Xuất khẩu lâm sản tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2019
Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như gỗ ghép thanh, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất, ngoại thất, viên nén năng lượng…
Sản xuất ván ép tại Cụm công nghiệp Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu lâm sản 8 tháng năm 2020 đạt 7,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 29,9 % giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 9,6%, lâm sản ngoài gỗ 511 triệu USD, tăng 21,6%.
Thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ yếu của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu 7 tỷ USD, chiếm 89,5% giá trị xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.
Trong khi xuất khẩu nhanh chóng tăng trưởng trở lại và tăng khá mạnh thì giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 8 tháng giảm khá mạnh với mức 9,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,52 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu lâm sản cả nước đạt 6,31 tỷ USD.
Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như gỗ ghép thanh, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất, ngoại thất, viên nén năng lượng…
Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.
Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã có hiệu lực từ ngày 1/6/2019, sẽ mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.
Video đang HOT
Bên cạnh, các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc thì một số thị trường tiềm năng có cơ hội mở rộng phát triển mới như Canada, Nga, Ấn Độ…
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Dự báo, cả năm 2020 xuất khẩu lâm sản có thể đạt được sự tăng trưởng 20% với giá trị 12,5 tỷ USD.
Ông Đỗ Xuân Lập cũng chỉ ra, do dịch COVID-19 nên những hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp đã bị hạn chế rất nhiều. Từ Tết không có một đoàn thương mại quốc tế nào đến được Việt Nam.
Các doanh nghiệp cũng đã tìm cách khắc phục bằng cách giới thiêu, quảng bá, tiếp thị trực tuyến, qua các kênh bán hàng điện tử, tuy nhiên cũng không thể bằng với việc các doanh nghiệp tham dự trực tiếp./.
Xuất khẩu gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh, với sự chủ động, linh hoạt ứng phó của các doanh nghiệp (DN), cả năm nay XK gỗ của Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Ông đánh giá như thế nào về khả năng tăng trưởng của XK gỗ trong cả năm nay khi dịch Covid-19 gây ra những khó khăn rất lớn?
- 4 tháng đầu năm nay, XK toàn ngành đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Bối cảnh dịch còn kéo dài, tuy nhiên trong năm 2020 ngành gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số. Đó là bởi, thị trường đồ gỗ, đặc biệt là những sản phẩm cốt lõi có doanh số nhiều tỷ USD đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình đại dịch tại Việt Nam đã khống chế cơ bản tốt, tạo ra sức hút đầu tư và nhu cầu mua hàng lớn đối với Việt Nam. Thế giới cũng đang có chính sách sống chung với dịch, đang mở cửa dần thị trường.
Hiện tại, các DN đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi, những mặt hàng có số lượng lớn và không ít DN hiện nay đang sản xuất rất rầm rộ, làm không hết đơn hàng dù đang trong mùa dịch.
Theo ông, trong bối cảnh dịch còn kéo dài, để có thể xoay xở vượt qua giai đoạn khó khăn, các DN cần tập trung vào giải pháp nào?
- Tôi cho rằng DN cần xây dựng tốt chiến lược về sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược về khách hàng. Khi thế giới sống chung với đại dịch thì bộ sản phẩm dùng cho sân vườn gia đình, sản phẩm dùng cho nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ (chiếm 60% đồ gỗ cho gia đình người Mỹ) được ưu tiên số 1 và cũng là sản phẩm có nhu cầu cực lớn trên thế giới. Thực tế là các nhà máy sản xuất và xuất hàng ổn định, làm không kịp hàng để giao, đơn hàng liên tục đổ về chính là đi theo những dòng sản phẩm này. Ngoài ra, viên nén và ván dán cũng là những sản phẩm thế giới có nhu cầu cao (4 tháng đầu năm XK viên nén đạt 108,2 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước).
Với xây dựng chiến lược về thị trường khách hàng, Việt Nam chào hàng vào các thị trường khống chế dịch tốt hoặc đang hoặc vẫn mở cửa thị trường (Australia, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Mỹ,...). Đây cũng là những thị trường lớn tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam cho cả trước mắt và lâu dài cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ là thị trường đứng đầu XK của Việt Nam, đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 48% tổng giá trị XK, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Các DN cần tham gia tích cực vào các hoạt động của hiệp hội như Bình Dương đang tổ chức các khóa đào tạo bán hàng online (qua các trang mạng Amazon, Alibaba,...), đồng thời tích cực thay đổi về kỹ năng bán hàng, yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói để bán hàng online.
