Xuất khẩu ghi nhận tín hiệu khả quan trong tháng đầu năm 2021
Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2020, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2021 đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước với tổng kim ngạch ước đạt 54,1 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu năm 2021 hứa hẹn đạt bước tăng trưởng mới. Ảnh: TL
Ước tính xuất siêu 1,3 tỷ USD trong tháng 1
Theo số liệu của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2021 ước tính đạt 27,7 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng tới 50,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, một tín hiệu khả quan trong bức tranh xuất khẩu đầu năm 2021 là khu vực kinh tế trong nước tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, đạt 7,6 tỷ USD, tăng 6,4%. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,1 tỷ USD, giảm 2%.
Ước tính tháng 01/2021 xuất siêu 1,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 3,1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong tháng 1 có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Video đang HOT
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2020 ước tính đạt 26,4 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng 12/2020. Chủ yếu là các mặt hàng như điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện… Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,4 tỷ USD, giảm 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17 tỷ USD, giảm 5,8%.
Đáng chú ý, trong cơ cấu nhập khẩu, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 89,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy nền sản xuất đã bắt đầu ổn định trở lại sau sự đình trệ, gián đoạn do dịch bệnh bùng phát năm 2020.
Hơn nữa, một trong những nhóm hàng nước ta có thể mạnh xuất khẩu có mức tăng trưởng mạnh trong tháng đầu năm là nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 7,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó điển hình là mặt hàng thủy sản, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè…
Ngoài ra còn có nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng thu về nguồn lợi xuất khẩu lớn với con số xuất khẩu ước đạt 23,96 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ, chiếm 86,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong tháng 01/2021, đạt 5,8 tỷ USD, tăng khá mạnh 25,9% so với tháng 12/2020.
Được biết, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng mạnh là do hãng Samsung cho ra mắt bộ ba sản phẩm mới là Samsung Galaxy S21, Samsung Galaxy S21 Plus và Samsung Galaxy S21 Ultra.
Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, trong tháng 01/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp đó là Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tiếp tục đẩy mạnh tận dụng triệt để FTA
Bộ Công thương cho hay, để tiếp tục có những bước bứt phá trong hoạt động xuất khẩu, thời gian tới sẽ tập trung tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA nhằm tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới.
Song song với đó tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.
Đặc biệt, chúng ta sẽ củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách. Đồng thời đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.
Hiện Bộ Công thương cùng các bộ, ngành liên quan đang nỗ lực thúc đẩy sớm phê chuẩn và đưa Hiệp định UKVFTA và RCEP vào thực thi trong năm 2021.
Đáng chú ý, theo Cục Xuất nhập khẩu, trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác… khiến xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm,thủy sản sang thị trường này gặp không ít khó khăn.
Trước tình hình đó, Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cường công tác giám sát chất lượng của hàng hóa, tránh vi phạm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực phẩm, góp phần giúp quá trình thông quan diễn ra thuận lợi hơn. Được biết, hiện Bộ Công thương cũng đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để trao đổi với phía Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường tiềm năng này.
Triển khai kịp thời mô hình mới kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu
Tổng cục Hải quan đang tích cực triển khai thực hiện Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu" mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm cải cách hơn nữa công tác kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đề án này trước khi được Thủ tướng phê duyệt, được đánh giá khi triển khai sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra an toàn thực phẩm, vì hải quan đóng vai trò đầu mối thực hiện kiểm tra, thủ tục sẽ được lồng ghép trong thủ tục hải quan điện tử hóa tối đa quy trình kiểm tra; giải quyết các thắc mắc khi có vấn đề phát sinh thuận lợi hơn do thống nhất về cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi thông quan; tiết kiệm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp (đối tượng được miễn kiểm tra được mở rộng hơn); góp phần tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh và bình đẳng hơn (do hàng nhập khẩu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, minh bạch và khách quan hơn).
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, đang tích cực và nhanh chóng xúc tiến triển khai các giải pháp để thực hiện các yêu cầu, mục tiêu đề án đặt ra trong thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Trong đó, sẽ khẩn trương xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng (KTCL) và kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa nhập khẩu để cải cách KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Nâng cấp, bổ sung một số chức năng của hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện tự động xác định đối tượng hàng hóa thuộc hoặc không thuộc diện miễn kiểm tra; được áp dụng hoặc không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường. Kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu thông tin hồ sơ KTCL, kiểm tra ATTP; tờ khai hải quan; kết quả đánh giá sự phù hợp; kết quả kiểm tra của các cơ chức năng; danh mục các mặt hàng phải KTCL, kiểm tra ATTP; thông tin liên quan đến vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm.
Đồng thời, công khai, minh bạch thông tin về chất lượng hàng hóa gồm: Danh mục các mặt hàng phải KTCL, kiểm tra ATTP; kết quả KTCL, kiểm tra ATTP; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra; danh sách hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường, xác định hàng hóa không đủ điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường mà phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt.
Hải quan là đầu mối duy nhất kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Ảnh minh họa
Tích hợp hệ thống thông quan tự động hải quan với Cổng Thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, trong đó kế thừa phần thiết kế các chức năng xử lý dữ liệu thuộc hệ thống xử lý chuyên ngành và chuyển luồng dữ liệu từ Cổng thông tin một cửa quốc gia trực tiếp tới hệ thống thông quan hải quan, các hệ thống chuyên ngành tiếp tục chia sẻ thông tin hiện có và chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành.
Nâng cấp Cổng Thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro để bổ sung các tính năng mới như: kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan...
Đồng thời, ngành hải quan cũng đang nỗ lực để chuẩn bị tốt nguồn lực để thực hiện KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng cơ cấu, tổ chức lại nhân lực của cơ quan hải quan cho phù hợp; phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để đào tạo, hướng dẫn cho công chức hải quan có đủ chuyên môn thực hiện KTCL, kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Tiến hành chuẩn hóa quy trình, thủ tục, trang bị bổ sung máy móc, thiết bị của cơ quan hải quan để đáp ứng yêu cầu KTCL hàng hóa, kiểm tra ATTP hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định như rà soát, chuẩn hóa năng lực, quy trình nghiệp vụ của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; tăng cường năng lực của các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm định, phân tích, giám định... của cơ quan hải quan đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp, được công nhận hoạt động, chỉ định để tham gia thực hiện chứng nhận/giám định hàng hóa.
Hoàn thiện cơ chế áp dụng quản lý rủi ro trong KTCL, kiểm tra ATTP bằng việc xây dựng, nâng cấp các chức năng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, đối với hàng hóa phải KTCL, kiểm tra ATTP.
Đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tăng cường và kịp thời cảnh báo tới cơ quan hải quan về hàng hóa có rủi ro, nguy cơ về chất lượng, ATTP để ngăn chặn, phòng ngừa ngay tại cửa khẩu. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trung tâm quản lý rủi ro liên ngành, thông tin về việc KTCL, kiểm tra ATTP trước thông quan sẽ được công khai minh bạch để các cơ quan kiểm tra thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện thanh tra, kiểm tra tại khâu lưu thông trên thị trường nội địa.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá vật liệu hàn nhập khẩu Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa ra thông báo tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số chủng loại vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia. Trước đó, ngày 21/1/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều...