Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Vì sao các “ông lớn” đều muốn tránh?
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan trở nên căng thẳng sau vụ bắn hạ chiến đấu cơ của nhau cuối tháng 2/2019. Dù không “khoanh tay đứng nhìn” nhưng có thể thấy cả Trung Quốc và Mỹ đều chỉ đưa ra những phản ứng chừng mực về vấn đề này.
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới leo thang những ngày gần đây bắt nguồn từ việc phiến quân Jaish-e-Mohamad (JeM), một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại Pakistan, tấn công đoàn xe an ninh của Ấn Độ tại huyện Phulwama thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến 45 sĩ quan thiệt mạng hôm 14/2.
Hôm 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại của nhóm khủng bố cực đoan Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Đến ngày 27/2, Pakistan thông báo đã bắn hạ 2 máy bay và bắt sống phi công Ấn Độ, còn New Delhi tuyên bố bắn hạ 1 máy bay của Pakistan.
Sau đó, phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman bị bắt giữ đã được phía Islamabad phóng thích và trở về Ấn Độ ngày 1/3 trong một động thái nhằm làm giảm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan bùng phát trong những ngày gần đây. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, dư luận vẫn lo ngại các cuộc không kích “ăn miếng trả miếng” giữa Ấn Độ và Pakistan nếu tiếp tục xảy ra có thể dẫn tới nguy cơ chiến tranh toàn diện, đặc biệt là khi hai nước này đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Khi căng thẳng giữa New Delhi và Islamabad bùng phát, cả Trung Quốc và Mỹ đều lên tiếng về vụ việc. Trung Quốc hy vọng hai nước nhanh chóng đối thoại giải quyết vấn đề.
“Trung Quốc hy vọng Ấn Độ và Pakistan có thể kiềm chế một cách tối đa, nhanh chóng tiến hành đối thoại, kiểm soát hiệu quả cục diện nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực tiểu lục địa Nam Á”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu.
Video đang HOT
Về phía Mỹ, nước này đã ra thông cáo phản đối căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, đồng thời kêu gọi hai bên có các bước xuống thang nhằm làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay.
Có thể thấy, dù không “khoanh tay đứng nhìn” nhưng Bắc Kinh và Washington chỉ đưa ra những phản ứng chừng mực bằng cách kêu gọi các bên liên quan đối thoại và giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao. Vì sao vậy?
Theo CNN, Trung Quốc không chỉ có chung đường biên giới với khu vực tranh chấp Kashmir mà còn có mối liên hệ quan trọng cần phải giữ cân bằng với cả Pakistan và Ấn Độ.
Được biết, Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan và là một trong các đồng minh thân cận nhất của Pakistan trong khu vực. Dù vậy, Bắc Kinh đang nỗ lực tránh bị lôi kéo vào xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã buộc Bắc Kinh phải tìm kiếm các đối tác thương mại thay thế và họ quyết định bắt đầu xây dựng lại mối quan hệ với Ấn Độ.
Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS London, nhận định: “Trung Quốc không muốn bị xem là bên bỏ rơi Pakistan, nhưng đồng thời họ cũng không muốn bước vào một cuộc chiến với Ấn Độ vì vấn đề này”.
Mặt khác, chuyên gia Tsang nhận định, Trung Quốc không muốn mạnh tay với Ấn Độ vì chính Trung Quốc cũng đang đối đầu với cái mà họ gọi là “chủ nghĩa khủng bố” của các phần tử Hồi giáo ở vùng Tân Cương của nước này.
Về phía Mỹ, theo hãng thông tấn Reuters, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công khai bắt tay vào công cuộc giảm căng thẳng giữa Ấn Độ – Pakistan kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu hôm 14/2 tại khu vực Kashmir.
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ làm mọi cách để căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ tại Kashmir hạ nhiệt. Tuy nhiên, những rắc rối trong nước gần đây mà Tổng thống Trump đang phải đối mặt dường như khiến ông không có thời gian để tập trung giải quyết vấn đề này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: USA Today.
Ngày 4/3, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ Jerrold Nadler tuyên bố mở một cuộc điều tra toàn diện vào Tổng thống Trump.
Cuộc điều tra toàn diện và sâu rộng được tiến hành nhằm giải đáp các nghi vấn về tham nhũng, những hành vi cản trở công lý, trả tiền “mua” sự im lặng, nghi vấn thông đồng với Nga cùng các cáo buộc Tổng thống (Trump) lạm dụng quyền lực.
Theo giới phân tích, lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tham gia cùng Mỹ trong nỗ lực tháo ngòi căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ.
“Trung Quốc có ảnh hưởng lớn ở Pakistan còn Mỹ lại có ảnh hưởng với Ấn Độ. Do vậy, việc Mỹ và Trung Quốc hợp tác sẽ là điều hợp lý”, Giáo sư Han Hua, chuyên gia Nam Á học tại Đại học Bắc Kinh, bình luận.
Thiên An (Tổng hợp)
Theo BaokiếnThức
Pakistan chặn đứng tàu ngầm Ấn Độ có ý định xâm nhập
Ngày 5/3, Hải quân Pakistan tuyên bố họ đã ngăn chặn một tàu ngầm Ấn Độ đang cố gắng xâm nhập vào vùng biển nước này.
Tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ. Ảnh AFP
Pakistan sau công bố đoạn video ghi lại hình ảnh tàu ngầm Ấn Độ bị hải quân nước này chặn lại. Đoạn video được ghi lại vào ngày 4/3, lúc 20h35 (theo giờ địa phương), cho thấy ống nhòm của tàu ngầm Ấn Độ trồi lên mặt nước.
Hải quân Pakistan đã sử dụng các kỹ năng để tránh tàu ngầm, ngăn không cho nó vào vùng biển Pakistan, một tuyên bố từ người phát ngôn của Hải quân Pakistan viết.
Ấn Độ vẫn chưa bình luận về tuyên bố này. Sự việc diễn ra chỉ một ngày sau khi New Delhi thông báo đã hạ một máy bay không người lái Pakistan trong không phận Ấn Độ.
Trước đó vào năm 2016, Hải quân Pakistan cũng đã có lần đánh chặn thành công một tàu ngầm Ấn Độ vào vùng lãnh hải của nước này vào.
Căng thẳng gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan bùng lên vào tháng trước khi Không quân Ấn Độ tiến hành một cuộc không kích vào ngày 26/2 chống lại một trại khủng bố bị nghi ngờ ở Balakot nằm bên trong Pakistan. Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố rằng cuộc tấn công là một cuộc tấn công phi quân sự đã xảy ra trước và để trả thù cho một cuộc tấn công khủng bố ngày 14 tháng 2 khi một kẻ khủng bố Jaish-e-Mohammad tự nổ tung trước một đoàn nhân viên an ninh ở Pulwama của Ấn Độ bang Jammu và Kashmir giết chết hơn 40 binh sĩ.
Ngày hôm sau, Islamabad tuyên bố đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu của Ấn Độ qua biên giới Kashmir và bắt giữ phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman, người được thả vài ngày sau đó.
THANH HUYỀN
Theo TPO/Sputnik
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ và nguy cơ từ vũ khí hạt nhân Căng thẳng tại khu vực tranh chấp Kashmir đến ngày 2-3 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp Pakistan trả tự do cho phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman một ngày trước đó như một "cử chỉ hòa bình". Theo hãng tin AP, binh sĩ hai nước tiếp tục nhắm vào các vị trí quân sự và làng mạc của đối...