Xuất khẩu 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế sang Mỹ
Một công ty ở Việt Nam vừa giao xong 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế để phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho chính quyền New York (Mỹ).
Ông Huỳnh Quốc Định, Giám đốc Công ty Super Cargo Service (SCS), cho biết đơn vị vừa vận chuyển thành công đơn hàng gồm 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế từ Việt Nam đến New York (Mỹ). Các sản phẩm bảo hộ y tế của Việt Nam được xuất qua Mỹ gồm áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay phục vụ chống dịch bệnh COVID-19.
Các máy bay được thuê chở thiết bị bảo hộ y tế chứa hàng ở cả khoang vốn chở khách. Ảnh: SCS
“Để nguồn hàng y tế này đến Mỹ nhanh chóng, đơn vị đã hợp tác với 4 hãng hàng không là Ethiopia Airlines, Cathay Pacific, Eva Airlines và Philippines Airlines để vận chuyển. Trong một tuần qua, đã có 8 máy bay cỡ lớn (Boeing 777- 300 ER và Boeing 777- 360 ER) của 4 hãng bay trên đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất chỉ để vận chuyển sản phẩm y tế từ Việt Nam đến Mỹ. Đến chiều 20/5 (giờ địa phương), chính quyền New York đã nhận được sản phẩm cuối cùng của đơn hàng cực lớn này”, ông Huỳnh Quốc Định cho biết.
Trước đó, hồi đầu tháng 5, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã nhắc đến việc mua các thiết bị bảo hộ y tế từ Việt Nam. CBSNews dẫn lời ông Bill de Blasio cho biết, thành phố đã đặt hàng một nhà máy ở Việt Nam sản xuất số lượng lớn các bộ quần áo bảo hộ y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh ở thành phố này.
Lưu ý doanh nghiệp khi xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế vào EU
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU cho biết, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU và nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.
May quần áo bảo hộ y tế tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng. Ảnh minh họa: Phương Hoa/TTXVN
Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU khuyến cáo, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, các doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn CE (thích ứng với các như quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia theo địa chỉ liên kết website: https://standards.cen.eu/dyn/www/f?p=CENWEB:5:::NO:::).
Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo tiêu chuẩn về khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế tại địa chỉ:https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/IP_20_502 hoặc ổ chức chứng nhận CE tại các nước thành viên, trong đó tại Bỉ có thể tham khảo tại https://www.centexbel.be/en?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30.
Uyên Hương
Doanh nghiệp dệt may 'biến nguy thành cơ' thời COVID-19 Nhiều doanh nghiệp dệt may biến thách thức thành cơ hội phát triển trong giai đoạn vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khủng hoảng chưa từng có Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim...