Palestine và công nhận đây là quốc gia thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Ông Abbas lưu ý: "Phải có một giải pháp chính trị đưa Dải Gaza, Bờ Tây và Jerusalem thành một nhà nước Palestine độc lập thông qua một hội nghị quốc tế. Đây là điều chúng tôi đã kêu gọi kể từ ngày 7/10 năm ngoái cho đến nay... Trong khi Israel có quyền đảm bảo an ninh, người Palestine cũng có quyền giành được quyền tự quyết, một quốc gia độc lập giống như các dân tộc còn lại trên thế giới". Ngoài ra, ông Abbas bày tỏ lo ngại rằng Israel sẽ di dời người Palestine từ Bờ Tây sang Jordan sau khi xung đột ở Gaza kết thúc.
Theo truyền thông Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 25/4 đã phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch trên bộ ở Rafah nhưng chưa cho phép quân đội hành động.
Rafah hiện là nơi ẩn náu cuối cùng của hơn 1,4 triệu người Palestine sau khi họ phải rời bỏ miền Bắc và miền Trung Dải Gaza do xung đột giữa Israel và Hamas trong 6 tháng qua.
Tòa án Công lý Quốc tế yêu cầu Israel thúc đẩy hoạt động nhân đạo tại Gaza Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ngày 28/3 (giờ La Hay, Hà Lan) đã yêu cầu Israel, nước bị Nam Phi cáo buộc tội diệt chủng ở Dải Gaza trước cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc này, thực hiện mọi hành động cần thiết và hiệu quả để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản cho người dân...