Xung đột Armenia- Azerbaijan: Liên tục xảy ra pháo kích hậu đình chiến
Hiệp định đình chiến vừa được thông qua chưa lâu, Azerbaijan và Armenia liên tục cáo buộc nhau vi phạm, thực hiện các đợt nã pháo vào đối phương.
Azerbaijan cho biết, 13 dân thường đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương tại thành phố Ganja do một cuộc tấn công bằng tên lửa của Armenia. Ngược lại, Armenia cáo buộc Azerbaijan tiếp tục pháo kích vão lãnh thổ nước này.
Văn phòng Công tố viên Azerbaijan cho biết, một khu dân cư tại thành phố lớn thứ hai của nước này bị tấn công bởi các đợt pháo kích bằng tên lửa, khoảng 20 tòa nhà chung cư chìm trong khói lửa.
Reuter ghi nhận, lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường ở Ganja vào sáng hôm 17/10. Một số ngôi nhà đã gần như bị san lấp. Một máy xúc đang dọn sạch các mảnh vỡ.
Azerbaijan và Armenia cáo buộc nhau vi phạm hiệp định đình chiến. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Cũng theo Văn phòng Công tố viên Azerbaijan, Armenia hướng mục tiêu tên lửa vào thành phố Mingechavir song hệ thống phòng không Azerbaijan đã bắn hạ những tên lửa này.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Armenia bác cáo buộc của Azerbaijan, đồng thời tố Baku tiếp tục bắn phá các khu vực đông dân cư bên trong khu vực Nagorno-Karabakh, trong đó có Stepanakert – thành phố lớn nhất khu vực.
Bộ Ngoại giao Armenia cho rằng, 3 dân thường bị thương do hỏa hoạn ở Azerbaijan. Armenia cũng cho biết một số máy bay không người lái của Azerbaijan đã bay qua các khu định cư ở Armenia, tấn công các cơ sở quân sự và phá hoại cơ sở hạ tầng dân sự ở đây.
Động thái diễn ra trên thực địa đang kiến cho xung đột Nagorno-Karabakh ngày càng leo thang, nguy cơ phá vỡ hiệp định đình chiến vừa được thông qua. Trước đó, Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn từ 12h00 ngày 10/10 để trao đổi tù nhân và thi thể những người chết trong xung đột.
Tình hình ở Nagorno-Karabakh leo thang vào ngày 27/9. Baku và Yerevan cáo buộc lẫn nhau. Các trận chiến giữa hai bên đang diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp. Việc thiết quân luật đã được đưa ra ở Azerbaijan và Armenia và việc tổng động viên cũng được công bố.
Các chuyên gia và nhà ngoại giao cho rằng cuộc xung đột có nguy cơ tạo ra một thảm họa nhân đạo, đặc biệt xung đột này kéo theo sự can dự ngày càng sâu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình phức tạp bởi Baku được sự hỗ trợ tích cực của Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên NATO). Về phần mình, Armenia là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể (CSTO).
Azerbaijan tuyên bố phá hủy bệ phóng tên lửa Armenia
Azerbaijan nói rằng họ đã phá hủy bệ phóng tên lửa mà Armenia sử dụng để nhắm vào các khu vực dân sự của nước mình.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 14/10 ra tuyên bố cho biết họ đã thực hiện hai cuộc tấn công riêng biệt vào đêm 13/10 để phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo ở Armenia. Hệ thống OTR-21 Tochka được triển khai ở các khu vực của Armenia giáp với quận Kalbajar của Azerbaijan, nơi nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai.
Tên lửa BM-30 Smerch chưa phát nổ ở ngoại ô Stepanakert, Nagorno-Karabakh ngày 12/10. Ảnh: AFP.
Azerbaijan cáo buộc bệ phóng tên lửa của Armenia nhắm mục tiêu vào các thành phố Ganja, Mingachevir và các khu vực đông dân cư khác của Azerbaijan. Đây dường như là lần đầu tiên Azerbaijan tuyên bố tấn công các mục tiêu bên trong Armenia kể từ khi giao tranh ác liệt nổ ra vào tháng trước giữa lực lượng Azerbaijan và lực lượng ly khai do Armenia hậu thuẫn ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan xác nhận các địa điểm quân sự trong khu vực đã bị tấn công. "Cuộc tấn công được thực hiện chỉ dựa vào giả định rằng các thiết bị đó sẽ nhắm vào các khu định cư dân sự của Azerbaijan", bà viết trên Twitter.
"Rõ ràng cáo buộc này không có bất kỳ cơ sở nào. Không một tên lửa, quả pháo hoặc quả đạn nào được bắn về hướng Azerbaijan. Để đáp trả, quân đội Armenia có quyền nhắm mục tiêu vào bất kỳ cơ sở quân sự và hoạt động chiến đấu nào trên lãnh thổ Azerbaijan", bà viết thêm.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là tỉnh phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân cư là người Armenia, luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh và vùng lân cận nổ ra từ hôm 27/9 là một trong những xung đột nghiêm trọng nhất suốt nhiều năm qua. Chiến sự kéo dài suốt nhiều ngày, khiến hơn 400 binh sĩ và dân thường hai phía thiệt mạng.
Armenia và Azerbaijan sau đó đã chấp nhận một lệnh ngừng bắn tại vùng Nagorno-Karabakh có hiệu lực từ ngày 10/10. Tuy nhiên, hai bên đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài phút sau thời điểm thực thi.
Azerbaijan tố Armenia tấn công thành phố lớn thứ hai Azerbaijan cáo buộc lực lượng Armenia tấn công Ganja, thành phố lớn thứ hai của họ, khi xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh gia tăng. Trong tuyên bố đăng trên trang web hôm nay, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết Ganja, thành phố với hơn 330.000 dân ở phía tây nước này, cùng một số khu vực dân cư khác, bị...