Ông có cho rằng, khi thị trường thế giới có nhiều biến động, thị trường nội địa sẽ là mảnh đất mà các DN nên tập trung khai thác?
- Không lúc nào bằng lúc này các DN cần đẩy mạnh sản xuất, phát triển mẫu mã chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chuỗi cung ứng đứt gãy mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước. Do vậy, các nhà máy với khả năng sẵn có liên kết với chuỗi cung ứng trong nước cũng là tiền đề thay đổi văn hóa tiêu dùng của người dân, từ thích dùng gỗ rừng tự nhiên chuyển sang gỗ công nghiệp với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong cách mới. Điều này giúp DN chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện các đơn hàng tạo niềm tin cho khách hàng và cũng là điều khách hàng mong muốn.
Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, XK gỗ Việt, ông có kiến nghị, đề xuất gì tới các bộ, ngành, cơ quan quản lý?
- Để ngành gỗ phát triển bền vững, các DN rất cần sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước mà các DN cần đó là chính sách.
Cụ thể, các bộ ngành có chính sách hữu hiệu để giảm lãi vay vốn, hỗ trợ các DN cấu trúc lại nhà máy, thay đổi công nghệ, để đầu tư sản xuất những sản phẩm có tính chiến lược nhu cầu cao của thế giới. Bên cạnh đó, cần có chính sách xã hội hóa về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, tìm mọi giải pháp để tạo ra mối liên kết (có tính chất định hướng) giữa nhà trường và một số DN lớn để đào tạo.
Về vấn đề xây dựng thương hiệu, chúng ta đang thiếu trung tâm triển lãm quốc tế đủ tầm để tổ chức các sự kiện quảng bá gỗ Việt. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, trung tâm sản xuất đồ gỗ miền Đông Nam Bộ dành quỹ đất để xây dựng một trung tâm triển lãm xứng tầm quốc tế. Hiện tại, các trung tâm của ta quá nhỏ, thiếu, phải xếp hàng chờ lịch nhưng giá cả cũng rất đắt đỏ.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA):
Tín hiệu lạc quan ngay trong "bóng đen" đại dịch
Trên thực tế, DN không phải không tìm thấy những tín hiệu lạc quan ngay trong "bóng đen" của dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, người dân ở nhà nhiều nên nhu cầu đồ trang trí mỹ nghệ và đồ tiêu dùng khác tăng. Đây là cơ hội để chuyển dịch ngành hàng và DN Việt cần có sự chuẩn bị chu đáo. Nhiều DN Trung Quốc đóng cửa từ đầu năm, khi khởi động lại sẽ chậm hơn so với DN Việt Nam vẫn duy trì đà sản xuất. Về lâu dài, DN phải làm lại chiến lược về kinh doanh, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng...
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp:
DN cần tập trung nguồn lực, chủ động ký kết các hợp đồng mới
Năm 2020, ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu XK đạt 12,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi dự kiến tổ chức hội nghị chế biến, XK cùng với hội chợ quốc tế. Tuy nhiên, dịch Covid -19 đã khiến kế hoạch phải tạm dừng. Dự báo, nguy cơ tăng trưởng XK trong thời gian tới còn giảm sâu sau khi đạt kết quả không như mong đợi trong 4 tháng đầu năm.
Trong thời gian tới để khôi phục lại sản xuất, các DN phải chủ động sản xuất nhanh, tập trung có hiệu quả nguồn lực của DN, chủ động kết nối với các nhà cung ứng nước ngoài, chủ động ký kết các hợp đồng mới. Hiện nay, có một số DN đã năng động để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của một số quốc gia, cần tiếp tục phát huy những nhân tố này.
Israel là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại Trung Đông Israel chủ yếu nhập khẩu lương thực, thực phẩm, giày dép, may mặc từ Việt Nam, trong khi Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, linh kiện điện tử, phân bón từ Israel. Xuất khẩu cá ngừ sang Israel. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) Trung tuần tháng 8 (ngày 20/8), Bộ Ngoại giao Israel tổ chức buổi đối thoại với Đại sứ 11...