Xuất khẩu gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh, với sự chủ động, linh hoạt ứng phó của các doanh nghiệp (DN), cả năm nay XK gỗ của Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Ông đánh giá như thế nào về khả năng tăng trưởng của XK gỗ trong cả năm nay khi dịch Covid-19 gây ra những khó khăn rất lớn?
- 4 tháng đầu năm nay, XK toàn ngành đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Bối cảnh dịch còn kéo dài, tuy nhiên trong năm 2020 ngành gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số. Đó là bởi, thị trường đồ gỗ, đặc biệt là những sản phẩm cốt lõi có doanh số nhiều tỷ USD đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình đại dịch tại Việt Nam đã khống chế cơ bản tốt, tạo ra sức hút đầu tư và nhu cầu mua hàng lớn đối với Việt Nam. Thế giới cũng đang có chính sách sống chung với dịch, đang mở cửa dần thị trường.
Hiện tại, các DN đang tích cực chuyển đổi vào những sản phẩm cốt lõi, những mặt hàng có số lượng lớn và không ít DN hiện nay đang sản xuất rất rầm rộ, làm không hết đơn hàng dù đang trong mùa dịch.
Theo ông, trong bối cảnh dịch còn kéo dài, để có thể xoay xở vượt qua giai đoạn khó khăn, các DN cần tập trung vào giải pháp nào?
- Tôi cho rằng DN cần xây dựng tốt chiến lược về sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược về khách hàng. Khi thế giới sống chung với đại dịch thì bộ sản phẩm dùng cho sân vườn gia đình, sản phẩm dùng cho nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ (chiếm 60% đồ gỗ cho gia đình người Mỹ) được ưu tiên số 1 và cũng là sản phẩm có nhu cầu cực lớn trên thế giới. Thực tế là các nhà máy sản xuất và xuất hàng ổn định, làm không kịp hàng để giao, đơn hàng liên tục đổ về chính là đi theo những dòng sản phẩm này. Ngoài ra, viên nén và ván dán cũng là những sản phẩm thế giới có nhu cầu cao (4 tháng đầu năm XK viên nén đạt 108,2 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước).
Với xây dựng chiến lược về thị trường khách hàng, Việt Nam chào hàng vào các thị trường khống chế dịch tốt hoặc đang hoặc vẫn mở cửa thị trường (Australia, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Mỹ,…). Đây cũng là những thị trường lớn tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam cho cả trước mắt và lâu dài cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ là thị trường đứng đầu XK của Việt Nam, đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 48% tổng giá trị XK, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Các DN cần tham gia tích cực vào các hoạt động của hiệp hội như Bình Dương đang tổ chức các khóa đào tạo bán hàng online (qua các trang mạng Amazon, Alibaba,…), đồng thời tích cực thay đổi về kỹ năng bán hàng, yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói để bán hàng online.
Video đang HOT
Ông có cho rằng, khi thị trường thế giới có nhiều biến động, thị trường nội địa sẽ là mảnh đất mà các DN nên tập trung khai thác?
- Không lúc nào bằng lúc này các DN cần đẩy mạnh sản xuất, phát triển mẫu mã chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chuỗi cung ứng đứt gãy mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước. Do vậy, các nhà máy với khả năng sẵn có liên kết với chuỗi cung ứng trong nước cũng là tiền đề thay đổi văn hóa tiêu dùng của người dân, từ thích dùng gỗ rừng tự nhiên chuyển sang gỗ công nghiệp với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong cách mới. Điều này giúp DN chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện các đơn hàng tạo niềm tin cho khách hàng và cũng là điều khách hàng mong muốn.
Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, XK gỗ Việt, ông có kiến nghị, đề xuất gì tới các bộ, ngành, cơ quan quản lý?
- Để ngành gỗ phát triển bền vững, các DN rất cần sự hỗ trợ tích cực kịp thời của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước mà các DN cần đó là chính sách.
