Xúc động giây phút nhân viên y tế tiễn anh em vào Sài Gòn chống dịch
Hưởng ứng lời kêu gọi từ Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều sinh viên, cán bộ, nhân viên trong ngành Y đã quyết định vào TP.HCM chống dịch.
Khi chứng kiến một số đồng đội của mình lên đường, những người ở lại khó tránh khỏi cảm giác xúc động, nghẹn ngào.
Các nhân viên y tế chào tạm biệt đoàn xe. (Ảnh cắt từ clip)
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh các cán bộ y tế chào tạm biệt đồng nghiệp trước khi họ lên xe di chuyển ra sân bay. Trong clip, nhiều người đã không thể kìm nén cảm xúc và rơi nước mắt. Về phía người ra đi, họ đón nhận cái ôm tình cảm từ bạn bè với một sự trân trọng sâu sắc. Ở diễn biến khác, khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh, những y bác sĩ này liên tục vẫy tay như đang muốn động viên, cổ vũ tinh thần cho người trên xe. Theo chia sẻ từ chủ nhân bài đăng, clip được ghi lại tại bệnh viện Bạch Mai (TP.Hà Nội).
Có người không giấu nổi giọt nước mắt. (Ảnh cắt từ clip)
Chỉ sau hai ngày đăng tải, khoảnh khắc đáng nhớ trên đã nhanh chóng nhận về hàng chục ngàn lượt thích cùng vô số bình luận từ dân mạng. Đông đảo netizen đã bày tỏ niềm xúc động trước tình cảm gắn bó bền chặt mà các nhân viên y tế dành cho nhau. Trong khi số khác gửi lời cảm ơn trước quyết định lên đường hỗ trợ TP.HCM của những “chiến sĩ áo trắng” này.
“- Mình xem mà nước mắt cũng rơi không ngừng. Trân trọng lắm sự nỗ lực, cố gắng từ các bạn. Hãy luôn giữ gìn sức khoẻ, sớm hoàn thành nhiệm vụ để trở về nhà nhé.
- Cảm ơn các anh chị đã tạm gác cuộc sống cá nhân để hỗ trợ bà con Sài Gòn trong thời điểm này. Mọi người hãy “đánh nhanh thắng nhanh” nhé!”
Một số ý kiến từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Theo thông tin từ Tuổi trẻ Online, ngày 18/8 vừa qua, 170 cán bộ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai đã gia nhập đoàn chi viện, vào TP.HCM để hỗ trợ cho Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19. Trong số này, phần lớn là các chàng trai, cô gái độ tuổi còn rất trẻ, chỉ dưới 30.
Video đang HOT
Được biết, mỗi thành viên đi tăng cường vào TP.HCM sẽ được nhận 1 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Việt Nam, thẻ bảo hiểm y tế cùng 2 triệu đồng từ Công đoàn Y tế. Bên cạnh đó, phía bệnh viện cũng được Ngân hàng VietinBank ủng hộ 1 tỉ đồng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 300 triệu đồng…
Cái ôm của những người đồng nghiệp trong giờ phút chia tay tại bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Chia sẻ với Tuổi trẻ Online, chị P.N.A, điều dưỡng tại bệnh viện cho biết, bản thân biết những đồng nghiệp vào hỗ trợ Sài Gòn trước đó gặp khá nhiều vất vả. Do đó, chị lập tức đăng kí tham gia đoàn chi viện khi vừa có thông báo, với mong muốn chia sẻ gánh nặng với đồng đội. “Trước khi đi, lãnh đạo đã giao nhiệm vụ cho chúng mình phải bình an, chiến thắng dịch Covid-19 trở về”, chị tâm sự.
