Xuất khẩu sang EU và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam
Dự kiến khi EVFTA có hiệu lực, tình hình sẽ có những thay đổi khả quan hơn; đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, 3 tháng đầu năm thường là chu kỳ giảm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) do có nhiều ngày nghỉ của cả hai bên.
Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp có tâm lý chờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực mới xuất/nhập hàng để được hưởng ưu đãi thuế, cùng với những thông tin tiêu cực về suy giảm kinh tế do dịch bệnh COVID-19 khiến triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo rơi vào mức rất thấp trong quý 1 này và quý 2 tới.
Trong tháng Một vừa qua, cả hai bên đều có kỳ nghỉ Tết dài ngày nên nhiều đơn hàng bị đình trệ.
Sau đó tới tháng Hai vừa qua, Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA nên phía doanh nghiệp EU đặt hàng rất ít, tới đầu tháng Ba này khi dịch bệnh bùng phát, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu phải tạm ngừng nhập hàng.
Video đang HOT
Thực tế là các công ty chủ động giảm nhập khẩu chứ EU không có quy định nào cấm.
Nguyên do là nhiều nước châu Âu bị phong tỏa, các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh của nhà chức trách một số nước, hoặc có rất ít khách tới mua hàng.
Kênh mua bán trên mạng của ngành thời trang cũng không khả quan vì trong bối cảnh dịch bệnh đa số người dân cũng không có tâm trạng hoặc không có khả năng mua những mặt hàng này.
Một số doanh nghiệp châu Âu có xu hướng đợi thực thi hiệp định EVFTA. Theo dự kiến, Hiệp định sẽ được thực thi vào tháng Bảy tới (nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp dự kiến tổ chức vào tháng Năm tới).
Nếu nhập khẩu lúc này vẫn phải chịu thuế trong khi nguy cơ hàng hóa bị ứ đọng là rất cao. Trước khả năng hàng hóa không tiêu thụ được, nếu tiếp tục nhập về còn phát sinh thêm nhiều chi phí để lưu kho, bảo quản; nếu đợi tới sau tháng Bảy tới hàng nhập từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất 0% sẽ cạnh tranh hơn nhiều.
Dự kiến khi EVFTA có hiệu lực, tình hình sẽ có những thay đổi khả quan hơn. Đây là khả năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý.
Theo Trưởng Thương vụ Việt Nam tại EU, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để đến khi điều kiện thuận lợi (dịch hết, EVFTA bắt đầu thực thi…), lúc đó Việt Nam có sẵn hàng hóa để đáp ứng các đơn hàng từ châu Âu.
Thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát và EVFTA đi vào hiệu lực thì sẽ giảm bớt yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào châu Âu. Đến khi đó, nếu châu Âu hết phong tỏa, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp thuận lợi.
Đại diện một doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các nước châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Italy, Pháp và Đức, có văn phòng đóng tại Bỉ (tên là Gocity) cho biết các đơn hàng cũng như việc phát triển mẫu và hoạt động xúc tiến chào hàng của công ty đều bị dừng lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm dừng vì COVID-19.
Theo đánh giá của đại diện công ty, khách hàng châu Âu rất quan tâm đến các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đặc biệt là sau khi EVFTA được ký kết và phê chuẩn.
Doanh nghiệp nhận định chắc chắn các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU sẽ được nối lại sớm khi dịch bệnh được kiềm chế và khách hàng châu Âu sẽ quan tâm đến hàng hóa của Việt Nam nhiều hơn nữa.
Để không bỏ lỡ cơ hội, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có nhiều biện pháp giữ chân khách hàng hiện tại, tích cực hợp tác với đối tác châu Âu trong việc hủy hoặc điều chỉnh đơn hàng cho phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay.
Nếu làm tốt được điều này, đối tác châu Âu chắc chắn sẽ đánh giá cao sự thiện chí chia sẻ của phía Việt Nam trong lúc thị trường biến động khó khăn và họ là những khách hàng trung thành.
Một thông tin rất đáng quan tâm là có thể sau cuộc khủng khoảng này thị trường sẽ có nhiều thay đổi, cả về quy mô các đơn hàng cũng như cách thức vận hành.
Dự kiến là cách thức tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp EU sẽ có những điều chỉnh rất đáng kể, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam cần lưu ý cập nhật và điều chỉnh kịp thời./.
Kim Chung
Minh bạch chính sách hỗ trợ để dễ tiếp cận
2 tháng đầu năm 2020 là lần đầu tiên sau 5 năm trở lại đây (từ 2015) kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 3%. Chúng ta chỉ đạt 5,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu...
Do đó hỗ trợ từ Chính phủ, ngân hàng... là rất cần thiết. Trước mắt đó là các ngân hàng thương mại tham gia giãn dài vòng quay vốn lưu động, giúp doanh nghiệp không bị nợ quá hạn vốn lưu động...
Như vậy có thể giúp doanh nghiệp dồn toàn lực về tài chính để tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, thay thế nguồn cung ứng nguyên liệu, giữ được thị trường cho xuất khẩu, việc làm...
Chính phủ đã có chương trình hoãn thuế, cho phép chậm nộp thuế, lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp... song những chính sách này cần được triển khai nhanh, có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp đăng ký, tạo niềm tin rằng doanh nghiệp. Những hỗ trợ này cần rất minh bạch, dễ tiếp cận với doanh nghiệp được thụ hưởng.
Khắc Lãng
Ngành dệt may 40 tỷ USD gặp khó vì nhiều đơn hàng bị hủy, CEO Vinatex vẫn ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nay, chúng ta xuất khẩu đi Châu Âu 60% bằng đường biển, 39% bằng đường hàng không. Trong thời gian tới, các chuyến bay bị hoãn, cắt giảm ảnh hưởng lưu thông hàng hoá. Việc giãn đơn hàng, nếu có chỉ là của một số công ty đơn lẻ, không phải chính sách chung của...