Xúc động hành trình duỗi thẳng lưng của chàng trai có cột sống cong hình chữ Z
Một nam sinh viên (19 tuổi, ở Trung Quốc) bị viêm cột sống dính khớp đã phẫu thuật thành công giúp cơ thể hình chữ Z chuyển sang tư thế 90 độ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên mạng xã hội.
Chàng trai tên Jiang Yanchen, 19 tuổi, bị viêm cột sống dính khớp, khiến cổ cong về phía sau, cơ thể hình chữ Z.
Kể từ thời tiểu học, Jiang luôn phải quỳ gối trong lớp. Tuy nhiên, sự đau đớn về thể xác không ngăn cản ước mơ vào đại học của anh. Vào năm 2022, chàng trai trở thành sinh viên năm nhất chuyên ngành Năng lượng và Kỹ thuật điện tại Đại học Đức Châu, Sơn Đông, miền đông Trung Quốc.
Vào tháng 5/2023, Jiang gặp được bác sĩ Trưởng khoa Chỉnh hình Bệnh viện Đại học Bắc Kinh. Vị bác sĩ này đồng ý chủ trì việc nghiên cứu cách phẫu thuật để giải quyết tình trạng hiếm gặp của chàng trai 19 tuổi.
Jiang Yanchen thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên vào ngày 25/5. Ảnh: SCMP.
Ban đầu, ông rất do dự vì việc phẫu thuật cho bệnh nhân này có tính chất phức tạp và mức độ rủi ro cao. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến Jiang bị liệt toàn thân. Trường hợp như anh lại cực kỳ hiếm, không có tiền lệ phẫu thuật thành công trong tài liệu y học Trung Quốc hoặc trên thế giới.
Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế thuộc 8 khoa khác nhau, bác sĩ đã nghĩ ra một phương pháp điều trị tỉ mỉ, với nhiều bước.
Jiang đã trải qua 2 ca phẫu thuật đầy rủi ro vào ngày 25/5 và ngày 15/8. Sau ca mổ đầu tiên, sau khi anh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hạn chế cử động chân tay do các dây thần kinh xung quanh cột sống cổ chưa thích nghi với trạng thái mới. May mắn là sau đó, Jiang hồi phục và cử động lại được chân tay.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật thứ hai tưởng đơn giản hơn nhưng lại khiến Jiang có nguy cơ bị suy tim, nhưng rồi chàng sinh viên đã phục hồi một cách phi thường.
2 ca mổ này giúp Jiang có thể ngồi trên ghế và nhìn rõ những người xung quanh, dù cột sống vẫn gập lại thành góc 90 độ. “Cuối cùng thì tôi cũng có thể nhìn thấy mọi người trong tầm mắt”, anh nói.
Jiang chụp hình cùng các nhân viên y tế đồng hành với anh trong quá trình phẫu thuật. Ảnh: Đại học Bắc Kinh
Vào tháng 8, Jiang tổ chức sinh nhật lần thứ 19 trong bệnh viện. Anh viết trên mạng xã hội : “Bầu trời tuổi 19 đẹp lạ thường. Tôi sẵn sàng ôm núi ôm biển, với một tương lai đầy hứa hẹn phía trước”.
Trong khi cắt bánh sinh nhật cho con trai, mẹ anh nói: “Sinh nhật này đánh dấu một khởi đầu mới đối với con. Mẹ đã cho con cơ hội sống lần đầu tiên và bác sĩ đã cho con cơ hội sống thứ hai.”
Ngày 8/10, Jiang được xuất viện. Điều này đánh dấu thành công của giai đoạn điều trị đầu tiên. Để cột sống được nắn thẳng hoàn toàn, anh sẽ còn phải trải qua các ca phẫu thuật khác trong tương lai.
Hành trình điều trị của Jiang được Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Kinh đưa lên mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự cảm động sâu sắc và lòng khâm phục nghị lực phi thường của Jiang: “Tôi rất cảm động! Đó là sự nỗ lực của các nhân viên y tế và cũng là ý chí, nghị lực đáng kinh ngạc của cậu sinh viên”; “Chúc mừng Jiang và gia đình anh, hy vọng rằng sau khi chịu đựng gian khổ suốt gần 20 năm, tương lai anh sẽ gặp nhiều may mắn!”…
Thử làm shipper trong vòng 1 tháng, giáo sư đại học có chia sẻ chua chát
Một vị giáo sư người Trung Quốc đã tự mình thử nghiệm làm công việc shipper trong 1 tháng và chia sẻ lại trải nghiệm khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể, giáo sư Hình Bân, giảng viên Trường Nghệ thuật Tự do thuộc Đại học Lâm Nghi (Sơn Đông, Trung Quốc) đã quyết định thử làm nhân viên giao hàng trong 1 tháng và chia sẻ lại trải nghiệm này, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo giáo sư Hình, cuộc sống shipper của anh diễn ra từ tháng 12/2022- 1/2023.
