Xuất khẩu dầu của Nga sụt giảm mạnh sau một tuần bị trừng phạt
Theo hãng tin Bloomberg, khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga đã sụt giảm 54% trong tuần đầu tiên bị trừng phạt.
Nhân viên làm việc tại trạm nén khí đốt ở Ihtiman, Bungaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyến hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga đã sụt giảm 1,86 triệu thùng/ngày, tương đương với 54%, sau khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào nguồn doanh thu từ dầu mỏ của Moskva. Đây được cho là lời cảnh báo tiềm tàng dành cho các chính phủ khác trên khắp thế giới, vốn đang tìm cách bảo vệ chương trình xuất khẩu của họ khỏi bị gián đoạn.
Cụ thể, trong tuần lễ kết thúc vào ngày 16/12 đánh dấu mốc tròn một tuần đầu tiên lệnh cấm có hiệu lực, tổng khối lượng từ Nga đã giảm 1,86 triệu thùng/ngày xuống còn khoảng 1,6 triệu thùng/ngày. Tỷ lệ trung bình trong bốn tuần cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục mới của năm 2022.
Theo báo cáo của Bloomberg, các tín hiệu trên thị trường cũng cho thấy tình trạng thiếu hụt các chủ tàu sẵn sàng vận chuyển dầu của Nga từ một cơ sở xuất khẩu ở châu Á. Cùng lúc đó, các tập đoàn năng lượng khổng lồ như Shell và Exxon Mobil đã dừng sử dụng các tàu từng chở hàng hóa của Nga trước đây.
Tuy vậy, dữ liệu này cần được xem xét một cách thận trọng, vì các biến số như thời tiết và lịch trình vận chuyển hàng hóa có thể ảnh hưởng đến những thay đổi hàng tuần trong dòng chảy dầu mỏ của Nga.
Lệnh trừng phạt mới và mức trần giá 60 USD/thùng do Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) áp đặt đã đi vào hiệu lực từ ngày 5/12. Mục đích của phương Tây là nhằm bóp nghẹt nguồn doanh thu từ xuất khẩu của Nga, trong khi vẫn giữ cho dòng chảy dầu thô của Nga lưu thông trên thị trường để ngăn xảy ra cú sốc về nguồn cung dẫn đến tăng giá toàn cầu.
Xuất khẩu dầu thô của Nga tăng mạnh ngay trước lệnh trừng phạt
Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây, do nhiều nhà nhập khẩu gấp rút mua dầu giá rẻ từ Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực từ đầu tháng tới.
Cơ sở khai thác dầu khí của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Theo số liệu do Bloomberg công bố ngày 7/8, xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga tăng lên mức 3,6 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ đầu tháng 6. Tính trung bình trong bốn tuần kết thúc vào ngày 4/11, sản lượng xuất khẩu này đạt 3,18 thùng/ngày, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 8.
Xuất khẩu bằng đường biển sang các nước Địa Trung Hải, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, tăng nhẹ trong 4 tuần qua, trong khi lượng dầu xuất sang Bulgaria và Romania gần như không thay đổi, đạt 167.000 thùng/ngày, chỉ bằng một nửa so với thời điểm tháng 6 vừa qua.
Ở chiều hướng khác, lượng dầu Nga xuất sang châu Á không tính các chuyến tàu có "điểm đến không xác định" trong cùng thời điểm đạt 2,067 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tính trong tuần từ 29/10-4/11, doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga đạt 149 triệu USD, tăng 16 triệu USD so với tuần trước đó và là mức cao nhất trong 5 tuần trở lại đây.
Mỹ và phương Tây có kế hoạch áp trần giá đối dầu mỏ của Nga được vận chuyển bằng đường biển, dự kiến có hiệu lực vào ngày 5/12. Mức giá ban đầu chưa được ấn định nhưng sẽ được đưa ra trong những tuần tới.
Venezuela lần đầu đưa dầu trở lại châu Âu sau 2 năm bị Mỹ trừng phạt Thông qua việc cho phép Venezuela trả nợ bằng dầu, chính quyền Tổng thống Biden kỳ vọng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga. Một lô hàng 650.000 thùng dầu của Venezuela sắp được vận chuyển đến châu Âu, đánh dấu chuyến xuất khẩu dầu thô đầu tiên từ quốc gia bị Mỹ trừng...