Xuất hiện nhiều vết nứt tại dự án đường hàng trăm tỷ đồng
Dự án nâng cấp quốc lộ 15A đoạn nối TP Hà Tĩnh với đường mòn Hồ Chí Minh (huyện Hương Khê) là công trình trọng điểm, được đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Nhiều gói thầu tuy mới đưa vào sử dụng đã có dấu hiệu hư hỏng.
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 15A đoạn nối TP Hà Tĩnh có chiều dài hơn 33 km đi qua 4 huyện Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh, được Bộ GTVT giao Sở GTVT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 681 tỷ đồng. Dự án được chia thành 7 gói thầu (trừ gói thầu cầu vượt giao nhau với đường tránh TP Hà Tĩnh chưa triển khai) với 17 đơn vị đảm nhận thi công.
Được khởi công vào giữa năm 2010, dự kiến sau 18 tháng thi công, dự án sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng. Nhưng dự án đang rơi vào thực trạng thi công ì ạch do thiếu vốn và vướng công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay chưa thể bàn giao trên toàn tuyến. Cùng lúc này, một số gói thầu mặc dù mới đưa vào sử dụng hơn nửa năm đã có dấu hiệu tróc bóc, hư hỏng.
Một trong số những gói thầu bị hỏng hóc rõ nhất là gói thầu số 9 đoạn đi qua xóm Vĩnh Trung, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà. Đây là gói thầu có giá trị 60 tỷ đồng, do Công ty TNHH Mạnh Cường (trụ sở đóng tại tỉnh Thanh Hóa) thi công.
Quốc lộ 15A đoạn qua xóm Vĩnh Trung, xã Thạch Vĩnh mới sử dụng hơn nữa năm đã hỏng
Sau gần 1 năm thi công, đến cuối năm 2012 gói thầu này về cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nửa năm sau, trên mặt nền đường của gói thầu này đã xuất hiện hiện tượng bong thảm.
Có mặt tại đoạn đường bị hỏng, PV ghi nhận đoạn bị bong thảm này dài khoảng 3m và sau khi lớp thảm thứ nhất bị bong thì phía dưới lớp thảm trắng như nền đường cũ. “Trước đây, gần vị trí này mặt thảm cũng bị bong như thế này rồi. Sau đó họ vá lại nhưng giờ tiếp tục 1 đoạn khác bị bong” – một người dân sống gần đó cho biết.
Để tìm câu trả lời, chúng tôi có buổi làm việc với ông Trần Văn Tùng, Sở GTVT Hà Tĩnh – Giám đốc Ban Quản lý và Đầu tư dự án nói trên. Ông Tùng cho hay, gói thầu số 9 do Công ty TNHH Mạnh Cường thi công, trong đó phần rải thảm đơn vị này thuê Công ty CPXD&TM Huy Hoàng (có trụ sở đóng tại TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) thi công.
Bằng mắt thường cũng nhận thấy đơn vị thi công đã cho cắt bỏ, rải lại đoạn thảm xuống cấp, tuy nhiên sau giải pháp trên mặt thảm vẫn tiếp tục bong tróc.
Video đang HOT
Thừa nhận gói thầu trên hư hỏng, nhưng theo ông Tùng nguyên nhân là do công trình vừa đưa vào sử dụng đã bị xe quá tải cày với tần suất lớn hơn thông số cho phép. “Đây là phần mút của gói thầu được thi công sau, nên khi xe quá tải chạy đến đoạn này thì phanh gấp nên làm cho mặt thảm dồn lại rồi bị bong” – ông Tùng cho biết.
Đặc biệt, theo ông Tùng, đoạn đường dài mấy chục km “có bị một vài mét cũng chẳng có vấn đề gì” (!)
Ông Tùng cũng cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi cũng đã có mặt tại địa điểm bị hư hỏng và yêu cầu đơn vị thi công phải tiến hành vá lại. Chúng tôi cũng đã mời phòng kỹ thuật xuống làm việc nhưng vấn đề dưới lớp thảm bị bong nền đường trắng như nền đường cũ thì cái này chưa ai đánh giá được”.
Cũng vấn đề này, ông Trần Đình Phương – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn thiết kế của Sở GTVT Hà Tĩnh – đặt nghi vấn, mặt đường bị bong tróc là do thiết bị tưới nhựa bị tắc dẫn tới việc tưới nhựa chưa được đồng đều.
Xuân Sinh – Văn Dũng
Theo Dantri
Thay thế vắc xin Quinvaxem: Mỗi nơi 1 phách
Sau 1 tuần có quyết định ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem, hiện tất cả các TT Y tế dự phòng tỉnh đều trong trình trạng chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế và loay hoay tìm cách giải quyết thắc mắc, lo lắng của người dân.
Ngay sau khi có quyết định ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, TT Y tế dự phòng các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi đều đã đồng loạt gửi công văn tới các TT Y tế huyện, thành phố về vấn đề này đồng thời chỉ đạo triển khai kiểm kê, đánh giá hạn sử dụng cũng như số lô hiện có và đưa vào kho bảo quản theo đúng quy trình Bộ Y tế quy định. Các đơn vị cũng được chỉ đạo báo cáo nhanh số liều vắc-xin 5 trong 1 còn tồn lại để tổng hợp gửi về Sở Y tế, Cục Y tế dự phòng trong thời gian sớm nhất.
Thanh Hoá: Chờ chỉ đạo từ trung ương
Việc ngừng tiêm vắc xin Quinvaxem khiến các địa phương lúng túng và trẻ nằm trong chương trình tiêm chủng thiệt thòi.
Theo thống kê của TTYTDP Thanh Hóa, hiện còn 31.399 liều vắc xin Quinvaxem trong kho. Số vắc xin này đã được lập biên bản niêm phong tại kho và bảo quản tốt.
Hiện mỗi năm có nhu cầu tiêm chủng cho khoảng 60.000 trẻ em dưới 1 tuổi. Trung bình mỗi tháng toàn tỉnh có khoảng 5.000 em cần được tiêm chủng, số mũi cần tiềm là 15.000 mũi (mỗi trẻ 3 mũi).
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa, tính từ tháng 6 năm 2010 kể từ khi bắt đầu triển khai tiêm loại vắc xin Quinvaxem đến tháng 4/2013 toàn tỉnh Thanh Hóa đã có tổng số 172.261 trẻ tiêm mũi 3, trong đó còn 8 huyện chưa có báo cáo tháng 4/2013.
Việc dừng tiêm vắcxin Quinvaxem làm ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu quả của những trường hợp đã tiêm mũi 1 và 2 trước đó.
Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc đưa vắc xin dịch vụ hay dùng trở lại vắc xin 3 trong 1 sẽ khả thi hơn, ông Hà Đình Ngư, Giám đốc TTYTDP Thanh Hóa cho biết: Hiện Bộ Y tế chưa có phương án và chủ trương nào, nên đơn vị chưa thể khẳng định được.
Trong trường hợp dùng vắc xin dịch vụ thì chi phí rất đắt (khoảng hơn 600.000đồng/mũi) mà Thanh Hóa là tỉnh có đông số trẻ sơ sinh, địa hình và điều kiện kinh tế khó khăn. Trong tổng số khoảng 60.000 trẻ em mỗi năm thì có khoảng 30% số các em nhỏ thuộc các huyện miền núi (11 huyện) và các huyện nghèo, vì vậy khi dừng tiêm vắcxin Quinvaxem sẽ khiến cho không ít trường hợp các em nhỏ không có điều kiện tiếp cận với các loại văcxin dịch vụ khác vì điều kiện kinh tế.