Lời động viên xúc khoẻ được gửi cho người ra đi. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Tại lễ xuất quân, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) đã gửi lời động viên, hi vọng các cán bộ sớm hoàn thành nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho công việc để giảm tỉ lệ F0 tử vong ở mức thấp nhất. Lắng nghe lời kêu gọi này, đông đảo nhân viên bệnh viện đã hưởng ứng nhiệt liệt. Được biết, hiện cũng có rất đông bác sĩ, y tá, điều dưỡng, kĩ thuật viên…tại bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản Trung ương…cùng nhiều cơ sở y tế ở địa phương khác đã lên đường tiến về miền Nam.
Hiện, mặc dù vẫn chưa có thông tin xác thực về địa điểm diễn ra cuộc chào tạm biệt trên, thế nhưng những hình ảnh này vẫn đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Còn bạn, hãy để lại cảm nghĩ của mình cho YAN biết nhé!
Người tài xế bất đắc dĩ đưa F1 đi cách ly tập trung, nhận "cơn mưa lời khen" từ CĐM
Tối 6/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ một câu chuyện về người tài xế "bất đắc dĩ" thực hiện công tác chuyên chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung.
Theo đó, nội dung câu chuyện được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM chia sẻ như sau: Lúc 18 giờ chiều, sau cơn mưa tầm tã, tại một con hẻm đang tạm thời phong tỏa ở phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức (thuộc địa bàn quận 9 cũ), một chiếc xe cấp cứu đã đứng chờ, sẵn sàng chở các trường hợp F1 chuẩn bị đi cách ly tập trung.
Một điều đặc biệt, anh Khánh Hậu - người đang thực hiện nhiệm vụ lái xe lại là nhân viên y tế chuyên trách phòng chống dịch, công tác tại khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế quận 9 cũ.
Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường, anh Hậu phải thực hiện từ 2-5 chuyến xe mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Tại đây, anh Hậu vừa làm cán bộ chuyên trách vừa nắm được công tác phòng chống dịch nên khi làm tài xế bất đắc dĩ, Khánh Hậu phải tự làm tất cả từ vận chuyển đến khử khuẩn, ... nhằm hạn chế thêm nhân sự để làm việc khác.
Trong những ngày qua, TP.HCM ghi nhận thêm nhiều trường hợp nghi nhiễm. Để phục vụ xử lý truy vết, các địa điểm mở rộng giám sát các hộ gia đình, các khu vực xung quanh nơi người nghi nhiễm cư trú hoặc làm việc ngày càng nhiều, vì vậy trường hợp tiếp xúc với các ca nghi nhiễm cần đưa đi cách ly tập trung ngày càng tăng thêm.
Anh Hậu - người tài xế "bất đắc dĩ". Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Anh Hậu cho biết: "Người đi cách ly tăng nhanh, các anh em tài xế cũng không kịp chở, thấy người dân phải chờ đợi lâu, anh em làm không kịp việc, tôi thì biết lái xe nên được Bệnh viện Trưng Vương hỗ trợ xe cấp cứu chống dịch, tôi nhận lái luôn. Hiện tôi đã thực hiện nhiệm vụ này được gần 1 tuần qua. 8 năm trong ngành, đây là lần đầu tiên tôi làm tài xế xe cấp cứu, công việc bất đắc dĩ nhưng đang trong thời gian chống dịch cấp bách, làm được việc gì mình làm hết".
Theo lời anh Hậu, từ lúc anh nhận xe đến nay, xe đã hoạt động liên tục mỗi ngày chạy gần hết một bình dầu. Hầu như 13 phường thuộc địa bàn quận 9 cũ đều có F1 cần được đưa đi cách ly tập trung. Trung bình mỗi ngày tại mỗi phường anh Hậu phải chở từ 2-5 chuyến thì mới kịp đưa hết các trường hợp F1 đi cách ly. Lần chở người đi cách ly đông nhất của anh Hậu chính là lúc nhận nhiệm vụ hộ tống 140 người ở công ty may Phong Phú đi cách ly trong đêm.
