Xung đột Ấn Độ-Pakistan: VKHN khó ngăn chiến tranh thông thường
Vũ khí hạt nhân không thể ngăn sự bùng phát chiến tranh thông thường giữa Ấn Độ- Pakistan, mà chỉ ngăn nó leo thang lên cấp độ chiến tranh quy mô lớn.
Căng thẳng giữa New Dehli và Islamabat bùng phát sau khi Không quân Ấn Độ giáng đòn tấn công một trại huấn luyện lớn của nhóm Hồi giáo “Jaish-e-Mohammad” ở phần Kashmir thuộc Pakistan vào đêm ngày 26, rạng ngày 27/02. Kết quả cuộc không kích là tiêu diệt vô số chiến binh, các phương tiện vận chuyển, vũ khí và đạn dược của bọn khủng bố đã bị phá hủy toàn bộ.
Bình luận về sự kiện này, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vijay Gokhale tuyên bố rằng đòn tấn công phủ đầu vào sào huyệt khủng bố là “tuyệt đối cần thiết” bởi nhóm chiến binh ở đó đang chuẩn bị thực hiện những vụ cuộc tấn công tự sát ở nhiều khu vực của đất nước.
Ngoài ra, theo quan điểm của chính giới New Delhi thì cho đến nay, Islamabad vẫn chưa hề thực hiện bất kỳ bước đi thực tế nào để xóa bỏ cơ sở hạ tầng của bọn khủng bố trên lãnh thổ Pakistan.
Trước đó, nhóm “Jaish-e-Mohammad” đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố hôm 14 tháng 2 vào đoàn xe quân cảnh Ấn Độ trên lãnh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, làm 45 quân nhân thiệt mạng.
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan ngày 27 tháng 2 là vụ đụng độ lớn nhất giữa hai cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột Kargil năm 1999.
Vũ khí hạt nhân cũng khó ngăn xung đột thông thường
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết, cuộc xung đột này có thể gây ra những hậu qủa nghiêm trọng về chính trị-quân sự, gây ra đợt căng thẳng mới ở Nam Á.
Video đang HOT
Trong gần hai thập kỷ trôi qua sau cuộc xung đột Kargil, Ấn Độ và Pakistan đã có những đụng độ, cuộc giao tranh, cũng như những chiến dịch đặc nhiệm. Tuy nhiên, những đụng độ đó không sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm.
Xung đột quân sự là hậu quả của sự tích tụ mâu thuẫn đã nhiều năm giữa Ấn Độ và Pakistan
Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy rằng, các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh. Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, quan điểm cho rằng, sử dụng vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự, cũng có những hạn chế của nó.
Về số lượng đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ và Pakistan xấp xỉ bằng nhau, nói đúng hơn Pakistan có một ưu thế nhất định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí thông thường, sự vượt trội của Ấn Độ là rất đáng kể.
Đây là một yếu tố quan trọng trong tương quan thế và lực giữa hai bên; do đó, Độ đã đáp trả mạnh mẽ đối với vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 đã cướp đi sinh mạng 45 người, bởi New Delhi tin rằng, họ có khả năng kiểm soát tiến trình của cuộc xung đột.
Theo chiều ngược lại, Pakistan nghi ngờ tính hiệu quả vụ không kích của Ấn Độ, nhờ đó ban lãnh đạo Pakistan có cơ hội chính trị từ chối một “phản ứng quân sự dữ dội”.
Rất khó để đánh giá tính hiệu quả của các vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 26 tháng 2.
Pakistan khẳng định rằng, các vụ không kích đó đã không gây ra thiệt hại đáng kể, trong khi đó Ấn Độ tuyên bố hiệu quả rất cao. Dữ liệu từ các nguồn tin độc lập cho thấy rằng, Không quân Ấn Độ không thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu đã được lên kế hoạch.
Cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của hai nước cũng phải được phân tích bởi các chuyên gia độc lập. Cả hai bên đưa ra những dữ liệu khác nhau về tiến trình và kết quả của các trận không chiến, kết quả là trên mạng Internet xuất hiện những kịch bản khác nhau.
Tuy nhiên, một điều không thể nghi ngờ rằng, việc sử dụng lực lượng không quân có quy mô lớn cho thấy, đã có nguy cơ bùng nổ một trận chiến toàn diện, trong đó chỉ huy của cả hai bên đưa thêm những đơn vị và phương tiện quân sự mới để tránh thất bại.
Khó biến thành chiến tranh quy mô lớn
Những mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan đã tích tụ từ lâu và khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ những mâu thuẫn này trong một khuôn khổ an toàn.
Theo Datviet
Mỹ tìm thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ F-16 bắn hạ máy bay Ấn Độ
Ngày 3/3, Mỹ cho biết sẽ xem xét liệu Pakistan có vi phạm các thỏa thuận bán thiết bị quân sự của Mỹ - vốn hạn chế cách thức Islamabad có thể sử dụng máy bay mua của Washington, trong bối cảnh có thông tin nói rằng quốc gia Nam Á này đã sử dụng máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ để bắn hạ máy bay chiến đấu của Ấn Độ.
Binh sĩ Ấn Độ điều tra bên chiếc máy bay của Không quân nước này bị rơi tại quận Budgam, cách thủ phủ Srinagar, bang Kashmir khoảng 30km ngày 27/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad, Washington đang xem xét các báo cáo về việc Pakistan đã sử dụng các máy bay F-16 để bắn hạ máy bay Ấn Độ cũng như đang tìm kiếm thêm thông tin về vụ việc. Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ nói: "Chúng tôi đã biết về những thông tin này và đang tìm kiếm thêm thông tin. Chúng tôi coi việc dùng sai mục đích các khí tài quân sự là rất nghiêm trọng". Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad nêu rõ Chính phủ Mỹ sẽ không đưa ra bình luận hoặc xác nhận các cuộc điều tra đang diễn ra.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nam Á đã xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu. Đáp lại, Không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã lập tức yêu cầu Islamabad đảm bảo an toàn và trao trả phi công này. Pakistan sau đó đã đóng cửa không phận, gây xáo trộn hàng nghìn chuyến bay trên thế giới trong 2 ngày liền.
Tuy nhiên, đến ngày 1/3, Pakistan đã mở cửa lại không phận và trao trả cho Ấn Độ phi công bị các lực lượng nước này bắt giữ. Động thái trên được coi là một "cử chỉ hòa bình" mà Islamabad đưa ra với nước láng giềng nhằm làm giảm căng thẳng, song hai bên vẫn duy trì trạng thái báo động cao.
Các tướng cấp cao của Hải quân, Lục quân và Không quân Ấn Độ khẳng định nước này đã bắn rơi một máy bay F-16 của Pakistan trong các trận không chiến diễn ra sau vụ tấn công ở khu vực Kashmir hôm 27/2. Người phát ngôn quân đội Pakistan đã bác bỏ cáo buộc trên của Ấn Độ, nhưng không nêu rõ loại máy bay mà nước này đã sử dụng.
Pakistan là khách hàng lâu năm mua các thiết bị quân sự của Mỹ, đặc biệt là sau năm 2001 khi Islamabad là đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Ông Modi thề đưa ra "quyết định lớn hơn nữa" sau khi Ấn Độ bắn hạ UAV Pakistan Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 4-3 lên tiếng cảnh báo rằng, cuộc không kích ngày 26 - 2 nhằm vào Trại Jaish-e Mohammad ở Balakot, Kashmir do Pakistan kiểm soát sẽ không phải là hành động cuối cùng của New Delhi chống lại khủng bố. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi "Nếu một công việc kết thúc, chính phủ của chúng...