Xuất khẩu vải thiều sang Thái Lan: Sau 10 tấn đi đường biển, có thêm 2 tấn đường hàng không
Theo đó, đã có hơn 2 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang Thái Lan bằng đường hàng không sau khi 10 tấn vải thiều tươi xuất sang nước này bằng đường biển và được thị trường đón nhận tích cực.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, Thái Lan không phải là thị trường áp dụng những tiêu chuẩn quá khắt khe như Nhật Bản, Singapore, hay Australia, Mỹ… nhưng khi quả vải thiều được xuất khẩu sang lại được thị trường này đón nhận.
Hiện tại Hải Dương đã thu hoạch và tiêu thụ khoảng 29.000 tấn vải, bằng 85% sản lượng vải sớm và 55% sản lượng vải toàn tỉnh. Trong số này, xuất khẩu đi Trung Quốc, Lào, Campuchia khoảng 15.000 tấn. Đáng chú ý, vải xuất đi các thị trường có giá trị cao khoảng 1.500 tấn gồm: Nhật Bản, Mỹ, Australia; EU khoảng 300 tấn; Singapore, Trung Đông, Malaysia khoảng 500 tấn; cấp đông xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản và EU khoảng 700 tấn.
Dự kiến, từ nay đến cuối vụ các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi và cấp đông đi Nhật Bản cùng 4.000 tấn vải đi Mỹ, Australia, EU, Singapore…
Video đang HOT
Đặc biệt, Hải Dương đã làm chủ được quy trình sản xuất vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu nên được các thương lái, doanh nghiệp tập trung thu mua khiến việc tiêu thụ thuận lợi hơn các địa phương khác trong cả nước.
Sau 10 tấn đi đường biển, có thêm 2 tấn vải thiều đi đường hàng không đến thị trường Thái Lan.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cũng cho biết, từ đầu mùa đến nay, vải thiều Hải Dương có giá cao và ổn định. Vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được doanh nghiệp tiêu thụ thu mua với giá trung bình từ 22.000 – 28.000 đồng/kg.
Riêng đầu mùa, có nơi doanh nghiệp thu mua từ 60.000 – 100.000 đồng/kg đối với vải cực sớm. Cá biệt, có vườn sản xuất theo hướng hữu cơ bán với giá 50.000 đồng/kg. Giá vải Thanh Hà của Hải Dương luôn cao hơn từ 10.000 – 15.000 đồng/kg so với vải các nơi khác ở cùng thời điểm thu mua.
Thống kê cho thấy, tỉnh Hải Dương có trên 9.100 ha vải thiều, sản lượng ước tính năm 2021 khoảng 55.000 tấn; trong đó, trà vải sớm 30.000 tấn. Hiện nay, trà vải thiều chính vụ bắt đầu cho thu hoạch và sẽ thu hoạch rộ từ ngày 5/6 với sản lượng vải chính vụ dự kiến khoảng 25.000 tấn.
Đồng Tháp phát hiện 373 người nhập cảnh trái phép
Trong số hơn 1.100 trường hợp nhập cảnh ở Đồng Tháp thời gian qua có gần 400 trường hợp vượt biên trái phép.
Đại tá Lê Văn Luận, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ tháng 3/2020 đến nay, đơn vị đã phối hợp đưa đi cách ly hơn 1.100 trường hợp nhập cảnh, trong đó 373 người nhập cảnh trái phép.
Theo đánh giá, dịp Tết Nguyên đán sắp tới, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và tội phạm trên tuyến biên giới sẽ diễn biến phức tạp. Nhiều người Việt Nam từ Thái Lan, Lào, Campuchia muốn nhập cảnh về nước bằng đường hợp pháp và cả bất hợp pháp.
Biên phòng, công an tuần tra lối mở, đường mòn biên giới tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Đ.Đ.
Tại chuyến khảo sát tuyến biên giới, thăm các chiến sĩ làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 ngày 7/1, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục duy trì, đảm bảo lực lượng thường trực tại các tổ, chốt phòng chống dịch.
Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với các lực lượng khác tăng cường tuần tra, khép kín biên giới. Các tổ, chốt phòng dịch tập trung kiểm soát các đường mòn, lối mở trên biên giới.
Ngoài ra, người đứng đầu UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân, kiều bào thực hiện nghiêm các quy định về xuất nhập cảnh và cách ly.
Thêm 1 ca nhập cảnh trái phép, Bình Dương ra công văn khẩn Bình Dương vừa phát hiện thêm một trường hợp nhập cảnh trái phép. Trước đó, địa phương đã phát hiện 3 trường hợp nhập cảnh trái phép. Tất cả đều bị đưa đi cách ly bắt buộc. Ngày 5/1, Sở Y tế Bình Dương thông tin, ông Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc sở này đã ký công văn khẩn gửi đến nhiều...