Xuất khẩu cá tra giữ vững mục tiêu dù gặp khó do dịch COVID-19
Sau một năm xảy ra nhiều biến cố vì dịch COVID-19, con đường vận chuyển hàng hóa biến động, chi phí tăng cao, năng suất chế biến giảm mạnh do hàng loạt nhà máy phải tạm dừng, hoặc hoạt động cầm chừng, xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn giữ vững mục tiêu như đã đề ra ngay từ đầu năm 2021.
Các thị trường xuất khẩu vẫn được mở rộng, tăng vị thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại khác.
Kiểm tra, phân loại cá tra đông lạnh trước khi đóng gói để xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2021 là năm mà các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đối mặt nhiều thách thức. Dịch COVID-19 khiến các nhà máy sản xuất và chế biến cá tra phải tăng thêm chi phí gấp 3 lần cho kiểm tra dịch bệnh và sản xuất “3 tại chỗ”. Thêm vào đó, các doanh nghiệp còn đối mặt với chi phí logictics tăng cao, thiếu container rỗng để giao hàng đúng hợp đồng và đúng thời hạn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm 2021 ước đạt 1,54 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.
Để có được kết quả này, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lý giải, do nhu cầu tiêu thụ cá tra tại một số thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trở lại mức trước khi xảy ra dịch COVID-19. Trong số đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra của Việt Nam. Sau khi phục hồi vào nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3, tháng 4/2021.
Tính đến cuối năm 2021, thị trường Trung Quốc chiếm 28% tỷ trọng nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Các nhà nhập khẩu cá tra cho biết, giá cá nước ngọt của nước này trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng nuôi của Trung Quốc do đó cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm thủy sản thay thế hấp dẫn.
Đối với thị trường Mỹ, nhu cầu tiêu dùng cá tra cũng bắt đầu hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm kể từ sau khi quốc gia này ứng phó được dịch COVID-19. Lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ trong quý đầu năm 2021 tăng gấp đôi so với quý II của năm 2020. Trong quý III và quý IV năm 2021, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cá tra với mức gần 50% và bù đắp lớn cho các thị trường khác có sự sụt giảm đáng kể.
Hiện thị trường này đang chiếm tỷ trọng 22% và nhu cầu tăng mạnh sau chiến dịch tiêm vaccine cùng gói phục hồi kinh tế. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu từ thị trường này vẫn lớn do sản xuất nội địa của Mỹ giảm, giá thủy sản tại Mỹ tăng cao.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhờ các Hiệp định Thương mại tự do tiếp tục là đòn bẩy xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường, nhất là những thị trường nhỏ tiềm năng như: Mexico, Brazil, Nga, Colombia, Thái Lan…
Video đang HOT
Thu hoạch cá tra cung cấp cho nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu tại hộ nông dân nuôi liên kết với doanh nghiệp ở xã Bình Hoà, huyện Châu Thành (An Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Mặc dù xuất khẩu cá tra vẫn giữ vững được mục tiêu trong năm 2021, nhưng với những biến động lớn trong 8 tháng do dịch COVID-19, ngành cá tra đã chịu sự tác động nặng nề và ảnh hưởng đến việc thả nuôi cá nguyên liệu cho vụ sau.
Hiện, Tổng Cục thủy sản đã cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có nuôi cá tra rà soát lại toàn bộ diện tích thả nuôi và tính toán sản lượng có thể cung ứng cho chế biến và xuất khẩu trong năm 2022. Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản của Tổng cục Thủy sản cho biết, diện tích thả nuôi cá tra trong các tháng 7, 8, 9 giảm từ 30 – 55% so với cùng kỳ năm 2020 do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, diện tích thả nuôi trong các tháng 3, 4, 5, 6 và tháng 10 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính, diện tích thả nuôi phát sinh trong cả năm 2021 đạt 5.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2020. Trong 11 tháng năm 2021, sản lượng cá tra thu hoạch đạt 1,3 triệu tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ước sản lượng thu hoạch cả năm 2021 đạt 1,5 triệu tấn.
Với sự sụt giảm sản lượng do người nuôi cá tra giảm thả nuôi trong thời gian ứng phó dịch bệnh COVID-19, chính là nỗi lo cho ngành cá tra thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu trong năm sau. Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, hiện cả nước có 96 cơ sở sản xuất giống cá tra; trong đó, có 80 cơ sở đang hoạt động và 2.289 cơ sở ương dưỡng giống cá tra. Sản lượng ước đạt khoảng 25 tỷ con cá tra bột và 3,1 tỷ con cá tra giống, bằng 62% so với năm 2020.
Nếu không đẩy mạnh tốc độ nuôi, thả, dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu trong quý I/2022 có thể thiếu hụt. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, năm 2022, ngành cá tra đang đặt kế hoạch đạt trên 5.200 ha diện tích thả nuôi phát sinh; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn.
Tổng cục Thủy sản đang đẩy mạnh chỉ đạo tổ chức sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi đầu năm để đảm bảo nguyên liệu chế biến cho cả năm 2022. Với diện tích thả nuôi cá tra trong tháng 12 ước đạt 330 ha, cần khoảng 200 triệu con giống.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng hoàn tất nhiều chương trình hỗ trợ về con giống; trong đó, có cá tra hậu bị để có nguồn con giống chất lượng tốt hơn; đồng thời, hỗ trợ chi phí điện cho khu vực vùng nuôi cá tra để các cơ sở sản xuất giống và người nuôi có thêm chi phí duy trì sản xuất, cung ứng được nguyên liệu cho năm sau – bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn Vĩnh Hoàn chia sẻ.
Trung Quốc đột nhiên tăng tốc thu mua, Việt Nam thu ngay 1,3 tỷ USD nhờ bán cá tra
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ cán đích khoảng 1,54 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.
Thông tin trên được Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) và VASEP đưa ra tại Hội nghị trực tuyến "Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022" chiều 9/12.
Ngành hàng cá tra "bứt tốc" dịp cuối năm
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm ào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, năm 2021 ngành thủy sản bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch Covid-19, trong đó, ngành hàng cá tra "dễ bị tổn thương" nhất.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh ở TP. HCM và 18 tỉnh, thành - khu vực trọng điểm chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam, gây sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường chính từ tháng 8/2021. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 thì đã tháo gỡ nhiều khó khăn, ngành thủy sản đã phục hồi rất nhanh, trong đó có cá tra.
Nếu như tháng 9 và 10/2021 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt 82 và 136 triệu USD, thì bước sang tháng 11 đã "bứt tốc" đạt 227 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ 2020. Trong đó thị trưởng Mỹ đạt chiếm 22% và Trung Quốc chiếm 28% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Brazil và Mexico là những thị trường có tăng trưởng tích cực, bù đắp sụt giảm những thị trường chủ lực.
Với những tín hiệu tích cực trên, bà Hằng dự báo xuất khẩu cá tra năm 2021 sẽ cán đích khoảng 1,54 tỷ USD, tăng nhẹ 3% so với năm 2020.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11 đã đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2020. Ảnh: PV
Cũng theo bà Hằng, dự báo ngành hàng cá tra năm 2022 sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng khoảng 7%, đạt 1,65 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện giá bán cá tra thương phẩm dao động trong khoảng 20.000 - 24.000 đồng/kg (size cá từ 0,8 - 1,2kg).
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2020.
Doanh nghiệp kiến nghị nhiều vấn đề "nóng"
Bà Ngô Vi Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, giá bán cá tra trong tháng 11 đang tăng trở lại, "tình hình rất khả quan".
Về những thách thức năm 2022, bà Tâm cho rằng, ngoài sự tác động của dịch Covid-19 thì giá thành thức ăn vẫn tăng "nóng", thiếu lao động, chi phí điện, nhân công tăng cao.
"Vừa rồi các doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ giảm tiền điện cho khu vực chế biến. Còn đối với ở vùng nuôi không được giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi cá tra. Tôi kiến nghị Bộ NNPTNT có ý kiến với các Bộ, ngành để hỗ trợ giảm tiền điện đối với các vùng nuôi.", bà Tâm nói.
Bà Tâm cũng kiến nghị Bộ NNPTNT tiếp tục có chương trình hỗ trợ về con giống, trong đó có cá tra hậu bị để có nguồn con giống có chất lượng tốt hơn.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị trực tuyến "Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022" chiều 9/12.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Hùng Cá cũng đề nghị các tỉnh hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp để có cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất về quy hoạch vùng nuôi.
"Nông dân, doanh nghiệp muốn nuôi cá tra thì địa phương yêu cầu quy mô 50ha trở lên mới làm được quy hoạch. Bởi vậy, kiến nghị Bộ NNPTNT cùng với các địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân và doanh nghiệp để nuôi và mở rộng vùng nuôi cá tra", ông Hùng nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị chiều 9/12. Ảnh: Minh Ngọc
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành cá tra có lợi thế, quy mô lớn và chuỗi sản xuất hoàn thiện. Vấn đề là nâng cao giá trị các thành phần như: nuôi, chế biến, thương mại...
Để khắc phục khó khăn và sớm phục hồi trở lại, các đơn vị phối hợp địa phương, doanh nghiệp triển khai tốt quy hoạch. Cơ cấu giống gắn với nuôi thương phẩm cho phù hợp. Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, cần có bước chủ động, quan tâm phát triển thị trường, định hướng sản xuất, cùng với đó các địa phương tiếp tục đẩy mạnh liên kết.
Bắt gà, vịt của gia đình F0 về nuôi hộ-chuyện chỉ có thời dịch Covid-19 ở tỉnh Hải Dương Đây là một trong những hình thức mà xã Tân Phong (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đã triển khai nhằm hỗ trợ các gia đình có tất cả thành viên thuộc diện F0, F1 phải đi cách ly tập trung bởi dịch Covid-19. Nửa tháng qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm cuộc sống của người dân xã Tân Phong bị...