Xuất hiện ‘hành tinh rắn’ mọc đuôi dài bằng 44 Trái Đất
Ngoại hành tinh WASP-69 b đang quấn quanh ngôi sao mẹ của nó bằng một chiếc đuôi ma quái dài hơn 44 Trái Đất xếp cạnh nhau.
Theo Live Science, WASP-69 b là một hành tinh bí ẩn nằm cách Trái Đất 160 năm ánh sáng và có kích thước khổng lồ, gần bằng Sao Mộc của chúng ta.
Nó đã được phát hiện tròn một thập kỷ. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận ra một hiện tượng kỳ lạ: Hành tinh này bị mất đi một phần khối lượng gấp 7 lần khối lượng Trái Đất kể từ năm 2014 đến nay.
Khảo sát vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy and Astrophysics tiết lộ điều đó đã biến nó thành một con rắn khổng lồ giữa vũ trụ.
Hành tinh WASP-69 b có một chiếc đuôi dài gấp nhiều lần đường kính khổng lồ của chính nó
Video đang HOT
Các nhà khoa học trước đây đã suy đoán rằng WASP-69 b có thể có một cái đuôi giống sao chổi được tạo thành từ một số khí mà nó rò rỉ vào không gian, điều khiến nó mất đi khối lượng. Nhưng chưa ai xác minh được giả thuyết này.
Giờ đây, sử dụng phương pháp phân tích mới dựa trên dữ liệu của Đài quan sát WM Keck (đặt tại Hawaii – Mỹ), các nhà khoa học đã tìm thấy chiếc đuôi. Và nó hoàn toàn khác xa tưởng tượng.
Nó là một thứ ngoạn mục hơn rất nhiều: Một luồng heli vĩ đại với độ dài lớn hơn 44 Trái Đất xếp cạnh nhau.
Với chu kỳ chỉ 3,9 ngày quanh ngôi sao WASP-69, có thể hình dung WASP-69 b như một con rắn vĩ đại đang quấn quanh sao mẹ trong một chu kỳ tàn khốc.
Đuôi của WASP-69 b hình thành khi gió sao khốc liệt từ sao mẹ thổi khí rò rỉ ra khỏi ngoại hành tinh, tạo ra một vệt theo sau.
Gió sao, tương tự như gió Mặt Trời, là một luồng các hạt tích điện liên tục được ngôi sao phun ra. Vì WASP-69 b nằm quá gần sao mẹ nên bị ảnh hưởng nặng nề.
Phát hiện này có thể giúp chúng ta tìm hiểu thêm về cách các hành tinh khí khổng lồ hình thành và tiến hóa theo thời gian.
Đồng thời nó cũng mang đến cho các nhà khoa học cơ hội hiếm có để đo gió sao của các ngôi sao xa xôi bằng cách sử dụng đuôi như một “ống gió” khổng lồ, đại diện của NASA – một trong các cơ quan tham gia khảo sát – cho biết.
Sao Hỏa từng có nước dạng lỏng cách đây 742 triệu năm
Các nhà khoa học đã tìm ra chứng cứ cho thấy nước dạng lỏng từng hiện diện trên bề mặt sao Hỏa cách đây hàng trăm triệu năm.
Sao Hỏa được phát hiện từng có nước. ẢNH: SCIENCE PHOTO LIBRARY
Khoảng 11 triệu năm trước, một tiểu hành tinh đâm vào sao Hỏa, làm văng những mảng của hành tinh vào không gian.
Một trong số này sau cuộc chu du dài hơi đã lao xuống trái đất và được biết đến với tên gọi Thiên thạch Lafayette. Đây là một trong những thiên thạch hiếm có thể truy xuất nguồn gốc trực tiếp từ sao Hỏa.
Giới khoa học biết rằng sao Hỏa từng có nước, nhưng họ gặp khó khăn trong việc xâu chuỗi lại các thông tin về nguồn gốc phát sinh, thời điểm nước bắt đầu xuất hiện trên hành tinh đỏ và chuyện gì đã xảy ra dẫn đến sao Hỏa khô hạn như ngày nay.
Giờ đây, một manh mối quan trọng đã được tìm thấy và có thể thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm sự thật về nước trên sao Hỏa.
Unilad hôm 28.11 đưa tin một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế, trong đó có Đại học Purdue (Mỹ), đã phân tích các khoáng chất trên Thiên thạch Lafayette và phát hiện nước xuất hiện trên sao Hỏa khoảng 742 triệu năm trước.
Tác giả báo cáo Marissa Tremblay, trợ lý giáo sư Đại học Purdue, giải thích rằng một số thiên thạch từ sao Hỏa chứa những khoáng chất hình thành trong quá trình tương tác với nước dạng lỏng trong khi còn ở sao Hỏa.
"Việc xác định được niên đại của các khoáng chất đó có thể cho chúng ta biết thời điểm có nước dạng lỏng trên hoặc cận bề mặt sao Hỏa", theo bà Tremblay.
Đội ngũ của bà không cho rằng nước dạng lỏng có mặt dồi dào trên bề mặt hành tinh khi ấy. Thay vào đó, nước có thể bắt nguồn từ tình trạng tan chảy của băng tần vĩnh cửu gần địa điểm Thiên thạch Lafayette khai sinh.
4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị' Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ. Quỹ đạo của 2002 NV16. ẢNH: NASA/JPL Được đặt tên 2002 NV16, tiểu hành tinh trên vào 22 giờ 47 hôm 25.10 (giờ Việt...