Xuất nhập khẩu Hàng không (ARM) phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 20%
CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không ( Airimex, mã chứng khoán ARM – sàn HNX) cho biết, ngày 21/10 tới sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, ARM dự kiến phát hành hơn nửa triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 10 cổ phần cũ sẽ được nhận thêm 2 cổ phần mới. Số cổ phiếu lẻ phần thập phân (nếu có) sẽ hủy bỏ.
Nguồn vốn sử dụng là quỹ đầu tư phát triển và thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2019 trên Báo cáo tài chính năm 2019 đã được kiểm toán của Công ty.
Tính đến cuối năm 2019, Xuất nhập khẩu Hàng không ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 9,17 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn hơn 4 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 1,14 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Năm nay, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 220,05 tỷ đồng, giảm 24,22% so với kết quả đạt được năm 2019; lợi nhuận sau thuế 4,43 tỷ đồng, giảm 40,85% so với năm ngoái; tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 13%.
Video đang HOT
Trong đó, tính riêng 6 tháng, ARM đạt 96,63 tỷ đồng doanh thu, giảm 27,14% so với cùng kỳ và hoàn thành 43,91% kế hoạch cả năm; lợi nhuận sau thuế âm hơn 450 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 4 tỷ đồng.
Airimex hiện có vốn điều lệ 25,93 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là Kinh doanh máy bay, động cơ, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay Kinh doanh phương tiện, thiết bị dụng cụ, vật tư, và phụ tùng cho ngành hàng không Đại lý vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế…
Cổ phiếu ARM chính thức niêm yết trên sàn HNX từ cuối tháng 10/2020. Trên thị trường, hiện cổ phiếu ARM đang đứng tại mức giá 16.800 đồng/CP.
Cổ phiếu ngành hàng không "giảm đau", đồng loạt tăng trần
Hàng loạt chính sách hỗ trợ đang được tính toán cho ngành hàng không nên dù vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành tăng mạnh.
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến hàng loạt ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng. Ngành "đau" nhất vì COVID-19 có lẽ là ngành hàng không khi có tới 98% tàu bay bị ngừng hoạt động. Theo dự tính của Cục hàng không Việt Nam, số tiền thiệt hại ngành hàng không phải gánh chịu vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 có thể lên tới 65.000 tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại ở mức 30.000 tỷ như dự tính trước đó. Con số dự tính trên suy cho cùng cũng là một ước lượng để chúng ta có thể hình dung ra mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên ngành hàng không nhưng thực tế thiệt hại đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong và cả ngoài nước.
Để giảm đau cho ngành hàng không, hàng loạt biện pháp hỗ trợ đã được Bộ GTVT đề nghị Chính phủ như: miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/01 đến hết năm 2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng tuyên bố hết dịch. Nếu cân đối ngân sách gặp khó thì thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các hãng được giãn thời gian nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách. Bộ GTVT cũng đề nghị giãn, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ 23/01 đến hết năm 2020 đối với các hãng, tùy theo thời điểm khi công bố hết dịch.
Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ, khoanh nợ gốc, cơ cấu dứt điểm các khoản nợ, kéo dài thời gian vay nợ của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả trong thời gian dịch; được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển tiếp nhóm nợ, tiếp tục cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động.
Tất cả các giải pháp hỗ trợ trên tất nhiên là sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành hàng không, cảng hàng không và các đơn vị phụ trợ ngành hàng không "bớt đau". Vì thế, dù các hãng hàng không vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành hàng không đã ngay lập tức nhận được dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư. Cụ thể: Trong phiên hôm nay, nhóm hàng không thu hút dòng tiền khá tốt với HVN, VJC, ACV, NCS, SAS, SCS...tăng điểm, thậm chí bộ đôi HVN, VJC còn tăng trần.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, nhiều cổ phiếu ngành hàng không đã hồi phục mạnh thậm chí cá biệt có mã cổ phiếu ACV đã về mức giá trước "khủng hoảng Covid-19".
*Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines: Là một trong những doanh nghiệp/hãng hàng không đi đầu trong việc hỗ trợ Chính phủ trong công tác phòng/chống dịch bệnh, Vietnam Airlines có đến 2000 nhân viên phải cách ly, 100 máy bay nằm không. Hãng cho biết, doanh thu giảm 50.000 tỷ và hiện toàn bộ người lao động bị giảm lương. Hãng nhận định "chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn". Nhưng, đổi lại, sau hàng loạt chia sẻ của lãnh đạo công ty, những nỗ lực của Bộ, ban ngành trong việc tìm giải pháp giúp ngành hàng không thì cổ phiếu HVN của công ty đã bật tăng mạnh mẽ. Phiên giao dịch ngày 10/4, cổ phiếu HVN thậm chí tăng trần đưa giá cổ phiếu lên ngưỡng 22.050 đồng tương ứng hồi phục hơn 22% so với đáy. Trước đó, tác động của dịch bệnh khiến cổ phiếu HVN giảm 33%.
Cổ phiếu HVN đã "giảm đau"
Cổ phiếu VJC của Vietjet Air: Vietjet Air cũng là hãng hàng không rất tích cực trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chống dịch. Không chỉ xung phong bay những chuyến bay chở người Việt từ các vùng tâm dịch về nước, Vietjet còn giúp đỡ rất nhiều quốc gia đưa công dân của họ về nước.
Nỗ lực của Vietjet không chỉ dừng lại ở đó. Khi cổ phiếu VJC chịu áp lực bán mạnh vì tác động của dịch bệnh Covid-19, cá nhân lãnh đạo VJC là giám đốc điều hành Lưu Đức Khánh đã chi gần 20 tỷ đồng mua cổ phiếu để giúp cân đối hơn cung-cầu cổ phiếu. Mới đây nhất, Vietjet công bố sẽ khai thác trở lại các đường bay nội địa từ 16/4/2020 khi kết thúc thời gian cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Cùng với công bố này, Vietjet đã công bố hàng loạt chính sách giá vé để phù hợp với bối cảnh ngành hàng không hiện tại.
Nỗ lực của VJC ngay lập tức cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của giới đầu tư. Dòng tiền đổ mạnh gom cổ phiếu VJC đã giúp cổ phiếu hồi phục 15% so với đáy. Trước đó, tác động của dịch Covid-19 khiến cổ phiếu VJC mất 26% giá trị.
Cổ phiếu VJC "giảm đau"
Phương Chi
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị mua cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 51.848 đồng/CP CTCK BIDV (BSC) Chúng tôi dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR...