Xuất khẩu thịt: Bài học đau thương và đắt giá của Thái Lan
Để đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm sang thị trường các nước Cục Thú y đề nghị đề nghị Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương tăng đầu tư cho công tác thú y như kinh nghiệm của Thái Lan đã làm. Trong đo co viêc quyêt liêt giam chăn nuôi nông hô – tuy “đau thương” nhưng la xu thê tât yêu hiên nay.
Lực lượng thú y kiểm soát giết mổ đối với sản phẩm gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam, quận Hoàng Mai.
Ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho hay, yêu cầu quan trọng của các nước nhập khẩu là sản phẩm thịt phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toan thưc phâm (ATTP) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Muốn vậy, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, TP cần tập trung đầu tư kinh phí cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi lợn và gia cầm, tăng cường đầu tư năng lực cho ngành thú y ở T.Ư và địa phương.
Trong đó cấp đủ kinh phí để thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật theo yêu cầu của Tổ chức OIE như lở mồm long móng, dịch tả lợn, cúm gia cầm… Qua đó mới có thể xây dựng được các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh, ATTP để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước theo đúng quy định của Tổ chức OIE.
Ông Đông lấy ví dụ như tại Thái Lan, nước này đã đầu tư nguồn nhân lực rất lớn và tiềm lực tài chính rất mạnh để thực hiện các hoạt động thú y. Cụ thể, Thái Lan có hệ thống thú y đồng bộ, thống nhất và được tổ chức theo ngành dọc từ T.Ư cho tới cấp xã với số lượng gần 5.000 người làm việc trong các cơ quan thú y T.Ư và 37.000 cán bộ thú y làm việc ở các cơ quan thú y cấp tỉnh, huyện, xã. Ngoài ra còn có hê thông Viên nghiên cưu thu y va Phong xet nghiêm thu y hiên đai, đap ưng moi yêu câu ky thuât trong linh vưc thu y.
Đặc biệt Thái Lan cũng cấp đủ nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động thú y theo chuỗi. Hàng năm nước này cấp khoảng 180 triệu USD, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình phòng chống dịch bệnh động vật, đánh dấu nhận dạng gia súc, kiểm dịch vận chuyển, quan ly vân chuyên thông qua hê thông tram, chôt kiêm dich va camera giam sat tuyên đương…
Video đang HOT
Là nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới, từ sau dịch cúm gia cầm năm 2004, Thái Lan đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi. Đó là giảm chăn nuôi nông hộ tiềm ẩn nguy cơ cao dịch bệnh, đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín, có kiểm soát tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến và bán sản phẩm ra thị trường.
dây chuyên giêt mô, chê biên thit ga cua môt doanh nghiêp Thái Lan. Ảnh minh họa: Phnom Penh Post
Một số tập đoàn có tiềm lực kinh tế lớn như Tập đoàn CP đầu tư hệ thống trang trại chăn nuôi gà áp dụng công nghệ hiện đại, điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi, kiểm soát thú y…
Ngoài ra, các nhà máy giết mổ gia cầm, cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm thịt gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ATTP theo tiêu chuẩn quốc tế cũng được xây dựng để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Nhờ đó, sản phẩm thịt gà chế biến của Thái Lan xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2013, đã xuất khẩu sản phẩm thịt gà đạt trên 4 tỷ USD, chủ yếu là sản phẩm thịt đã qua chế biến, chiếm trên 83%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vào các nước châu Âu (chiếm 47%), Nhật Bản (chiếm 40%) và một số thị trường khác như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nga, Canada…
Theo Thiên Tu (Bao Kinh tê va Đô thi)
"Đại tang" ngành nuôi lợn: Đến lượt đại lý thức ăn "chết"!
Cơn khủng hoảng thịt heo đang đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, các mắt xích bắt đầu rệu rã, mất kiểm soát. Lúc này, cả ngành chăn nuôi heo có doanh số hơn 10 tỉ đôla giống như một chiếc máy bay đang đáp... va mất kiểm soát!
Đê tiêt kiêm chi phi duy tri đan lơn, anh Nguyễn Văn Giám ơ huyên Hoai Đưc (Ha Nôi) tăng cương cho lơn ăn rau trôn cam. Ảnh: Trần Quang
Đai ly thưc ăn "chêt chim" theo gia heo
Ông Trần Văn Thảo, một đại lý thức ăn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) nói rằng, hơn một tháng nay gia đình buộc phải kinh doanh cầm chừng để dành thời gian... đi thu hồi nợ. Hành nghề kinh doanh thức ăn, thuốc thú y nhiều năm nay, ông Thảo nói đây là lần đầu tiên cả hệ thống hậu cần, dịch vụ gồm con giống, thức ăn, thú y, vận chuyển... trong ngành chăn nuôi đồng loạt bị ngưng trệ, "chết chìm" theo con heo.
Thời thịnh, đại lý của ông có doanh số hơn ngàn tấn mỗi tháng, nhưng từ sau Tết Nguyên đán 2017 đến nay, lượng cám bán ra giảm dần theo đà rớt giá heo hơi. "Cuối tháng 4, đầu tháng 5 tui quyết định ngưng bán để đi đòi nợ. Tiền nằm trong dân vẫn còn gần 1 tỉ nữa, chưa biết khi nào lấy lại được!" - ông Thao tâm sự.
Lẽ thường, các đại lý thức ăn lấy cám từ nhà máy theo nhiều hình thức nhưng tuyệt đối không được mua chịu, trả chậm như cách mà họ làm với người chăn nuôi. Phương thức phổ biến nhất mà các nhà máy yêu cầu với đại lý là phải có tài sản, thế chấp ngân hàng để được ngân hàng bảo lãnh lấy thức ăn. Cũng có ít đại lý làm ăn uy tín lâu năm thì được nhà máy cấp thêm hạn mức, ngoài phần hạn mức có tài sản thế chấp.
Ngoài ra, còn có một phần rất nhỏ nhà máy tư nhân trong nước đầu tư sau này, nay muốn lấy thị trường nhanh thì sử dụng biện pháp bỏ cám xuống đại lý, chia hoa hồng, đại lý bán hết thì thu tiền. Số này không nhiều. Tóm lại, hầu hết hệ thống đại lý thức ăn muốn lấy hàng từ nhà máy phải có "tiền tươi thóc thật", có tài sản thế chấp. Nhà máy họ "nắm cán" chứ không bao giờ "nắm chuôi".
Thế nhưng, đến lượt đại lý bán cám cho các trang trại heo thì lại bán thiếu. Nông dân bán hết lứa heo mới trả tiền cám. Đây là cách làm ăn rủi ro nhất, nhưng vẫn được hệ thống đại lý thức ăn áp dụng, bởi rất ít người nuôi heo có tiền mặt. Hơn nữa, chính sách chiết khấu cao mà các nhà máy thức ăn đưa ra cũng khuyến khích đại lý đẩy mạnh bán chịu, bán nợ để cạnh tranh lẫn nhau.
Hệ thống cung cấp thức ăn là đối tượng "chết" sau người chăn nuôi. Ảnh: TLBN.
Nguy cơ mât nha cưa vi đai ly cung đô nơ
Ông Bảy Minh, một chủ đại lý thức ăn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) nói gia đình ông còn khoảng 800 triệu đồng "mắc kẹt" ở bốn trang trại chăn nuôi heo, nhưng cơ hội đòi nợ là rất khó, vì các trại này đã gần như phá sản hết rồi.
Để được nhà máy thức ăn FDI ở Long An cấp hạn mức 1.200 tấn thức ăn mỗi tháng, ông Bảy Minh phải thế chấp căn nhà 200m2, cộng một trang trại gà đẻ, thêm sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng ở ngân hàng. Trong suốt ba năm liền, từ 2014 đến cuối 2016, theo ông Bảy Minh, kinh doanh thức ăn có lời do giá heo hơn cao, bán chạy. Thời điểm đó ông chỉ được nhà máy cấp hạn mức có 700 tấn mỗi tháng, nhưng đến khoảng giữa năm 2016, thấy thị trường đang tốt lên, ông liền thế chấp thêm một sổ tiết kiệm nữa để được cấp hạn mức lên 1.200 tấn.
"Sản lượng bán ra tăng liên tiếp năm tháng, sau đó thì cũng là lúc thị trường heo hơi rơi vào khủng hoảng, tiền bán cám tăng lên còn nằm ở trong dân, lợi nhuận trước đây tích cóp được thì nay có nguy cơ mất trắng", ông Bảy Minh chua chát.
Theo phân tích của một số nhà máy sản xuất thức ăn, sản lượng bán ra từ đầu tháng 4 đến nay đã giảm ít nhất 30 - 40%, do người chăn nuôi bỏ đàn heo. Điều này dẫn đến hàng tồn kho ở các nhà máy tăng lên cấp số nhân, cả thành phẩm lẫn nguyên liệu.
Trong cuộc họp bàn vấn đề giải cứu heo do Bộ NNPTNT tổ chức hồi cuối tháng 4.2017, ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đồng Nai từng cảnh báo: Nếu người chăn nuôi không được giải cứu sớm thì chắc chắn, toàn bộ hệ thống hậu cần gồm đại lý thức ăn, thuốc thú y sẽ phá sản, thành con nợ ngân hàng.
Ông Trần Văn Thảo phân tích, có đến 70% giá trị con heo là tiền thức ăn, nên bây giờ, giá heo hơi giảm còn 20.000 đồng/kg, so với giá thành, người nuôi mất 1,6 triệu, trong đó đại lý "gánh" 1,1 triệu đông. "Gia đình còn gần 1 tỉ nữa, hơn tháng nay vợ chồng phải phân công túc trực ở từng trại heo mà mình bán chịu thức ăn, trực tiếp kêu lái vào bắt heo để thu hồi nợ!", ông Thảo ngao ngán nói.
Theo Danviet
Chợ lợn lớn nhất miền Bắc tan nát theo cơn bão giá lợn Trước đây, mỗi ngày chợ lợn An Nội (Bình Lục, Hà Nam) xuất bán khoảng 6.000 - 8.000 con lợn, thì nay giao dịch chỉ còn khoảng 2.000 con. Điều đáng nói nữa là giá bán lợn cũng giảm hơn nửa so với hồi đầu năm... Nỗi buồn người nuôi lợn Đã từ lâu người ta biết đến Bình Lục như "thủ phủ"...