Cụ thể, các bộ ngành có chính sách hữu hiệu để giảm lãi vay vốn, hỗ trợ các DN cấu trúc lại nhà máy, thay đổi công nghệ, để đầu tư sản xuất những sản phẩm có tính chiến lược nhu cầu cao của thế giới. Bên cạnh đó, cần có chính sách xã hội hóa về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ, tìm mọi giải pháp để tạo ra mối liên kết (có tính chất định hướng) giữa nhà trường và một số DN lớn để đào tạo.
Về vấn đề xây dựng thương hiệu, chúng ta đang thiếu trung tâm triển lãm quốc tế đủ tầm để tổ chức các sự kiện quảng bá gỗ Việt. Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, trung tâm sản xuất đồ gỗ miền Đông Nam Bộ dành quỹ đất để xây dựng một trung tâm triển lãm xứng tầm quốc tế. Hiện tại, các trung tâm của ta quá nhỏ, thiếu, phải xếp hàng chờ lịch nhưng giá cả cũng rất đắt đỏ.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA):
Tín hiệu lạc quan ngay trong “bóng đen” đại dịch
Trên thực tế, DN không phải không tìm thấy những tín hiệu lạc quan ngay trong “bóng đen” của dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, người dân ở nhà nhiều nên nhu cầu đồ trang trí mỹ nghệ và đồ tiêu dùng khác tăng. Đây là cơ hội để chuyển dịch ngành hàng và DN Việt cần có sự chuẩn bị chu đáo. Nhiều DN Trung Quốc đóng cửa từ đầu năm, khi khởi động lại sẽ chậm hơn so với DN Việt Nam vẫn duy trì đà sản xuất. Về lâu dài, DN phải làm lại chiến lược về kinh doanh, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng…
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp:
DN cần tập trung nguồn lực, chủ động ký kết các hợp đồng mới
Năm 2020, ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu XK đạt 12,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi dự kiến tổ chức hội nghị chế biến, XK cùng với hội chợ quốc tế. Tuy nhiên, dịch Covid -19 đã khiến kế hoạch phải tạm dừng. Dự báo, nguy cơ tăng trưởng XK trong thời gian tới còn giảm sâu sau khi đạt kết quả không như mong đợi trong 4 tháng đầu năm.
Trong thời gian tới để khôi phục lại sản xuất, các DN phải chủ động sản xuất nhanh, tập trung có hiệu quả nguồn lực của DN, chủ động kết nối với các nhà cung ứng nước ngoài, chủ động ký kết các hợp đồng mới. Hiện nay, có một số DN đã năng động để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của một số quốc gia, cần tiếp tục phát huy những nhân tố này.
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành thủy sản?
ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
CTCK An Bình (ABS) vừa đưa ra báo cáo cập nhật cơ hội, thách thức với ngành thủy sản Việt Nam. Theo báo cáo, trong quý 1/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,62 tỷ USD bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những thị trường bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung Quốc, giảm 27%, EU giảm 16%, Hàn Quốc giảm 11% và ASEAN giảm gần 7%. Xu hướng của thị trường tiêu dùng thế giới thay đổi do tác động của dịch Covid-19, lệnh cấm, lệnh phong tỏa của nhiều quốc gia và nỗi lo sợ của người tiêu dùng khiến nhu cầu tiêu thụ trong phân khúc dịch vụ thực phẩm giảm mạnh.
Thu nhập của người tiêu dùng giảm nên tiêu thụ các sản phẩm cao cấp có xu hướng giảm, tác động giảm giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Trong các sản phẩm xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất trên 29%, mực bạch tuộc giảm 24%, cá ngừ giảm 10% trong khi xuất khẩu tôm còn duy trì mức tăng nhẹ 1,8%.
Triển vọng hồi phục từ quý 3/2020
ABS cho rằng 2020 là năm có những thuận lợi cho ngành thủy sản khi Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) dự định hiệu lực sẽ giúp giảm thuế quan đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang châu Âu.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay tình hình xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, do thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU đều là các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 9,7% so với cùng kỳ 2019.
