Xuất hiện loại trojan giả lập ngân hàng trực tuyến
Các loại phần mềm độc hại viết cho máy tính mới không chỉ đánh cắp thông tin người dùng, thậm chí nó còn có thể giả lập giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Việc sử dụng các tài khoản ngân hàng để giao dịch trực tuyến đã không
còn xa lạ từ lâu, và các hacker mũ đen luôn rình rập để ăn cắp tiền từ các chi tiết trên thẻ ghi nợ của bạn để thực hiện các giao dịch trực tuyến bằng tài khoản đó.
Trojan SpyEye có thể đánh cắp chi tiết thẻ của người dùng, sau đó, khi bạn đăng nhập vào ngân hàng trực tuyến (internet banking), loại trojan (phần mềm đánh cắp thông tin) này điều khiển cả trạng thái cân bằng về số liệu tài khoản ở trên site – điều đó có nghĩa là bạn sẽ không nhìn thấy số dư tài khoản của mình bị thay đổi, trừ khi được ngân hàng thông báo.
Video đang HOT
SpyEye hoạt động trên các máy tính sử dụng nền tảng Windows, Dailymail cho biết, các vụ tấn công bằng SpyEye đã được báo cáo tại Mỹ, Anh và có nguy cơ phổ biến trên toàn cầu.
Trusteer – công ty bảo mật phát hiện các cuộc tấn công nói, ngay cả sau khi nạn nhân dùng tài khoản của mình để giao dịch trực tuyến, SpyEye ẩn trong các giao dịch gian lận thay đổi tổng số dư có trên màn hình và khách hàng không hề biết rằng đã có giao dịch nào ngoài giao dịch mà mình đã thực hiện trên tài khoản của mình.
SpyEye là biến thể của phần mềm độc hại mang tên mã là Zeus – chuyên đánh cắp dữ liệu trong các trình duyệt, hãng bảo mật Sophos khẳng định.
Bạn nên đảm bảo rằng tuỳ chọn chống Phishing được bật trong trình duyệt của mình, bất kể đó là Firefox, Chrome hay Internet Explorer. Phishing là một kĩ thuật giả lập website giao diện như website thật để lừa người dùng gõ thông tin vào đó và lấy cắp, Phishing trên trình duyệt mang hàm nghĩa rộng hơn là một tuỳ chọn về bảo mật ở mức cao để bảo đảm an toàn thông tin của bạn trên mạng toàn cầu.
Theo VTC
Microsoft cập nhật bản vá tạm chống Duqu cho Windows
Microsoft đã phát hành một bản vá cập nhật phần mềm tạm thời để bảo vệ người dùng chống lại mối đe dọa từ trojan Duqu , một loại virus gián điệp liên quan chặt chẽ đến sâu Stuxnet , tấn công mạng làm gián đoạn chương trình hạt nhân của Iran.
Duqu lần đầu tiên được phát hiện hồi tháng trước bởi Phòng thí nghiệm mật mã và hệ thống an ninh tại Đại học Budapest. Theo các nhà phân tích an ninh thì phần mềm gián điệp này lây lan qua một tài liệu Word không có thật và được thiết kế để ăn cắp các thông tin nhạy cảm từ ngành công nghiệp.
Theo Microsoft thì Duqu khai thác một lỗ hổng trong công cụ phân tích cú pháp font TrueType để giành quyền kiểm soát máy tính bị nhiễm bệnh.
Những bản và tạm thời sẽ giúp bịt lỗ hổng này, sau đó sẽ được thay thế bằng bản vá cập nhật lớn hàng tháng của hãng, tuy nhiên cụ thể về thời gian phát hành của bản vá này hiện chưa được Microsoft tiết lộ.
Theo Microsoft cho biết: "Bất cứ người nào ở phía sau Duqu đều có thể cài đặt chương trình, xem, thay đổi/xóa dữ liệu nhạy cảm hoặc thậm chí là tạo một tài khoản với quyền người dùng đầy đủ". Hãng cũng nói thêm: "Chúng tôi khuyến cáo, người dùng cần phải đảm bảo phần mềm chống virus của mình được cập nhật mới hàng ngày".
Theo các công ty chống virus thì chỉ có một số ít các mục tiêu bị Duqu tấn công được phát hiện, họ nghi ngờ virus này được sử dụng như là một phần của một hoạt động gián điệp nhắm đến các mục tiêu quan trọng, có khả năng như là một khúc dạo đầu để chúng tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ theo phong cách của Stuxnet trước đó.
Đại diện Symantec cho biết: "Mục đích của Duqu là thu thập dữ liệu quan trọng và tài sản từ các thực thể, chẳng hạn như các nhà sản xuất hệ thống điều khiển công nghiệp, để dễ dàng tiến hành một cuộc tấn công chống lại các công ty thứ ba khác trong tương lai".
Những điểm giống nhau giữa trojan Duqu và sâu Stuxnet là được tạo ra bởi các tổ chức nhà nước bảo trợ. Cơ quan tình báo Israel và Mỹ bị tình nghi là đứng đằng sau các cuộc tấn công vào các chương trình hạt nhân của Iran.
Theo ICTnew
Trojan tống tiền giả mạo Microsoft PandaLabs vừa phát hiện phần mềm độc hại Ransom.AN chuyên đe dọa và yêu cầu các nạn nhân chuyển cho chúng 100 euro để kích hoạt lại phần mềm Microsoft. Ransom.AN thường được phát tán qua thư rác hoặc chương trình download P2P. Chương trình này lừa người sử dụng bằng cách cảnh báo hệ điều hành Windows đang dùng là bản bất...