Để làm được công việc này anh đã phải chi hơn 9.000 nhân dân tệ (khoảng 29,6 triệu đồng) để mua một chiếc xe máy. Xe đổ đầy xăng có thể chạy 220km. Hầu như ngày nào giáo sư cũng phải nạp thêm xăng. Một tháng anh làm việc hết năng suất thì kiếm được hơn 7.000 nhân dân tệ (khoảng 23 triệu đồng).
Giáo sư Hình thống kê, mỗi ngày anh giao hơn 2.000 đơn hàng, lái xe trung bình 210km, đi bộ 32.000 bước và leo khoảng 110 tầng, thu nhập mỗi giờ bình quân là 10 tệ (khoảng 33.000 đồng), cao nhất là 20 tệ.
Giáo sư Hình Bân. Ảnh: The Paper
Tiền công cho một đơn hàng trung bình là 3,5 tệ (khoảng 11.500 đồng), anh phải đi 2 - 3km để nhận và giao. Thời gian chờ lấy hàng trung bình 5 phút, đi xe mất 8 phút, thời gian giao hàng trung bình 7 phút, tổng cộng là 20 phút. Như vậy, anh có thể giao khoảng 4 hoặc 5 đơn trong vòng một tiếng đồng hồ; liên tục bị giục vào bữa trưa và bữa tối.
Làm việc trung bình hơn 10 tiếng mỗi ngày, Hình Bân giảm 6kg trong một tháng. Dù giáo sư đã chuẩn bị tinh thần và tâm lý để nghe mắng chửi nhưng nhiều tình huống vẫn vượt quá sức chịu đựng của anh.
Trải nghiệm công việc khác hoàn toàn với việc giáo sư mà ông từng làm, Hình Bân có những chia sẻ đáng chú ý. Theo ông, không ai quan tâm đến người giao hàng. Một số khách hàng, đặc biệt là nhân viên bảo vệ, còn yêu cầu anh "nhân tiện vứt rác" và đe dọa bằng những đánh giá tiêu cực, cảm nhận thực sự rất cay đắng.
Chua xót nhất là khi anh giao trái cây đến một khu nhà gần trường học, người ra mở cửa là một thiếu niên mới lớn. Vừa nhìn thấy giáo sư, cậu đã đẩy anh vào tường, hỏi sao lại giao hàng chậm chạp như vậy và nói rất nhiều câu khó nghe. Bố mẹ cậu cũng chửi bới, hành xử thô lỗ, khiến Hình Bân thực sự khó chịu.
Giáo sư Hình hy vọng trải nghiệm này có thể giúp anh tăng vốn sống, hiểu được đa chiều các hiện tượng tâm lý khi tiếp xúc với mọi mặt của xã hội. Anh tin rằng một người làm học thuật nếu không trải nghiệm thì ngòi bút sẽ không thể chân thực, những điều viết ra sẽ rất hời hợt.
Câu chuyện của giáo sư Hình sau khi được chia sẻ đã thu hút nhiều bình luận tích cực từ cư dân mạng xứ Trung:
"Thật tuyệt vời khi một giáo sư chịu trải nghiệm cuộc sống của những người lao động bình thường."
"Tôi cũng hy vọng rằng lãnh đạo các bộ phận liên quan ở mọi tầng lớp xã hội có thể học hỏi từ người thầy đại học này và trải nghiệm những khó khăn của mọi tầng lớp xã hội."
"Đây là một cách tuyệt vời để hiểu cuộc sống của những người ở phía dưới."
Giáo sư hình cho biết, tương lai anh dự định sẽ trải nghiệm công việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyển phát nhanh và các ngành nghề khác để tâm hồn và thể chất đều được "giảm bớt những chất dư thừa".
Bất ngờ xu hướng đàn ông Trung Quốc 'kén' vợ không có em trai, sợ phải chu cấp Truyền thông địa phương đưa tin ngày càng nhiều đàn ông độc thân ở Trung Quốc tìm bạn đời không có em trai vì sợ họ sẽ trở thành gánh nặng tài chính sau này. Tại một sự kiện mai mối có sự tham gia của hơn 4.000 người độc thân ở miền Đông Trung Quốc vào đầu tháng này, thông tin chi...