"Còn phương án chiến lược sẽ phải quay lại dùng loại vắc xin 3 trong 1. Cái này chỉ tiêm cho trẻ 18 tháng tuổi nhưng cũng chỉ có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván còn phải tiêm thêm các mũi khác. Nhưng chúng tôi cũng không dám dùng khi chưa có sự chỉ đạo của Trung ương", ông Ngư đánh giá.
Hà Tĩnh: Sẽ sử dụng vắc xin dịch vụ nếu người dân yêu cầu
Theo báo cáo của TT Y tế dự phòng Hà Tĩnh, từ năm 2010 đến nay, Hà Tĩnh đã tổng nhận 214.600 liều vắc xin Quivaxem. Trong đó cấp cho huyện hơn 200.597 ngàn liều, hiện nay số liều vắc xin còn tồn đọng lại trong kho là 14.003 liều.
Ngoài ra ở thành phố Hà Tĩnh và 5 huyện Thạch Hà, Nghi xuân, Can Lộc, Hương Sơn, Đức Thọ, còn 309 liều. Sau khi nhận được thông báo của TT Y tế dự phòng tỉnh số vắc xin này đã được niêm phong và bảo quản đúng quy trình.
Trong thời gian qua, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Hà Tĩnh luôn đạt ở mức rất cao, trung bình là 95% , riêng trong năm 2012 tỷ lệ này là 98%. Hà Tĩnh chưa sử dụng loại vắc xin dịch cho bất kỳ trường hợp nào. Nguyên nhân chính là chi phí của vắc xin dịch vụ khá cao và người dân hài lòng với loại vắc xin 5 trong 1 này. Ở địa bàn Hà Tĩnh, trong 3 năm qua đã tiến hành tiêm hơn 200 ngàn liều nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào ở trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin.
Hiện do chưa tới ngày tiêm chủng nên tại các các trung tâm y tế huyện thành trên địa bàn vẫn chưa nhận được phản ứng từ người dân.
Liên quan đến việc chuyển sang 1 loại vắc xin mới như vắc xin dịch vụ, theo ý kiến từ bác sĩ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc TT Y tế dự phòng Hà Tĩnh, cho biết: "Trong thời gian tạm ngừng sử dụng vắc vin Quivaxem, nếu người dân có yêu cầu chúng tôi sẽ sử dụng vắc xin dịch vụ để thay thế".
Quảng Ngãi: Tạm thời sử dụng vắc xin 3 trong 1
Trước quyết định ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 của Bộ Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương thu hồi 15.187 liều vắc-xin chưa sử dụng, trong đó tuyến huyện có 4.263 liều.
Theo thống kê số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi, với kế hoạch phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng, từ năm 2010 đến nay, Quảng Ngãi nhập 205.914 liều vắc-xin Quinvaxem. Tính đến thời điểm Bộ Y tế thông báo ngừng sử dụng, toàn tỉnh đã sử dụng 194.990 liều vắc-xin 5 trong 1.
Như vậy, tính trung bình, mỗi tháng toàn tỉnh Quảng Ngãi cần sử dụng khoảng 8.000 liều vắc-xin Quinvaxem 5 trong.
Từ năm 2010 đến nay, ở Quảng Ngãi chưa xảy ra trường hợp tử vong nào so với 9 trường hợp tủ vong trên cả nước.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Huy, Chánh văn phòng Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi đang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về vắc-xin Quinvaxem. Trước mắt, ngành y tế tạm thời sử dụng loại vắc-xin 3 trong 1 và chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế".
Theo Dantri
Tấm lòng nhân ái của những chiến sỹ PCCC Long Biên Cháu Phạm Văn Hoàng (quê Hà Tĩnh) mới được 8 tuần tuổi, nhưng nửa già thời gian ấy phải cấp cứu trong bệnh viện vì viêm phổi nặng. Gia đình nghèo bàn nhau bán nhà lấy tiền chữa trị, mong giữ lại sự sống cho con, thì bất ngờ hỏa hoạn ập tới. Thượng tá Nguyễn Công Thảo trao tặng số tiền cho...