Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc ‘thất thế’ trước hàng Mỹ
Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 giảm 7,8% so với chu kỳ 5 năm trước đó, trong khi nhiều bên tăng mua khí tài Mỹ.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 15/3 công bố báo cáo tình hình mua bán vũ khí toàn cầu, cho biết Trung Quốc là nước xuất khẩu khí tài quân sự nhiều thứ năm thế giới với 5,2% doanh số toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng thị phần toàn cầu từ 32% giai đoạn 2011-2015 lên 37% trong chu kỳ 5 năm sau đó, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại giảm 7,8%.
Máy bay không người lái CH-4B do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Xinhua .
Một số chuyên gia quân sự cho rằng suy giảm xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh bắt nguồn từ chính sách của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, trong đó thúc đẩy các đồng minh, đối tác tại châu Á – Thái Bình Dương mua vũ khí Mỹ nhằm đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”.
Video đang HOT
“Trump là nhà buôn vũ khí lớn, người tìm cách đẩy cao căng thẳng trong khu vực và thúc đẩy nhiều nước châu Á mua khí tài do Mỹ chế tạo, nhằm tăng cường doanh thu cho các tập đoàn vũ khí Mỹ”, chuyên gia quân sự Tống Trung Bình ở Hong Kong nhận xét.
Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á, đã tăng mua vũ khí lên mức 124% trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng Nhật được cho là đã lên kế hoạch chi 240 tỷ USD từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2024 để mua sắm khí tài tăng cường năng lực tấn công lẫn phòng thủ trên không và trên biển đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên. Hồi tháng 7/2020, Tokyo thông báo kế hoạch mua 105 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trị giá 23 tỷ USD.
Thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều quốc gia xem xét lại chính sách quốc phòng và cắt giảm những hợp đồng vũ khí lớn. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận xu hướng chậm lại của hoạt động xuất khẩu vũ khí này có thể tiếp tục hay không.
“Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến một số quốc gia đánh giá lại hoạt động nhập khẩu vũ khí của họ trong những năm tới”, Pieter Wezeman, chuyên gia thuộc dự án Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho biết.
Cũng theo báo cáo của SIPRI, Pakistan, Bangladesh và Algeria là những nước nhập khẩu nhiều vũ khí nhất của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020.
Châu Á và châu Đại dương là khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhận 42% vũ khí xuất khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất khu vực.
Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí chính trên thế giới?
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko tuyên bố rằng, Nga sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho các nước trên thế giới.
Chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết, Nga đã và đang tiếp tục cung cấp các loại vũ khí quân sự của mình cho các nước trên thế giới với một vị thế chính trị và địa chính trị hoàn toàn mới.
Hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay, giành vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đối với Nga là một thành công lớn, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo PolitExpert.
Hoa Kỳ vẫn ở vị trí đầu tiên về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự. Và điều này đạt được là do các nước đối tác của họ phải mua vũ khí của nước này để làm hài lòng họ. Trong khi đó, Nga phải bán vũ khí và thiết bị quân sự trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
Hiện tại, Nga rất thành công với hai lĩnh vực được xuất khẩu là hàng không và phòng không. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới rất quan tâm đến các hệ thống quốc phòng và chi rất nhiều tiền để sở hữu chúng. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình. Nước này là thành viên của NATO, nhưng bây giờ họ sở hữu hệ thống phòng không S-400 của Nga và thậm chí Ankara dự định sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng lô hàng thứ hai.
Trung Quốc cũng đã mua S-400 và đây là một cường quốc sánh ngang cùng với Mỹ. Hàng chục quốc gia đang quan tâm đế hệ thống phòng không S-400 và các thiết bị quân sự khác của Nga, đặc biệt là Tor-M2. Cuộc chiến ở Karabakh, nơi máy bay không người lái được sử dụng tích cực sẽ trở thành đông lực để Nga phát triển và cung cấp các hệ thống phòng không, ông Igor Korotchenko nói.
Ngoài ra, việc Thượng viện Mỹ sẽ thông qua luật chống lại các quốc gia mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, các nước này sẽ không được mua máy bay chiến đấu F-35 và các vũ khí hiện đại của Mỹ. Điều này sẽ tạo điều khiện cho Nga chiếm lĩnh trong lĩnh vực này.
Moscow hoàn toàn có thể cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới Su-57 cho bất kỳ quốc gia nào muốn. Các quốc gia không được Mỹ cung cấp vũ khí hiện đại đều có thể mua hệ thống phòng không S-400 và các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, chuyên gia này kết luận.
Lưu ý rằng, ngày 4/11 đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Cổ phần Rosoboronexport. Đây là một trong những công ty xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới. Trong 20 năm qua, Rosoboronexport đã ký hơn 26 nghìn hợp đồng với các đối tác và cung cấp các sản phẩm cho 122 quốc gia với tổng số tiền hơn 180 tỷ USD.
Và để đóng góp vào thành công này không thể không tính đến công ty Rosoboronexport. Nhờ các chuyên gia, kỹ sư của công ty này đã tạo ra hàng nghìn loại vũ khí và thiết bị quân sự, cung cấp cho hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mài mũi xuống đường băng Một tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ gục mũi trên đường lăn ở căn cứ Eglin, nhiều khả năng bị sập càng trước trong lúc hạ cánh khẩn cấp. "Tiêm kích F-22 thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 325 gặp sự cố mặt đất trên đường lăn lúc 15h30 ngày 15/3. Máy bay trước đó gặp tình huống khẩn cấp trên...