Xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD trong dịp Tết Nguyên đán
Tổng cục Hải quan cho biết trong thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 (từ ngày 29/1 đến 6/2/2022), cả nước có 2.462 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, gấp 2,56 lần so với con số này trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
May quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty may Gia Tộc. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Cũng trong thời gian này, tổng lượng tờ khai hải quan làm thủ tục là 20.460 tờ khai, cao gần 2 lần so với số tờ khai đăng ký trong thời gian dịp tết Tân Sửu năm 2021. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa tại 142 Chi cục Hải quan và tương đương (tăng 16 Chi cục) thuộc 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD; trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1,47 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu; nhập khẩu hàng hóa đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%.
Tổng cục Hải quan đánh giá, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn xuất khẩu hàng hóa.
Theo thống kê sơ bộ cộng dồn của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 6/2, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 61,85 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Video đang HOT
Trong số đó, xuất khẩu hàng hóa đạt gần 31,26 tỷ USD, giảm 12,7% và nhập khẩu hàng hóa đạt 30,59 tỷ USD, giảm 8,2%. Theo Tổng cục Hải quan, nguyên nhân giảm là Tết Tân Sửu 2021 không rơi vào thời gian này cùng kỳ năm 2021.
“Tính từ đầu năm đến hết ngày 6/2/2022, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa trị giá 0,68 tỷ USD”, Tổng cục Hải quan cho biết.
Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, theo Tổng cục Hải quan, điện thoại, linh kiện điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện được xuất nhập khẩu lớn nhất. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện trị giá 631,3 triệu USD, chiếm 43%; tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 398,6 triệu USD, chiếm 27,1%, mặt hàng máy móc, thiết bị đạt 87,7 triệu USD, chiếm gần 6%…
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, trong khi đó Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong dịp Tết năm nay. Hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang 109 nước, vùng lãnh thổ; trong khi dịp Tết Tân Sửu năm 2021 hàng hóa Việt Nam chỉ có mặt ở 80 nước, vùng lãnh thổ. Trong số đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường: Hoa Kỳ với 347,6 triệu USD, chiếm 23,7%, Hàn Quốc với 86 triệu USD, chiếm 5,9%, Hồng Kông (Trung Quốc) với 59 triệu USD, chiếm 4%, Nhật Bản với 41,8 triệu USD, chiếm 2,8%…
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ 81 nước, vùng lãnh thổ; trong đó, hàng hóa nhiều nhất nhập khẩu có xuất xứ Hàn Quốc với trị giá 547,8 triệu USD, chiếm 34,7% tổng trị giá nhập khẩu; tiếp theo hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc với 349 triệu USD, chiếm 22,1%, Hoa Kỳ với 104,7 triệu USD ,chiếm 6,6%, Đài Loan (Trung Quốc) với 84,7 triệu USD, chiếm 5,4%, Ireland với 72,1 triệu USD, chiếm 4,5%.
Vận tải khách tiếp tục 'ngủ đông' ngày giáp Tết
Khác với cảnh tấp nập người, xe tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội những ngày giáp Tết nhiều năm về trước, dịp Tết Nguyên đán 2022 năm nay, cảnh vắng lặng, đìu hiu bao phủ các bến xe, ngay cả trong ngày Tết ông Công, ông Táo.
Cảnh vắng vẻ của bến xe Giáp Bát. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Ghi nhận tại Bến xe Giáp Bát những ngày này, mỗi xe xuất bến chỉ có vài khách, cả bến xe và nhà xe đều tiếp tục đón thêm một cái Tết buồn vì COVID-19.
"Vẫn chán lắm, không có gì thay đổi, thậm chí còn tệ hại hơn, không có khách nhà xe không lên nữa. Nếu như trước đây mỗi ngày bến Giáp Bát có trên 850 lượt xe xuất bến với trên 1 vạn khách thì nay chỉ có khoảng 200 lượt xe xuất bến với trên 1.000 lượt khách. Không có khách nhưng các doanh nghiệp vẫn để lại 1-2 xe tại bến để hoạt động cầm cự", Giám đốc Bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành bày tỏ.
