Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 cao kỷ lục
Ngày 21/3, Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2/2024 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên mức cao kỷ lục, qua đó thâm hụt thương mại của nước này giảm mạnh khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 379,36 tỷ yen (2,5 tỷ USD).
Xuất khẩu ô tô tăng mạnh là động lực chính cho mức tăng xuất khẩu của Nhật Bản.
Cảng container ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: KYODO/TTXVN
Cụ thể, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 7,8% lên 8.025 tỷ yen nhờ xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sang Mỹ tăng mạnh. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,5%, đạt 8.063 tỷ yen, với đóng góp chính từ nhập khẩu quần áo.
Với các thị trường lớn, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ ở mức 711,67 tỷ yen. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc ở mức 437,41 tỷ yen. Như vậy, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong gần 3 năm.
Thâm hụt thương mại của Mỹ bất ngờ giảm
Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 9/1, thâm hụt thương mại của nước này đã bất ngờ thu hẹp trong tháng 11/2023 do nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm, trong bối cảnh nhu cầu trong nước chậm lại.
Tàu container cập cảng Long Beach, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Thâm hụt thương mại tháng 11/2023 của Mỹ đã giảm 2,0%, xuống còn 63,2 tỷ USD, ngược lại với dự báo được một số nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đưa ra là thâm hụt thương mại sẽ tăng lên mức 65,0 tỷ USD. Số liệu của tháng 10/2023 cũng được điều chỉnh tăng nhẹ với mức thâm hụt 64,5 tỷ USD, thay vì 64,3 tỷ USD được báo cáo trước đó.
Thâm hụt thương mại hàng hóa giảm 0,6%, xuống còn 89,4 tỷ USD trong tháng 11/2023. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, thâm hụt thương mại hàng hóa thực tế giảm 2,3 tỷ USD, tương đương 2,7%, xuống còn 84,8 tỷ USD.
Nhập khẩu giảm 1,9%, tương đương 6,1 tỷ USD, xuống còn 316,9 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa giảm 2,3%, xuống còn 257,4 tỷ USD. Nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm 4,1 tỷ USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022, trong đó điện thoại di động và các mặt hàng gia dụng khác giảm mạnh 1,9 tỷ USD.
Nhập khẩu các chế phẩm dược phẩm cũng như vật tư và nguyên liệu công nghiệp, trong đó có cả các sản phẩm dầu mỏ, cũng giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu dầu thô lại tăng 1,5 tỷ USD. Nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm 0,7 tỷ USD, do nhập khẩu thiết bị khoan và khai thác dầu mỏ sụt giảm.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy xuất khẩu giảm trong tháng 11/2023 do nhu cầu ở nước ngoài giảm sút. Xuất khẩu giảm 1,9%, tương đương 4,8 tỷ USD, xuống còn 253,7 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa giảm 5,4 tỷ USD xuống còn 168,0 tỷ USD, trong đó vật tư và nguyên liệu công nghiệp giảm 3,6 tỷ USD. Xuất khẩu ô tô, phụ tùng và động cơ cũng giảm. Xuất khẩu hàng tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022, trong khi xuất khẩu dịch vụ tăng 0,6 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục là 85,7 tỷ USD. Thặng dư dịch vụ trong tháng 11/2023 đạt 26,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 3/2018.
Nhập khẩu giảm do các doanh nghiệp hạn chế tích lũy hàng tồn kho với dự đoán nhu cầu sẽ chậm lại trong năm 2024, khiến kỳ vọng tăng trưởng quý IV/2023 bị ảnh hưởng. Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ công bố số liệu sơ bộ về tăng trưởng kinh tế quý IV/2023 vào cuối tháng 1/2024.
Cá Koi trở thành mối quan tâm mới trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc Loài cá koi xinh đẹp trong ao nhỏ bất ngờ trở thành yếu tố mới được chú ý trong quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh minh họa. Nguồn: premierpond.com Koi là loài cá cảnh có màu sắc đẹp, đắt tiền. Tại Nhật Bản nó có tên gọi chính thức là nishikigoi. Cá Koi được ví như "viên ngọc biết bơi", tượng...