Các quốc gia cạnh tranh thủy sản chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuardo phải phong tỏa cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu; Indonesia hay Philipines, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. VASEP cho rằng đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam. Việc EU đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong tháng 7, ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
Theo ABS sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau khi xảy ra "chiến tranh" thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid -19 Các sản phẩm thủy sản tiện dụng (RTC và RTE) có giá trị gia tăng có xu hướng được ưa chuộng hơn trên thị trường thế giới. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho NTTS, chế biến,...) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản?
ABS cho rằng ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản đã hạ triển vọng kinh doanh trong năm 2020. Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UPCoM: KSE) lên kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm mạnh 83% so với kết quả năm trước, xuống chỉ còn 1.2 tỷ đồng và đưa ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 60 tỷ đồng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD. Cũng gặp khó khăn trong đầu ra, kế hoạch lãi sau thuế 2020 của Nam Việt (HOSE: ANV) giảm mạnh 72%, được kỳ vọng ở mức 200 tỷ đồng.
Mặt khác, do rào cản kinh tế - kỹ thuật ngày càng khắt khe với sản phẩm cá tra Việt Nam và gia tăng cạnh tranh trong khu vực, cùng với giá bán ngày càng có xu hướng giảm, Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) lên kế hoạch lãi trước thuế 2020 giảm 40% (6 tỷ đồng) so với thực hiện năm 2019 và kế hoạch tổng doanh thu đi ngang (220 tỷ đồng).
Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) cũng lần đầu tiên đưa ra kế hoạch đi lùi, cho cả 2 kịch bản "cao" và "thấp". Với kế hoạch "thấp", doanh thu và lãi sau thuế 2020 của VHC giảm lần lượt 18% (6.450 tỷ đồng) và giảm 68% (800 tỷ đồng) so với kết quả 2019. Kế hoạch "cao" cũng không khá hơn bao nhiêu khi lãi sau thuế giảm 9% (1.063 tỷ đồng) và doanh thu chỉ tăng 9% (8.600 tỷ đồng).
Bên cạnh đó MPC tiếp tục lên kế hoạch lợi nhuận 2020 gấp 3 lần kết quả năm trước với 1.368 tỷ đồng lãi trước thuế. Phía MPC cho rằng Công ty có cơ sở để lên kế hoạch cao như thế, khi đã vạch ra những hoạch định cho năm 2020 như tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao nhằm để phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250.000 tấn thương phẩm/năm ở Kiên Giang. Đồng thời, MPC sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam, nhằm xúc tiến thương mại và xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa vào khâu sản xuất.
ABS cho rằng trong ngắn hạn, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát, doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc như VHC, ANV có thể sẽ khả quan hơn so với quý 1. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc giá bán thường thấp và dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá khi nguồn cung dư thừa, nên có thể sản lượng tăng nhưng doanh thu tăng trưởng không tương xứng.
Ngược lại, EU và Mỹ là hai thị trường khó tính nhưng đơn giá xuất khẩu lại cao hơn Trung Quốc. EVFTA có hiệu lực trong tháng 7 sẽ giúp các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn qua EU như FMC hưởng lợi. Xuất khẩu sang EU yêu cầu nhiều chuẩn mực về chất lượng khắt khe hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, việc đạt được yêu cầu các chuẩn mực này cũng tạo được bước đệm để xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường khó tính như Mỹ.
Theo ABS, về dài hạn, khi dịch bệnh được kiểm soát thì sản lượng xuất khẩu thủy sản qua thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn sang Mỹ như MPC, FMC, VHC sẽ ghi nhận doanh thu xuất khẩu tích cực hơn kể từ quý 3 và quý 4 trở đi.
Tăng trưởng xuất khẩu kỳ vọng vào lực đẩy từ các hiệp định thương mại Nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 2, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020. Chế biến cá tra xuất khẩu tại tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN) Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong...