Xuất hiện hình ảnh mới nhất của tên lửa KCT 15 Việt Nam
Sau triển lãm giới thiệu một số vũ khí do Việt Nam cải tiến và chế tạo thuộc khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, đến nay mới có thêm hình ảnh về tên lửa KCT 15.
Xuất hiện hình ảnh mới nhất của tên lửa KCT 15 Việt Nam
Trong cuộc triển lãm trên, bên cạnh radar cảnh giới tầm trung băng sóng mét VRS-M2D do Tập đoàn Viettel chế tạo; pháo tự hành PTH 105-M1 cỡ 105 mm; pháo phản lực phóng loạt BM-21M-1… thì thu hút được nhiều sự chú ý nhất chính là tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất.
Tên lửa chống hạm KCT 15. Ảnh: VOV
Khi tên lửa KCT 15 (được cho là sản xuất dựa trên nguyên mẫu 3M-24 Uran-E do Nga chuyển giao công nghệ) chính thức ra mắt đã khiến cho quân dân cả nước cảm thấy vô cùng vui mừng cũng như tự hào về khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ quốc phòng tiên tiến của Việt Nam.
Tiếp đó đến tháng 6/2016, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết họ đã chuyển giao 3 mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu từ phía Việt Nam (bao gồm phóng từ mặt đất, phóng từ tàu chiến và phóng từ máy bay), loại tên lửa này sẽ được sản xuất trong nước với số lượng rất lớn, có thể lên tới 3.000 quả.
Theo một số chuyên gia quân sự, KCT 15 nhiều khả năng sẽ được bổ sung những công nghệ mới nhất áp dụng trên mẫu Uran-UE như tối ưu hóa quỹ đạo bay nhằm nâng tầm bắn lên gấp đôi và kết hợp cơ chế dẫn đường vệ tinh để gia tăng độ chính xác. Ngoài ra Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu KCT 15 tới bất kỳ quốc gia nào khác, tương tự như trường hợp BrahMos của Ấn Độ.
Video đang HOT
Hình ảnh mới nhất của tên lửa KCT 15, vẫn chưa thấy xuất hiện tầng khởi tốc
Mặc dù tiến độ thực hiện dự án vẫn chưa được công khai nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng với tinh thần trách nhiệm, đức tính cần cù và sáng tạo của những kỹ sư quân sự Việt Nam, tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến KCT 15 sẽ sớm hoàn thành giai đoạn thử nghiệm để đi vào sản xuất hàng loạt, giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
Theo Soha News
Sức mạnh toàn diện của kho tên lửa Việt Nam
Với đầy đủ các chủng loại từ phòng không, đối hạm, chống ngầm... kho tên lửa Việt Nam có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cương giới Tổ quốc.
Tên lửa phòng không: Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã làm cho tên lửa S-75 (Sam-2 tên gọi tại Việt Nam) trở nên nổi tiếng thế giới khi sử dụng nó bắn rơi pháo đài bay B-52 năm 1972. Ngoài S-75, quân đội Việt Nam còn sở hữu S-125 nhưng năm 1972 chưa kịp tham chiến.
Cho đến nay, ngoài S-75, phòng không Việt Nam đang có trong biên chế tên lửa nâng cấp S-125-2TM và những tên lửa phòng không hiện đại hơn. Đó là tên lửa phòng không S-300PMU1 do Nga sản xuất. Đây là loại tên lửa phòng không hiện đại có tầm bắn xa và khả năng bắt nhiều mục tiêu cùng lúc. Tuy nhiên, số lượng tên lửa S-300 vẫn còn ít và tên lửa phòng không Sam vẫn được coi lực lượng chủ lực.
Các tên lửa chống hạm: Tên lửa diệt hạm là loại phong phú nhất trong kho tên lửa của quân đội Việt Nam. Trong đó bao gồm các tên lửa phóng từ tàu, từ trên bờ và từ máy bay. Về tên lửa diệt hạm đặt trên bờ, hiện tại Việt Nam có 3 hệ thống là tên lửa P-15 Termit, tên lửa P-35, tên lửa Bastion-P.