Các trường hợp F1 chuẩn bị đồ đi cách ly tập trung, tất cả đều mặc đồ bảo hộ. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Khánh Hậu tâm sự, công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn, tốn thời gian, công sức vô cùng: "Có những trường hợp F1 phản đối, không chịu hợp tác đi cách ly tập trung, mình phải giải thích nhiều lần, rồi giải thích xong đã đồng ý, đến giờ đi cách ly lại đổi ý, không chịu đi. Có nhiều lúc phải nhờ đến lực lượng chức năng ở khu phố ra nói chuyện thì họ mới hợp tác".
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người dân hợp tác và chung tay chia sẻ khó khăn cùng ngành y tế. "Mấy hôm trước mình có chở các trường hợp F1 đi cách ly tập trung tại khu cách ly thuộc phường Long Thạnh Mỹ nhưng chẳng may lại hết phòng, liên hệ khu cách ly tại quận 2 và cũng được báo hết phòng. 12 người trên xe lúc đó phải đợi để chờ chuyển sang cách ly trong một hội trường lớn và chấp nhận ngủ tạm dưới đất để chờ thành phố kích hoạt khu cách ly tại Đại học văn hoá TP.HCM. Rồi có những khu cách ly mới mở chưa kịp có chiếu, có gối, người dân cũng chấp nhận vào ở chứ không kêu ca phàn nàn", anh Hậu kể.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do anh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh. Anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung trong nhiệm vụ chiều 6/6. Ảnh: Yến Thư, Thủy Tiên/HCDC
Với bộ đồ bảo hộ ướt mồ hôi, ánh mắt anh tài xế bất đắc dĩ toát lên vẻ tự hào: "Địa bàn quận 9 cũ của thành phố Thủ Đức đang thực hiện truy vết cực tốt. Hy vọng đợt dịch này sẽ nhanh chóng dập dịch được".
Trong nhiệm vụ 6/6, anh Hậu sẽ hộ tống 21 trường hợp F1 đi cách ly tập trung, chia làm 2 chuyến, tất cả đều đã mặc đồ bảo hộ.
Tạm gác lại bữa ăn chiều, chiếc xe cấp cứu do Khánh Hậu cầm lái lại bắt đầu lăn bánh, tiếng còi xe cấp cứu vang vọng, dự báo tiếp tục một đêm không ngủ của một tài xế bất đắc dĩ.
Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người đã có những bình luận, chia sẻ và động viên anh Khánh Hậu.
Nhiều bình luận cảm ơn và chia sẻ đến với anh Hậu. (Ảnh chụp màn hình)
"Trong lúc chúng ta ở nhà để giãn cách xã hội thì ở ngoài kia, đâu đó có những nhân viên y tế như anh Hậu, những con người đang ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch bệnh. Vậy nên mọi người hãy ý thức việc giãn cách xã hội, trong trường hợp là diện F1 phải cách ly tập trung thì nên hợp tác với nhân viên y tế. Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến anh Hậu và các anh chị y tế. Cầu chúc mọi người dân Việt Nam đoàn kết để vượt qua dịch bệnh", bạn Lê Tuyết Linh chia sẻ.
Lo lắng cho công việc cường độ cao của anh tài xế, bài khoản Trân Trân bày tỏ: "Anh vất vả quá rồi! Nếu không có thời gian ăn thì anh có thể ngậm socola trong miệng lúc lái xe để nạp chút năng lượng".
Đi chi viện trên Bắc Giang, nữ nhân viên y tế may mắn gặp được chú lái xe tốt bụng, hóa ra lại là vị Chủ tịch đình đám đang "trốn" vợ đi tình nguyện Trong những ngày hỗ trợ tại tâm dịch Bắc Giang, cô nhân viên y tế trẻ tuổi thoải mái trò chuyện với vị "tài xế" đưa đón mình hàng ngày mà không biết rằng ông thực chất là một doanh nhân đang "trốn" vợ để đi tình nguyện. Trước sự bùng phát dữ dội của dịch Covid-19, hàng loạt đoàn cán bộ y...