Theo anh Nguyễn Dũng, nhà xe Tuân Yến chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hoá, lượng khách những ngày này đã bắt đầu đông hơn nhưng cũng chỉ được khoảng 10 người, đạt 30% công suất xe. Giá vé tuyến Hà Nội về Thanh Hoá là 200.000 đồng/vé, không tăng lên so với những ngày thường.
Hiện cán bộ nhân viên Bến xe Giáp Bát đã phải nghỉ không lương từ tháng 7/2022 đến nay. Ngay cả lãnh đạo Bến cũng nghỉ luân phiên và nghỉ Tết sớm do cảnh "Bến vắng, người thưa".
Tại bến xe Mỹ Đình, các nhà xe chạy tuyến Phú Thọ, Lào Cai... sắp đến giờ xuất bến nhưng vẫn rất vắng khách. "Lượng khách năm nay ế ẩm hơn nhiều so với mọi năm, mặc dù đã cận Tết, nhưng mỗi lần xuất bến cũng chỉ được từ 7 - 10 khách", nhân viên nhà xe Tiến Dũng (tuyến Hà Nội - Lào Cai) cho biết.
Một số nhân viên nhà xe cho rằng, nguyên nhân lượng khách năm nay giảm nhiều so với mọi năm do nhiều người lên thành phố lao động thời vụ đã về quê từ những đợt giãn cách trước, đặc biệt một lượng lớn sinh viên chưa quay trở lại các trường đại học khiến khách đến bến giảm hẳn so với mọi năm.
Ngay từ trước Tết Dương lịch 2022, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải huy động tối đa phương tiện phục vụ trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Nhâm Dần. Đồng thời, xây dựng phương án phối kết hợp với các lực lượng chức năng như: Công an Thành phố và chính quyền địa phương, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải để giữ gìn trật tự an ninh bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong và ngoài khu vực các bến xe.
Các nhà xe chủ động phối hợp với bến xe tổ chức bán vé trực tuyến cho hành khách, hạn chế tối đa để hành khách phải chen lấn, xô đẩy tranh giành chỗ để lên xe...
Nhằm giúp đỡ công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn Tết kịp thời, mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố kêu gọi các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội bố trí các phương tiện đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định để chia sẻ, ủng hộ các chuyến xe.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố kêu gọi các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn, bố trí xe ô tô tô đưa hàng trăm công nhân về quê ăn Tết, bắt đầu từ ngày 29/1 (tức ngày 27 Tết).
Theo đó, các doanh nghiệp hỗ trợ 50%, Công đoàn ngành giao thông vận tải Hà Nội hỗ trợ 50% chuyến xe, cùng đưa công nhân lao động khu công nghiệp Bắc Thăng Long về quê đón Tết Nhâm Dần năm 2022, địa điểm đón công nhân lao động tại Nhà điều hành Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh.
Để người dân đi lại thuận tiện trong dịp Tết, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng vừa giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội xây dựng phương án cho xe buýt được hoạt động trở lại 100% công suất, kể từ ngày 8/2, thời điểm thành phố cho phép học sinh, sinh viên được đi học trở lại ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 14/10/2021, xe buýt trên địa bàn Hà Nội chỉ được hoạt động với 50% công suất chạy xe nhằm phục vụ yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 (xe chở không quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách/xe tại một thời điểm) với tần suất dịch vụ từ 15 - 60 phút/lượt.
Nỗi lo thất thu vụ mai Tết Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Thế nhưng đến nay, người trồng mai Tết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại đang đối mặt với một năm thất thu, khi mà đến thời điểm này rất ít khách đặt hàng. Vườn mai của vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Hairi, khu phố Hải Hòa, thị trấn...