Xuất hiện trojan đánh cắp thông tin trên Android
Zitmo, một loại phần mềm gián điệp mạo danh dưới ứng dụng dành cho ngân hàng, đã được “tác giả” của nó sửa đổi để tấn công vào các thiết bị di động sử dụng nền tảng Android. Theo đó, loại trojan này sẽ đánh cắp thông tin tài chính có trên các thiết bị.
Trước đây, Zitmo cũng đã từng “tung hoành” và gây thiệt hại không nhỏ cho chủ nhân các thiết bị di động sử dụng nền tảng Symbian, BlackBerry và Windows Mobile.
Theo Axelle Apvrille, chủ nhân của trang blog về bảo mật Fortinet cho biết Zitmo là “sản phẩm” của ZeuS, nhóm tin tặc đang sở hữu một mạng lưới rộng lớn các máy tính ma (botnet) trên toàn thế giới để huy động vào các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Zitmo sẽ âm thầm theo dõi và đánh cắp thông tin của người dùng
Video đang HOT
“Loại phần mềm gây hại này sẽ mạo danh là các ứng dụng tài chính ngân hàng” – Apvrille cho biết – “Nó sẽ âm thầm hoạt động trên thiết bị và chờ đợi những tin nhắn gửi đến, sau đó sẽ tự động gửi các tin nhắn này đến 1 máy chủ bên ngoài. Cách thức hoạt động rất đơn giản, nhưng như vậy là đủ để nhóm hacker ZeuS có thể đánh cắp thông tin của người dùng”.
Cách lây lan của Zitmo khá tinh vi. Không nhất thiết người dùng phải cài đặt ứng dụng giả mạo này trên thiết bị sử dụng Android, mà nó sẽ lây nhiễm trên máy tính của người dùng, sau đó chờ đợi người dùng kết nối máy tính với thiết bị để xâm nhập smartphone và tự động kích hoạt ứng dụng dưới “vỏ bọc” một ứng dụng hợp pháp.
Một khi đã lây nhiễm, Zitmo sẽ âm thầm theo dõi hoạt động của người dùng và bí mật gửi đi thông tin ra bên ngoài.
Theo Dân Trí
Hacker tấn công Sony Pictures France
Sony lại trở thành mục tiêu của hacker. Hai hacker tuyên bố đánh cắp hơn 177.000 địa chỉ email từ website của Sony Pictures France tại Pháp.
Loạt tấn công ồ ạt của hacker nhằm vào Sony tưởng chừng đã lắng xuống thì hôm Chủ Nhật vừa rồi, hai hacker lại tuyên bố xâm nhập thành công website của Sony Picture France tại Pháp.
Theo một ghi chú trên trang chia sẻ Pastebin, hai người nhận trách nhiệm về vụ tấn công là một hacker người Lebanon có biệt danh Idahc và một hacker người Pháp có tên Auth3ntiq. Các hacker này tuyên bố họ đã sao chép được 177.172 địa chỉ email từ trang web của Sony Pictures France, nhưng chỉ đăng 70 địa chỉ trên Pastebin. Họ thông báo sẽ không đăng tải toàn bộ các email tìm được.
Trong bài đăng ngắn gọn trên Pastebin. Hai hacker cho biết họ lấy được các địa chỉ email này qua một lỗ hổng SQL. Đây cũng là phương pháp mà hacker sử dụng để đánh cắp dữ liệu khách hàng từ SonyPictures.com, Sony Pictures Russia, Sony Ericsson, và Sony Music Entertainment Japan mấy tuần trước đây.
Hacker có tên Idahc không hề xa lạ với các vụ tấn công nhằm vào Sony. Hồi tháng 5, người này đã xâm nhập trang web eShop của Sony Ericsson tại Canada, truy cập thông tin cá nhân của hàng nghìn người dùng và đăng trên Pastebin, buộc Sony phải đóng cửa eShop. Đầu tháng 6, Idahc cũng tấn công website của Sony Europe.
Trong một buổi phỏng vấn với tạp chí Forbes tuần trước, Idahc cho biết anh ta hack vì mục đích "công lý", nhưng hiện tại người này tuyên bố tấn công để nhắc nhở các công ty như Sony cải thiện vấn đề an ninh.
Ông Jim Kennedy, phó Chủ tịch điều hành của Sony Pictures cho biết hãng "đang tiến hành điều tra về tuyên bố này".
Theo ghi chép của Attrition.org, đây là cuộc tấn công thứ 20 trong chuỗi các cuộc tấn công ồ ạt nhằm vào Sony, mở đầu là vụ hacker tấn công PlayStation Network ảnh hưởng tới hàng triệu khách hàng hồi tháng 4.
Theo ICTnew
Hacker Việt phải giữ cái đầu lạnh Chỉ trong vòng hơn 10 ngày trở lại đây, hàng trăm website của Việt Nam đã bị hacker tấn công và để lại thông điệp bằng tiếng Trung hoặc cả hình ảnh cờ Trung Quốc. Ảnh minh họa Theo ông Nguyễn Phố Sơn, Giám đốc CisLab (thuộc Công ty cổ phần An ninh An toàn thông tin CMC), các cuộc tấn công này...