Xuất khẩu cả năm vẫn có thể tăng trưởng 3-4%
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu quý 3/2020 có những kết quả tích cực hơn so với dự báo, xuất khẩu trung bình các tháng đạt được khoảng 26,6 tỷ USD. Dự kiến, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2020 sẽ có thể đạt mức tăng từ 3-4%.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, nhất là đặt trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực và thế giới có mức tăng trưởng âm.
Về xuất khẩu, tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,4%). Đáng chú ý, trong quý 3/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 80,07 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34% so với quý 2/2020 (tăng 26,6% so với quý 1/2020).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: “Điều này cho thấy xuất khẩu đã phục hồi tích cực trong quý 3/2020. Sự phục hồi này tập trung ở nhóm các mặt hàng công nghiệp chế biến, với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 9 tháng đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 84,6% tổng kim ngạch xuất khẩu”.
Video đang HOT
Ở chiều nhập khẩu, tháng 9/2020, nhập khẩu tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Công Thương, đây là tín hiệu tích cực cho thấy sản xuất trong nước từng bước được khôi phục tốt hơn so với những tháng trước.
Trong quý 3/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 68,54 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,5% so với quý 2 năm nay (tăng 15,2% so với quý 1), cho thấy sản xuất bắt đầu phục hồi, nhu cầu nhập khẩu đã tăng lên.
Tính chung 9 tháng, nhập khẩu giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,3%). Nhập khẩu giảm tập trung ở nhóm hàng cần kiểm soát, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu là các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, không phục vụ nhu cầu sản xuất, ví dụ như: Ô tô dưới 9 chỗ giảm 44,2%; máy ảnh, máy quay phim giảm 10%; rau quả giảm 32,3%…).
Trong khi đó, nhóm hàng cần nhập khẩu, chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, chỉ giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát kỹ từng lĩnh vực, ngành hàng để cập nhật lại kịch bản điều hành, xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cho những tháng cuối năm.
Qua đánh giá cho thấy khả năng có thể đạt được ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thương mại nội địa cả năm 2020 đều tích cực hơn so với đánh giá hồi tháng 7/2020.
Đối với xuất nhập khẩu, tại thị trường EU, việc triển khai thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang được thực hiện tích cực và cho kết quả khả quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau 2 tháng EVFTA được thực thi.
Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
“Căn cứ bối cảnh tình hình hiện nay, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cả năm 2020 sẽ có thể đạt mức tăng từ 3 – 4%”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Cá ngừ Việt Nam rộng cửa vào Châu Âu
Từ nay đến cuối năm, do tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), sản phẩm chế biến cá ngừ Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường Châu Âu.
Đây là khẳng định của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị "Thúc đẩy sản xuất cá ngừ theo chuỗi, chống khai IUU và xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Châu Âu" diễn ra hôm nay 10/10, tại tỉnh Khánh Hòa.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, Liên minh Châu Âu-EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 năm; 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn. Tận dụng lợi thế này, từ đầu tháng 8, lượng cá ngừ xuất khẩu tăng đáng kể. Trước đó, các doanh nghiệp đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhập thông tin hoạt động chế biến, logistics... để đáp ứng được nội dung đưa ra trong hiệp định này.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ trái) từ xem lô hàng cá ngừ nguyên liệu tại Khánh Hòa
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ cá ngừ đóng hộp tại Châu Âu tăng mạnh. Trong khi các quốc gia nắm giữ thị phần xuất khẩu lớn chưa ký Hiệp định thương mại tự do với EU nên các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. 2 tháng trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã tăng hơn 10% so với trước khi EVFTA có hiệu lực, đạt doanh số gần 12 triệu USD/tháng.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cắt băng xuất khẩu cá ngừ sang Châu Âu
"Các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động cập nhật ưu đãi thuế quan, thường xuyên trao đổi với tham tán thương mại của Việt Nam ở Châu Âu, để kịp thời cập nhật thông tin thị trường, chính sách hỗ trợ, hàng rào kỹ thuật. Đa dạng sản phẩm, khẩu vị phù hợp, nhu cầu của thị trường Châu Âu. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chống khai thác IUU, về an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu", ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết./.
Tôm xuất khẩu sang Anh không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Anh được coi là một trong những thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam hoạt động tốt và dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 tính từ đầu năm đến nay. Tôm là một trong những mặt hàng điển hình được dự báo XK sang EU tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nhờ EVFTA. Ảnh: N.Thanh Trừ tháng...