Xuất khẩu thủy sản qua Mỹ tăng kỉ lục, sang Trung Quốc giảm kỷ lục
Năm 2021, xuất khẩu thủy sản cuối năm lội ngược dòng cán đích 8,9 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2020.
Nhưng thị trường Trung Quốc có mức giảm kỷ lục trong 5 năm qua, lên đến con số 17%.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh thành phía nam. Trong quý 3, các quy định phòng chống dịch khắt khe khiến hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ duy trì được 30 – 50% sản xuất. Xuất khẩu thủy sản các tháng quý 3 giảm 25 – 30% so với cùng kỳ năm 2020. Cuối năm ngành thủy sản có cú lội ngược dòng cán đích 8,9 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm mang về gần 3,9 tỉ USD, tăng 4%, cá tra tăng tốc mạnh 2 tháng cuối năm cán đích với trên 1,6 tỉ USD, tăng 8,4%, xuất khẩu các mặt hàng hải sản đạt 3,4 tỉ USD, tăng 7%.
Xuất khẩu tôm dẫn đầu ngành thủy sản, đạt 3,9 tỉ USD. Ảnh CHÍ NHÂN
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt kỷ lục 2 tỉ USD, tăng 27% so với năm 2020, chiếm 23% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng trưởng vượt trội: EU tăng 12%, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 6%, một số nước trong khối hiệp định CPTPP như Úc tăng 16%, Mexico tăng 49%. Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng 21% nhờ số doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường này tăng thêm 25 lên 50 doanh nghiệp trong năm qua.
Trái ngược với những điểm sáng trên, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, đạt 1,1 tỉ USD, giảm đến 17% so với năm 2020. Nguyên nhân do chính sách “zero Covid” của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trung Quốc kiểm tra chặt để truy vết Covid-19 trên hàng thủy sản nhập khẩu qua các cửa khẩu đường biển, đường bộ và cả đường hàng không, gây ách tắc giao thương và thông quan hàng vào thị trường này trong gần hết năm 2021.
Các thị trường chính nhập khẩu tôm của Việt Nam. Ảnh VASEP
Video đang HOT
Trong năm qua, giá trung bình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn tăng 10 – 30%. “Bên cạnh các đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu thủy sản như lợi thế thuế quan từ các hiệp định FTA, nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường, thì giá xuất khẩu tăng là một tác nhân chính đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 tăng”, báo cáo nhận định.
Tại sao có công nghệ chế biến hàng đầu thế giới, doanh nghiệp ngành này vẫn lo giảm sức cạnh tranh?
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 của Việt Nam đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, trong khi các thị trường nhập khẩu ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm thủy sản.
Xuất khẩu thủy sản đạt 8,84 tỷ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 11/2021 đạt 206.500 tấn, trị giá 910,9 triệu USD.
Tính chung năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020.
Thu hoạch tôm ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm đạt 2,01 triệu tấn, trị giá 8,84 tỷ USD, giảm 0,85% về lượng, nhưng tăng 4,9% về trị giá so với năm 2020. Cá tra, basa đạt 657.140 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD; xuất khẩu tôm đạt 381.100 tấn, trị giá 3,53 tỷ USD.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết 128 về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành thủy sản đã phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu từ nửa cuối tháng 10/2021 đến nay.
Kết quả kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng so với năm 2020 là thành công lớn của ngành trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh trong nửa cuối năm 2021.
Đáng chú ý, nhập khẩu thủy sản của các nước lớn trên thế giới trong năm 2021 đã phục hồi mạnh so với năm 2020, thậm chí có nhiều nước đã nhập khẩu vượt mức trước đại dịch như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp...
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu tăng mạnh nhất so với năm 2020 và năm 2019.
Trong 9 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Mỹ đạt 21,4 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu thủy sản
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, nhưng các doanh nghiệp đã thích ứng với việc vừa sản xuất, vừa chống dịch theo Nghị quyết 128, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong bối cảnh nhu cầu thủy sản thế giới tiếp tục ở mức cao.
Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, trong khi các thị trường nhập khẩu ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn.
Đơn cử như tại Nhật Bản, trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Nhật Bản đã được kiểm soát, các sản phẩm tôm sú cỡ lớn của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng thị phần trong thời gian này. Tuy nhiên các sản phẩm tôm của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Indonesia và Ấn Độ.
Trong khi đó, theo ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, hiện diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL phát triển nhanh và quá "nóng" nên để lại hậu quả khôn lường khi nhiều vùng đất, nước ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm nặng.
Ông Quang nêu ví dụ, Ecuador chỉ có 250.000ha nuôi tôm nhưng sản lượng tương đương với Việt Nam với khoảng 940.000 tấn (Việt Nam có khoảng 790.000ha nuôi tôm).
Đáng chú ý, giá thành sản xuất tôm của Ecuador thấp hơn Việt Nam do họ tiếp cận nuôi tôm theo hướng thích nghi, kháng bệnh, chọn lọc tự nhiên nên chọn được quần thể tôm bố mẹ có khả năng thích nghi tốt, tỷ lệ sống đạt 90%.
"Giá thành của họ thấp hơn 20 - 30% do tỷ lệ thả nuôi của họ thấp, môi trường không bị ô nhiễm, nhân công rẻ" - ông Quang đúc kết.
Cũng theo ông Quang, công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam, trong đó có tôm hiện thuộc top đầu thế giới nhưng lợi thế này không còn trong vài ba năm nữa.
"Ecuador đang chuẩn bị nguồn lực để nâng sản xuất hàng giá trị gia tăng lên mức 30%, Ấn Độ cũng tập trung sản xuất hàng giá trị gia tăng, nếu không có giải pháp kịp thời, ngành tôm Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh" - ông Quang nói.
Ông Quang kiến nghị, các ngành chức năng, địa phương nên quy hoạch vùng nuôi tôm theo hướng thuận thiên, liên kết tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo lợi ích của mọi đối tác tham gia, nông dân làm giàu được với nghề nuôi tôm.
"Hiện, quy hoạch nuôi tôm thiếu bài bản, không có kênh cấp thoát nước riêng nên dịch bệnh tăng. Do vậy, việc quy hoạch chuỗi giá trị tôm là cần thiết để định hình lại vùng nuôi phù hợp với lợi thế từng vùng, địa phương; quy hoạch vùng tôm lúa, tạo thành vành đai an toàn để dịch bệnh không lấn vào vùng nuôi tôm" - ông Quang nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Phải đảm bảo tăng trưởng thủy sản Tại cuộc họp trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và khó khăn vướng mắc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vào sáng 4/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với một số địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến...