Xuất khẩu thủy sản tháng 6/2020 tiếp tục giảm 10%
Sau khi giảm 16% trong tháng 5/2020 đạt 639 triệu USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10% ước đạt 626 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, dịch Covid không thuyên giảm trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020. Sau khi giảm 16% trong tháng 5 đạt 639 triệu USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10% ước đạt 626 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các mặt hàng, giảm sâu nhất là cá tra 31%, cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.
Nguyên nhân do dịch Covid 19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu ảnh hưởng đến ngành thủy sản thế giới, khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng thay đổi, đơn đặt hàng giảm 35 – 50%. Giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn, thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động.
Lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ (HORECA) ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm.
Theo VASEP, dịch Covid khiến xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, từ tháng 3, dịch lắng xuống ở Trung Quốc và bùng phát ở các nước châu Âu và Mỹ khiến xuất khẩu sang những thị trường này bị ảnh hưởng mạnh. Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm sâu nhất với 35%, sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, Trung Quốc giảm 3% và sang Nhật giảm 5%. Chỉ có một vài thị trường tăng nhẹ NK từ Việt Nam là Anh và Canada nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Video đang HOT
Trong tháng 6 và một vài tháng tới thương mại thủy sản trên thị trường thế giới chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch Covid bùng phát lần 2 và tăng mạnh tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc…Trong 2 tuần gần đây, sau tin đồn virus corona có trong thủy hải sản nhập khẩu, thị trường Trung Quốc đã bị xáo trộn, giao dịch đình trệ, Trung Quốc siết chặt kiểm tra hàng nhập khẩu, khiến cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam (tôm, cá tra) sang thị trường này cũng bị chững lại và giá giảm.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho xuất khẩu khi doanh số bán lẻ trên thị trường thế giới vẫn ổn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Giao dịch thủy sản trên thế giới trì trệ vì vận chuyển bị gián đoạn, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường.
Ngoài ra, hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 có thể sẽ là một “cú hích” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm, nhất là những mặt hàng được hưởng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, mực bạch tuộc chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các sản phẩm có hạn ngạch miễn thuế như cá ngừ đóng hộp và surimi.
Nhu cầu thuê nhà xưởng của một số nhóm ngành nghề sẽ gia tăng
Các chuyên gia nhận định, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong tháng 8 tới sẽ thúc đẩy những biến chuyển tích cực cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam cùng với làn sóng vốn ngoại "đổ bộ" vào nhiều lĩnh vực sản xuất sẽ kéo theo nhu cầu tăng cao về sản phẩm bất động sản công nghiệp như: đất đai, nhà xưởng xây sẵn...
Nhu cầu thuê nhà xưởng của một số nhóm ngành nghề sẽ gia tăng. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Trọng Hiếu - Giám đốc Bộ phận tư vấn và giao dịch - dịch vụ bất động sản công nghiệp của Công ty CBRE Việt Nam phân tích, Hiệp định EVFTA góp phần rất lớn tạo nên bức tranh kinh tế của Việt Nam, đồng thời là động lực hồi phục sau đại dịch COVID-19. Đặc biệt, việc thành công trong phòng, chống dịch thời gian qua giúp Việt Nam tiếp tục đón làn sóng dịch chuyển của các công ty sản xuất.
Hiệp định EVFTA tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Âu với nhiều ưu đãi, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ cao cũng như tăng cường thu hút dòng vốn ngoại vào nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, khu vực châu Âu là một trong những đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam sau khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và EU (bao gồm cả Vương quốc Anh) đạt 56,39 tỷ đô la Mỹ trong năm 2019, chiếm 15,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Khảo sát của CBRE Việt Nam cho thấy, trước đây nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp từ các công ty châu Âu vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, CBRE kỳ vọng nhu cầu này sẽ tăng lên trong thời gian tới, tập trung ở các nhóm ngành như: máy móc, thiết bị (phụ tùng, linh kiện ô tô), thiết bị điện tử, may mặc...
Theo phân tích của ông Lê Trọng Hiếu, các ngành nghề liên quan đến phụ tùng, linh kiện ô tô được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. Hiện các nhà cung ứng cấp 1 đang mở rộng nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, điển hình như một số hãng tên tuổi: Bosche, Schaeffler, Mitsubishi Motors, Yazaki, Daimler...
Bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ hoạt động tốt trong những năm tiếp theo bởi nguồn cung về đất đai, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu từ các công ty lắp ráp, phụ tùng và mua bán ô tô đang tăng rất nhanh.
Những cụm công nghiệp nằm gần cảng hoặc gần cụm sản xuất ô tô sẽ là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư mới. Tại khu vực phía Bắc, các tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng... dự kiến trở thành tâm điểm đầu tư trong tương lai. Các tỉnh phía Nam đang nổi lên có Long An và thành phố Vũng Tàu với lợi thế thuận tiện di chuyển đến cảng Hiệp Phước và Cái Mép, hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng phát triển cho nhà đầu tư.
Mặc dù EVFTA mang đến nhiều cơ hội, nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra. Theo đó, việc chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam một cách đột ngột có thể dẫn đến tắc nghẽn do thị trường đang rất khan hiếm nguồn cung. Khi đó, nhà đầu tư không đủ thời gian để cung cấp ra thị trường các sản phẩm phục vụ công nghiệp có chất lượng vì mất nhiều thời gian, đặc biệt là các thủ tục pháp lý.
Cùng đó, việc thiếu nguồn nhân lực tạm thời và hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế cũng sẽ là rào cản để tăng trưởng phân khúc bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn.
Các chuyên gia cho rằng, nếu nhà đầu tư đã có sẵn quỹ đất sạch thì nên tăng tốc xây dựng nhà xưởng để đón đầu cơ hội mở rộng mới. Ngoài ra, các nhà đầu tư mới vào hoặc đang quan tâm đến thị trường cần chủ động nắm bắt cơ hội phát triển này.
Vissan (VSN) vẫn chưa thể giảm vốn nhà nước trong ngắn hạn Ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN - UPCoM) cho biết, việc thoái vốn nhà nước tại Công ty vẫn chưa có tiến triển vì liên quan đến đề án hoàn thành tái cơ cấu công ty mẹ Satra, phụ thuộc vào phê duyệt của Ủy ban nhân...