Hệ thống P-15 mà Việt Nam sở hữu có tầm bắn 80 km mang đầu đạn nặng khoảng 500 kg và bay với vận tốc cận âm. Theo tính toán nó có khả năng bắn chìm chiến hạm vài ngàn tấn. Hệ thống tên lửa P-35 có tầm bắn từ 460 km đến 750 km tùy các biến thể khác nhau. Toàn bộ tên lửa nặng 5000 kg, riêng đầu đạn nặng khoảng 1000 kg. P-35 có vận tốc cao hơn P-15 với Mach 1,4.
Hiện đại nhất trong các tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam là hệ thống K-300 Bastion-P. Mỗi tổ hợp gồm 4 xe phóng (mỗi xe mang 2 ống phóng chứa đạn tên lửa), 1 hoặc 2 xe điều khiển cùng 4 xe chở đạn.
Bastion-P sử dụng đạn là tên lửa Yakhont có tầm bắn 300 km với khả năng tiêu diệt chiến hạm đối phương chỉ trong 1 lần khai hỏa. Yakhont có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, (tối đa là Mach 2,6), tạo nên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương.
Cùng với các tên lửa diệt hạm đặt trên bờ còn có nhiều loại tên lửa diệt hạm trang bị trên tàu mặt nước và tàu ngầm. Trên các tàu mặt nước của Việt Nam hiện tại có một số loại tên lửa như biến thể P-15, Kh-35 Uran-E. Biến thể P-15 phóng từ tàu được trang bị cho các tàu Tarantul. Mỗi tàu có 4 tên lửa loại này đặt ở hai bên sườn tàu. Cũng giống biến thể phóng từ đất liền, biến thể phóng từ tàu cũng có tầm bắn 80 km.
Tên lửa Kh-35 Uran E. Loại này được trang bị trên các tàu tên lửa tốc độ cao Molniya mà Việt Nam đang đóng với số lượng lớn. Tên lửa Uran E có trọng lượng 630 kg, riêng đầu đạn nặng 145 kg. Nó có vận tốc cận âm (Mach 0,8) với tầm bắn tối đa 130 km.
Ưu điểm của tên lửa loại này là có nhiều phiên bản cho máy bay chiến đấu và trực thăng. Như vậy, có nhiều phương tiện có thể mang được loại tên lửa này trong tình huống tác chiến để thực hiện nguyên tắc tập trung hỏa lực.
Tên lửa đối đất: Hiện tại, theo các thông tin đã công bố, ngoài tên lửa Club-S trang bị cho tàu ngầm có khả năng tấn công cả chiến hạm lẫn mặt đất, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Việt Nam sở hữu một loại tên lửa đất đối đất là tên lửa Scud. Đầu đạn của tên lửa nặng 985 kg thuốc nổ thường hoặc có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Các tên lửa lưỡng dụng: Trong trang bị của quân đội Việt Nam cũng có một số loại tên lửa có thể vừa đối đất vừa đối hạm. Đó là tên lửa Kh-29 và tên lửa Club-S. Ngoài những tên lửa kể trên, Việt Nam còn sở hữu loạt tên lửa không-đối-không khác cùng dàn tên lửa bờ thế hệ mới do Israel sản xuất. Trong ảnh: Tên lửa Scud. (tổng hợp).
Theo Đất Việt
Chuyên gia Trung Quốc bình luận việc Nga giúp Việt Nam sản xuất 3.000 tên lửa Khả năng Việt Nam có được công nghệ của tên lửa KCT-15 và bắt đầu tự sản xuất loại tên lửa này khiến bất cứ đối phương nào phải e ngại. Chuyên gia TQ bình luận việc Nga giúp VN sản xuất 3.000 tên lửa Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, gần đây Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận,...