Xuất hiện máy lọc không khí thành trang sức
Với ước mơ cải tạo bầu không khí trong lành hơn, Roosegaarde (Hà Lan) đã tạo ra chiếc máy lọc không khí khổng lồ, có thể biến khí độc thành trang sức.
Không khí chúng ta hít thở không còn trong lành như trước đây. Theo một nghiên cứu mới đây tại đại học UC Berkeley, bụi khói giết chết khoảng 4.000 người mỗi ngày tại Trung Quốc.
Cứ 10 người Mỹ thì khoảng 4 người sống tại các vùng có nồng độ ozone hoặc khói bụi gây hại cho sức khỏe, theo điều tra từ Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ.
Smog Free Tower to lớn như một tòa tháp. Ảnh: Studio Roosegaarde.
Với mục tiêu làm cho không khí trở nên trong sạch và an toàn, Daan Roosegaarde, nhà thiết kế người Hà Lan, đã chế tạo chiếc máy lọc không khí cao 7m mang tên Tháp chống khói bụi (Smog Free Tower).
Chiếc máy trông giống tòa tháp này có khả năng hút khói bụi trong không khí từ phía trên đỉnh, sau đó giải phóng không khí sạch qua các lỗ thông ở 6 mặt. Nó có thể làm sạch 30.000 mét khối không khí mỗi giờ và chỉ tiêu thụ 1,4 kW năng lượng sạch.
Được tài trợ bởi Kickstarter, Roosegaarde mất khoảng ba năm để chế tạo nó. Ông dự kiến ra mắt mẫu thử nghiệm máy lọc không khí khổng lồ vào tuần này tại thành phố Rotterdam, Hà Lan. Chiếc máy lọc không khí này được chế tạo đặc biệt để sử dụng tại các công viên công cộng, theoScience Alert.
Video đang HOT
Nó còn có thể tạo ra trang sức. Ảnh: Studio Roosegaarde.
Roosegaarde mô tả cách hoạt động của chiếc máy này như sau: “Khi sạc Smog Free Tower với dòng điện tích dương, một điện cực giải phóng ion dương vào không khí. Những ion dương này bám vào các hạt bụi nhỏ. Một bề mặt điện tích âm hút ion dương cùng với bụi và lưu giữ bên trong tháp. Công nghệ này có thể lọc những phần tử khói bụi siêu nhỏ, điều mà hệ thống lọc thông thường không thể làm được”.
Không chỉ được thiết kế để làm sạch bụi khói, cỗ máy này còn có thể được sử dụng để tạo ra những món đồ trang sức.
Mỗi viên đá quý tương đương 1000 mét khối không khí. Ảnh: Studio Roosegaarde.
Các phần tử carbon do máy thu thập sẽ ngưng tụ lại tạo thành đá quý, có thể gắn vào đồ trang sức như nhẫn. Mỗi viên đá quý nhỏ tương đương với khoảng 1.000 mét khối không khí.
Hiện tại mẫu thử nghiệm máy lọc không khí này đang đặt tại Rotterdam, Hà Lan. Roosegaarde cũng đang lên kế hoạch triển khai chiếc máy tại Bắc Kinh, Mexico City, Paris và Los Angeles.
Đại Việt
Theo Zing
Bình nước thần kỳ biến không khí thành nước
Tạo ra nước từ không khí nghe có vẻ "ảo diệu", nhưng giờ đây "phép thuật" này đã có thể khả thi nhờ vào một công nghệ hiện đại sau đây
Một thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời có tên Fontus có khả năng hút hơi ẩm trong không khí và cô đặc nó lại thành nước. Với giá 100 USD, Fontus là đứa con tinh thần của nhà sáng tạo Kristof Retezár đến từ Viên, Áo. Nguyên lý vận hành của nó khá đơn giản - thu thập các giọt nước đọng trên thành bình đựng nước. Sở dĩ Fontus có thể tích tụ được một lượng nước đáng kể là do nó sử dụng cơ chế nhiệt điện. Một máy làm mát sẽ giữ cho thành bình luôn lạnh, khi gặp hơi nước, nước sẽ tích tụ lại và chảy thành giọt.
Bạn không còn phải lo thiếu nước uống khi đạp xe trên quãng đường dài.
Kristof giải thích: "Trong không khí luôn có một lượng hơi ẩm nhất định, bất kể bạn ở đâu, thậm chí kể cả sa mạc. Vì thế bạn luôn có thể hút được lượng hơi ẩm đó, và biến hơi nước ở dạng khí tích tụ lại thành dạng lỏng". Thời gian để máy Fontus có thể tạo ra nửa lít nước trong khoảng một giờ, nhưng chỉ khi nào điều kiện môi trường thuận lợi, tức là khoảng 30 đến 40 độ C, độ ẩm không khí là 80 đến 90%.
Lượng nước tích tụ đủ lớn có thể giúp bạn vượt qua cơn khát.
Thực tế, Kristof đã phải thử đi thử lại 30 lần mới có thể khiến cho Fontus đạt mức công suất 1 giọt mỗi phút như bây giờ. Phần nước cũng sẽ được lọc sạch nhờ có màng lọc ở phần đầu thiết bị, giữ cho bụi bẩn và bọ khỏi làm ô nhiễm nước, nhưng ngoài ra thì tạm thời chưa có cách nào đảm bảo lọc sạch một trăm phần trăm cả. Kristof nói: "Nước trong bình là sạch, trừ phi không khí bị nhiễm bẩn nặng. Chúng tôi đang tính đến việc bổ sung lớp màng lọc cacbon dành cho vùng đô thị nơi không khí có thể bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chiếc bình này được vốn được thiết kế để sử dụng ngoài thiên nhiên, những nơi không khí trong lành".
Cận cảnh các chi tiết của thiết bị Fontus.
Hiện tại, Fontus có 2 phiên bản, Airo cho người đi bộ, và Ryde cho người đi xe đạp. Cái thứ 2 sẽ giúp người đi xe có thể thu thập nhiều nước khi gió thổi một lượng không khí lớn vào bình lúc đạp xe. Còn Airo thì có quạt thông gió ngược để hút không khí.
Fontus đã lọt vào danh sách trao thưởng của giải James Dyson vào năm 2014, giúp Kristof có được nhiều hỗ trợ hơn. Chính phủ Áo còn chi trả cho các cải tiến kĩ thuật của thiết bị này. Ngoài ra, để sản xuất với số lượng lớn, Kristof còn định bắt đầu một chiến dịch vận động quỹ ủng hộ từ cộng đồng vào tháng 3. Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, sản phẩm có thể được ra mắt vào cuối năm nay với giá khoảng 100 USD.
Với hàng triệu người trên thế giới đang thiếu cơ hội tiếp cận với nguồn nước sạch, như các quốc gia châu Phi hay các vùng bị ô nhiễm nặng nề như một số thành phố tại Mỹ, Fontus thật sự là tia hi vọng giúp giải quyết vấn đề thiếu thốn nước sạch. Dù vẫn còn hạn chế, Fontus có khả năng cải thiện cuộc sống trong tương lai.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Doanh nhân Hà Lan quyết biến bụi Bắc Kinh thành kim cương Chuyện ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh nằm trong tâm trí một nghệ sĩ kiêm doanh nhân cách nơi này 1.127 km. Một kiến trúc sư người Hà Lan đang chuẩn bị chuyển tòa tháp biến bụi thành kim cương đến thủ đô Trung Quốc. Ông Daan Roosegaarde - Ảnh: Studio Roosegaarde Theo Bloomberg, chuyện không khí Bắc Kinh ô nhiễm không...